Ai có kinh nghiệm về máy LC-MS/MS?

Thông thường hiện nay :

  • Đầu dò 1 lần khối phổ MS quadrupole , thông tin ít chỉ cho thông số phổ khối nhưng giá thành cũng cao nên ít người mua.
  • Đầu dò MS/MS Triple Quad có độ nhạy cao được ứng dụng nhiều trong phân tích dư lượng (kháng sinh)… rất phổ biến trong các phòng TN định lượng các chất đã biết.
  • Quadrupole TOF : có độ phân giải cao, dùng phân tích định danh chất chưa biết.
  • Các loại IOntrap chủ yếu định tính, FTMS, Magnetic sector MS,… thường chưa phổ biến nhiều và ít có nhu cầu. Vì thế nói đến LC MS/MS hiện nay ở VN chủ yếu là loại triple quadrupole.

hiện tại trên thế giới chỉ có 2 hãng có đủ khả năng sản xuất được đầu dò MS là hãng ABI và BRUKER thôi. tất cả các hãng khác đều mua đầu dò của hai hãng này về để gắn vào. trong các loại LC MSMS thì của hãng Agilent ghép với ABI là dế sử dụng nhất. các LC của water hay Dionex lúc đùa sử dụng rất khó do hệ thống có nhiều sensor, chỉ cần 1 cái báo lỗi toàn bộ hệ thống sẽ bịngưng lại ngay. hiện tại mình đang chạy hệ của Agilent ghép với khối phổ API 4000 của ABI. nói chung hệ thống hoạt động đơn giản hơn so với hệ của Dionex mà mình được trainning. hiện tại API 5500 là mới nhất.

Không hiểu bạn Tranchan nay làm ở đâu mà phát biều là chỉ có ABI va Bruker sản xuất được đầu dò MS. Bạn biết ABI là công ty gì không? ABI trong việc phân phối MS chỉ là công ty Marketting và Sell. Còn máy thì so Sciex sản xuất. Sciex chỉ sản xuất mảng Triple Quad và TOF. Về Bruker thì MS chỉ chiếm thị phần nhỏ, các sản phẩm chủ yếu có TOF và Ion trap. Vừa rồi có mua lại một phần triple quad GCMSMS của Varian. Nói chung là chưa ăn thua. Về TOF thì không cạnh tranh được với Waters và Sciex. Về FTMS thì nhu cầu ít, VN chắc chỉ mua một cái trong hiện tại và tương lai xa( Tại Viện hóa học của Varian). Về Ion Trap thì không cạnh tranh được với Thermo và Agilent. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra nhận định. Nghe buồn cười lắm.

bạn dựa trên dẫn chứng nào mà xác định ABI chỉ maketting and sell vậy, tại sao bạn lại biết Bruker chiếm thị phần nhỏ, việc Bruker mua 1 phần triple quad GCMSMS ucar varian, … mình thấy sơ qua 1 vài link tham khảo nè http://www.varianinc.com/cgi-bin/nav?products/divestiture&cid=LMLMLKHIFN http://www.masshightech.com/stories/2010/03/08/daily32-Bruker-acquires-products-from-Agilents-Varian-.html http://www.genomeweb.com/bruker-agilent-reach-deal-varian-product-lines-purchase

bạn có bằng chứng gì về những việc bạn nói trên là chính xác đưa ra cho anh em tham khảo với ?. nếu không có thì bạn nói không đúng rồi.

thân

với vấn đề bạn nêu ra bạn có thể cho mình địa chỉ mail mình sẽ giúp bạn hoặc bạn có thể vao trang web : www.metrohm.com trong đó bạn có thể tìm hiểu các ứng dụng bạn muốn tìm trong thiết bị mà bạn chọn.trong phần Application. hoặc bạn có thể mail cho mình biết địa chỉ mail của bạn mình sẽ gửi tài liệu cho bạn.

hi các bạn,

Nói chung mình thấy việc mua thiết bị phân tích ở VN còn phụ thuộc vào nhiều thứ lắm, không phải thiết bị tốt hay giá rẻ là bán được đâu,;).

