Bài tập về độ kiềm của nước

Độ kiềm của 1 mẫu nước được quyết:24h_076::24h_076: định bởi 3 ion = OH- , CO32-, HCO3-. Mẫu nước có độ kiềm do 1 hoăc 2 ion hoặc cả 3 loại ion trên tạo ra. Khi đem chuẩn độ 100ml mẫu nước đến pH =8.3 thì cần 18.67 ml HCl 0.02812M và pH = 4.5 thì ta cần 48.12 ml dung dịch HCl 0.02812 M. Vậy tính kiềm của nước do ion nào gây ra ? Xác định nồng độ ppm của chúng ? Moi người giúp mình với nhé ! Mình cảm ơn trước ! Hihi.

Chào bạn, Độ kiềm của nước do 3 ion trên quyết định. Chuẩn dộ với chỉ thị pT pH 8.3: chuẩn độ ion OH- và carbonate. Chuẩn độ với chỉ thị 4.5: chuẩn độ ion OH-, carbonate và ion hydrocarbonate. Số milimol HCO3 trong 100 mL nước = 0.02812(48.12-218.67)/1000 = 0.3031336 milimol. Như vậy có HCO3 trong mẫu nước ban đầu –> mẫu này không có ion hydroxide. Số milimol ion carbonate: 18.670.02812/1000 = 0.5250004 milimol. NỒng độ ion hydrocarbonate: 0.003031 M, ion carbonate: 0.005250 M. Có nồng độ mol rồi, bạn có thể đổi sang nồng độ ppm. Thân ái

Thích nhất câu này (chính xác là có thể bỏ qua OH- bên cạnh CO32-, HCO3-), khi làm bài tập thì nhớ ngay, nhưng sao làm thực nghiệm quên! :slight_smile: Đổi đơn vị ra ppm bạn cứ theo công thức này nè: 1mg/l = 1ppm (Bạn có thể lí luận 1 chút là ra - công thức chỉ đúng với dung dịch loãng).