Bài tập hóa 9 thi vào trường chuyên !

2/cho 1,37(g) hh gồm bột Fe và Al vào cốc đựng 100ml dd hh gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,45M(vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thêm tiếp vào cốc 140ml dd NaOH 1M. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc lấy kết tủa nung trong kk tới khói lượng ko đổi thì thu được m(g) chất rắn a)Tính % khối lượng mỗi KL trong hỗn hợp ban đầu b)Tính m Em đã thử giải theo pp bảo toàn eclectron nhưng không ra: Fe-2e–>Fe2+ x 2x Al-3e–>Al3+ y 3y H(HCL)+1e–>H(H2) 0.02 0,02 H(H2SO4)+1e–>H(H2) 0,045 0,045 56x + 27y = 1,37 2x +3y = 0,045 +0,02=0.065 NHưng số không đẹp lắm mong các anh coi lại Mọi người giúp chút nghe cám ơn nhiều!

ưk e làm bị sai 1 chỗ nên đáp số không đẹp là đúng rồi phương trình trao đổi electron của H+ là: 2H+ + 2e -> H2 và tổng số mol H+ trong dd là 0.11mol nên số mol e trao đổi phải là 0.11 mol mới đúng tóm lại hpt là: 2x+3y=0.11 56x+27y=1.37

PS: theo cách mới thì hok ai viết phương trình trao đổi electron như vậy nữa đâu e ạ phải viết là Fe -> Fe2+ +2e

Thân!

vậy ai chỉ dùm cách viết phương trình trao đổi electron với ?

Thực ra thì viết kiểu gì cũng được bởi vì cái này chưa bắt buộc.

Cách viết quá trình cho nhận electron tuỳ thuộc vào phương pháp. Nếu theo phương pháp thăng bằng electron thì việc xác định số oxi hoá cũng tuỳ ý (vì chỉ có tính quy ước). Hiện nay ở bậc THPT cũng chủ yếu cân bằng theo phương pháp này. Với trình độ đại học, gần như bắt buộc cân bằng theo phương pháp ion-electron. Phương pháp này không cần xác định số oxi hoá nhưng có một số yêu cầu:

  • Phân tử, ion phải để nguyên đúng dạng tồn tại: Ví dụ, khí Hiđro thì phải ở dạng H2 (không viết H), Ion nitrat phải là NO3- (không viết N+5)
  • Có thể thêm H2O, H+ hoặc OH- (tuỳ môi trường) để đảm bảo số H, O có sẵn trong ion, phân tử… Về phương pháp viết cụ thể các bạn có thể xem ở đây: [HIDE]File sharing and storage made simple