LC, UHPLC va LCMSMS là thiết bị phân tích kỹ thuật cao, độ nhạy cao, ngoài những ưu điểm đương nhiên sẽ có nhược điểm, chỉ có kỹ thuật của hãng hay người sử dụng dùng nhiều và trên nhiều hãng khác nhau mới thấy và so sánh được thôi.

Mà mình thấy quan trọng là yếu tố con người, thiết bị chỉ là dụng cụ phân tích thôi, nếu có máy tốt độ nhạy cao mà không khai thác hết và không tận dụng được, sử dụng không đúng cách thì xem như không.

Mua máy con LCMSMS độ nhạy cao, đắt tiền thật đấy, phòng thí nghiệm nào có nó thì cũng hoàng tráng thật, nhưng phòng ốc thì không hiện đại, không sạch và thiết bị xử lý mẫu không đầy đủ, hay kinh nghiệm làm mẫu chưa nhiều thì cũng như không.Ah, mình cũng được tham quan nhiều lab hoa ở VN nhu Case, TUV, TT3, Vien kiem nghiem thuoc, Vien VSYTCC, máy công ty dược, các trường đạii học: Tự nhiên, BK, Nông Lâm, Can Tho, Viên CN Hoa Hoc Tp.HCM, Đai học Y duoc, … thì mình kết TUV nhất : phòng ốc và mọi thứ đạt chuẩn, chắc tại TUV là cty nước ngoài và cấp giấy chứngh nhận,:smiley:

Mình lướt qua nhiều trang và forum về LCMSMS mình thấy trang này tóm tắt và phân loại đầy đủ, gửi các bạn tham khảo nhé: http://www.lc-ms-ms.com/.

Theo mình, nói chung để chạy máy đa số thì không khó, chịu khó đọc tài liệu và tra tử điển là có thể control được, nếu gặp lỗi mà có email trực tiếp của hãng thì mail hỏi ( nếu distributor ở VN cho ) và có được service manual thì có thể khắc phục được nếu lỗi nhẹ ( thường thay vật tư tiêu hao hay mấy lỗi linh tinh do sử dụng không đúng cách), nếu lỗi nặng thường thì hỏng board hay hỏng bộ phận nào đó thì phải mua thay thôi. Nói chung nếu được phép thì mạnh dạng mà làm, nhưng máy con máy đắt tiền thế chắc sếp không cho làm đâu,:D.

Nói tóm lại, mình thấy quan trọng nhất vẫn là ở con người. Vạn sự tại nhân!!!

Thân chào.

TYNL

Việc Bruker mua lại phần GCMSMS của Varian thì đã diễn ra được mấy tháng rồi. Cũng chẳng gì to tát cả. Nó là phần hậu của phi vụ Agilent mua Varian. Theo luật của chống độc quyền của Mỹ và Chầu Âu thì buộc Agilent phải bán đi phần các thiết bị tương tự hoặc khai tử phần đó. Vì Agilent có GC và GCMSMS nên họ buộc phải bán GC và GCMSMS cho công ty khác( và Bruker đã mua lại).

Về ABI thì bạn vào trang web của Sciex(http://www.absciex.com/) mà đọc. .:24h_084:

mình vẫn còn thấy nhiều cái bạn nêu trên chưa biết bạn lấy từ nguồn nào cả, mình vẫn còn nghe buồn cười lắm.

bạn cho mình biết chỗ nào nói về vấn đề trên đi, để cùng tham khảo.

Tôi gửi bạn về thông tin thị phần của phân khúc MS TOF là phân khúc mạnh trong các sản phẩm MS của Bruker trong file đính kèm. Tài liệu này từ Công ty SDI của Mỹ (http://www.strategic-directions.com/apps/). Một quyển tài liệu này dày khoảng 600 trang giá bán >6000 USD(http://www.strategic-directions.com/apps/pressrelease/index.cfm?action=detail&sdi=409383972) Nếu bạn không mở được file thì cho địa chỉ email, tôi có thể gửi cho bạn.

Còn vấn đề gì bạn chưa rõ không? Mọi điều tôi đưa ra đều có cơ sở và thực tế.

trời, topic về kinh nghiệm chạy máy chứ không phải chuyện mấy công ty mua bán máy, anyway, mình vô lại vấn đề chính đi, bác nào sale hay muốn bàn thêm chuyện nhà sản xuất thì tạm gác hen, em không quan trọng chuyện viện này trường nọ có bao nhiêu máy, có hệ gì nhiều lắm, em chỉ quan trọng ai có thể khai thác và sống chết dù với chỉ 1 cái máy, hiện đại hay đồ cổ cũng đáng quí và xin có ý kiến đóng góp. that’s all

hoàn toàn không thực tế chút nào, bạn nên để tài liệu show rõ cho mọi người xem.

bạn chịu khó đọc cho kỹ. nó là Quadrupole MS, tại sao bạn lại nói mới chỉ có TOF và ION Trap…

Mình trích nguyên văn từ Bruker nhé.

" All Bruker MS systems can be coupled to all popular HPLC systems such as Agilent, Dionex, Hitachi etc.

http://www.bdal.com/products/esi-q-tof/microtof-q-ii.html

Bruker is the leading Ion Trap manucturer in the world. Before the Agilent-Varian deal, Bruker supplied the Ion Traps to Agilent. Now this is history and we are marketing tje Ion traps ourselves. Check out: http://www.encyclopedia.com/doc/1G1-130043300.html http://www.highbeam.com/doc/1G1-133011398.html http://ir.bruker.com/phoenix.zhtml?c=121496&p=irol-newsArticle&ID=683881&highlight= " ngoài ra Bruker đã sản xuất MS từ rất lâu và cung cấp cho Agilent chứ đâu phải mới đây như bạn nghĩ.

những thông tin bạn đưa trên mình chẳng thấy cái gì minh chứng cho những gì bạn nói cả.

Bạn xem file đính kèm nhé. Thế theo bạn máy cái đường Link quảng cáo của Bruker thì là minh chứng à? Tốt nhất là không tranh cãi kiểu con nít này. Không nên tranh cãi những điều tại diễn đàn, làm phiền đến người khác.Không đúng với tinh thần của diễn đàn.Nếu bạn muốn tâm phục khẩu phục thì bạn cho số dt minh trao đổi.

ồ năm 2008 hả, cũ quá, đây là tài liệu nội bộ hả, chắc ai biên soạn ra chẳng được ai công nhận, thông tin này không xác thực và tài liệu này đâu có nói được bạn nêu trên là Bruker chỉ sản xuất TOF. mình đâu lấy tài liệu chỉ trên Bruker, (bạn thì chỉ có mỗi cái tài liệu mà ai cũng biên soạn được,…) mình có thêm mấy link các trang khác nữa mà, bạn tập search trên google với từ khóa “Bruker supplied the Ion Traps to Agilent”.

tài liệu này chỉ đưa ra được bản nghiên cứu thị phần LC-MS TOF từ năm 2008, bạn có biết hồi đó water, Agilent, varian mua công nghệ TOF của ai không ?.

mình xin lỗi, mình thấy có sự cười nhạo người khác khi mà chính bạn cũng đưa thông tin không có dẫn chứng chưa chắc chắn, dẫn chứng của bạn chỉ nói lên được 1 điều là thị phần của các hãng thôi ngoài ra dẫn chứng của bạn cũng chưa biết có tin cậy hay không nữa ?. do vậy mình mới hỏi thêm xem bạn tham khảo ở đâu mà khẳng định là bạn đúng ? không ngờ bạn lại chỉ dựa trên 1 khảo sát thị phần từ năm 2008 đem nói ở năm 2010. rồi nói thêm đủ thứ để cười người khác nên bạn mới bị thắc mắc đấy chứ.

Đề nghị Mod khóa hộ topic này lại hộ em với ạ.

Diễn đàn này không phải là nơi các nhà bán máy đăng đàn chê bai nhau và cãi lộn.

Qua việc tranh luận của mọi người cũng có nhiều thông tin hay đấy chứ. Các hãng máy đều nói sự vượt trội, tính năng ưu việt của thiết bị. Vậy bỏ phiếu việc triển khai hỗ trợ của các hãng thì thế nào ?? Thấy rằng Thermo có service về LC MS/MS ổn. Agilent chưa thực sự. Waters chưa ổn. Tuy nhiên phụ thuộc bản thân người sử dụng thôi - tiếp nhận thiết bị, yêu cầu hãng cung cấp đào tạo ra sao. Thấy phần đầu của chuyên mục này là hỏi về kinh nghiệm MS/MS đối với LC. Đề nghị các bạn kỹ thuật các hãng lên tiếng chứ không phải từ sales.

Toàn là mấy tên tào lao.Tranh đấu chi cho mệt sức, trước sau gì bọn nước ngoài cũng hưởng, mình có hưởng gì đâu ??Mỗi hiệu có thị phần riêng và tùy thuộc vào con người sử dụng, nếu nói hiệu này là tốt nhất thế giới và k có đối thủ cạnh tranh thì mấy hiệu khác còn tồn tại để làm gì ?Các đồng chí là dân sale mà k fairplay gì cả, các đồng chí đả kích lẫn nhau để làm gì ?Các đồng chí nên đi học lại khóa huấn luyện về kỹ năng sale đi.Đây là diễn đàn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chứ k phải là nơi các đồng chí đả kích lẫn nhau.Các đồng chí muốn xử nhau thì ra hội đồng xét duyệt thầu để mà đả kích.

haaaa

STEC hoi LC/MS/MS hả

Hi All,

Xin gửi các bạn một số thông tin sau:

  1. Agilent và Bruker đã từng hợp tác với nhau để đưa ra sản phẩm ion-trap là Agilent 6300 Series trong nhiểu năm. Họ chấm dứt hợp tác vào 21/07/2009 (tham khảo file đính kèm). Tài liệu này cũng chỉ ra rằng Bruker mua LC, HPLC-Chip, nguồn ion hoá (ESI, APCI, MultiMode Source,…) của Agilent. Thực tế các bạn có thể tham quan hệ Bruker MicoTOF QII ở PTN Phân tích Trung tâm - ĐHKHTN 227 Nguyễn Văn Cừ, Q5, TP. HCM để thấy rõ việc này.

Vì lý do này, Agilent đã ngừng cung cấp hệ Agilent 6300 Ion Trap từ năm 2009. Và đến năm 2010, sau khi hoàn thành việc mua lại Varian, thì Agilent bắt đầu bán sản phẩm GCMS Ion Trap và LCMS Ion Trap (Tham khảo tại http://www.chem.agilent.com/en-US/products/instruments/ms/Pages/default.aspx)

Lưu ý: Agilent và Bruker chỉ hợp tác với nhau để phát triển Ion-Trap chứ không phải tất cả cả các kỹ thuật MS như Single Quad, Triple Quad, TOF, QTOF.

  1. Còn về kinh nghiệm sử dụng LCMSMS thì các bạn có thể liên hệ với Phạm Văn Tiệp (phamtiep@gmail.com), Tiệp là kỹ sư của Agilent đã được đào tạo chính hãng về kỹ thuật LCMS, LCMSMS, TOF, QTOF, GCMS, GCMSMS, ICP-MS.

Nếu bạn nào cần thêm thông tin về ứng dụng liên quan đến hệ thống LCMSMS thì liên hệ với mình nhé.

Thanks, Thế Anh nhtheanh@gmail.com

wow…wow…bạn chemhcm và TSS có vẻ rất rành về thị trường cũng như máy móc LC, GC, MSMS ở Việt Nam quá ta…

Cho mình xin số dd bữa nào cafe làm quen và để mình học hỏi thêm nghen…

Mình nói 1 câu công bằng thía này…nói chung tất cả các hãng sx, hãng nào cũng “xịn” cả… vấn đề quan trong đối với khách hàng đặc biệt là tại Việt Nam là support và services after sales của hãng nào tốt nhất thôi…để thiết bị chạy liền tù tì năm này qua năm kia…mang lại lợi ích cho người sử dụng và cho đất nước thui…

vậy nhé… offline hay sms cho mình để cafe nghen…

Khương

YM: hac_mao_su_vuong Cell phone: 0907766115

Nice day all!