Các cách gọi tên trong IUPAC

1.Tên thay thế (substitutive name): được tạo thành từ thao tác thay thế, tức là một hay nhiều nguyên tử H ở bộ phận chính gọI là hidrua nền bằng một hay nhiều nguyên tử, nhóm nguyên tử khác, khi đó ta lấy tên của hidrua nền ghép vớI tên của nhóm thế, tên nhóm thế có thể để ở tiền tố hay hậu tố theo những qui tắc nhất định. VD: CH3 – CH2 – OH : etanol Hidrua nền: etan Nhóm thế: -OH có tên ở dạng hậu tố -ol

2.Tên trao đổI: (replacement name ) Tên trao đổI được hình thành bằng pp trao đổI nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác hidro của nhóm hidrua nền bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác. Có hai loạI: +Tên trao đổI ở bộ khung: Ta gọI tên giống như hợp chất khi chưa trao đổI, nhưng phảI thêm tiền tố nói lên nguyên tử được đưa vào, các tiền tố này đều tận cùng bằng chữ “a”. Ví dụ: như piridin có thể gọI theo tên trao đổI là azabenzen. +Tên trao đổI ở nhóm chức: Sự trao đổI nguyên tử oxi ở nhóm chức bằng nguyên tử khác được thể hiện bằng tiền tố nói lên nguyên tử mớI được đưa vào. VD: CH3CH2 – CSSH gọI là: axit propan(dithioic)

3.Tên loạI chức hay tên gốc chức: (functional class name, radicofunctional name) được tạo thành bằng cách cộng tên gốc (hay nhóm) vớI tên của chức hữu cơ. VD: CH3CO – Cl : axetyl clorua CH3¬CH2OH: etyl ancol

4.Tên dung hợp: (Fusion name) là tên của các hợp chất đa vòng ngưng tụ. Trong hệ thống đa vòng đó ta có thể chọn một bộ phận làm cơ sở và một bộ phận ghép nốI, bộ phận ghép nốI này được gọI tên dướI dạng tiền tố có chữ tận cùng là “o”. VD: Naphtalen ta có thể gọI là benzo [b] benzen Các chữ cái a, b, c, … dùng để chỉ thứ tự các lien kết trong vòng.

5.Tên kết hợp: (Conjunctive name): đốI vớ các hợp chất hữu cơ mà đồng thờI có những một bộ phận mạch hở chứa nhóm chức và một bộ phận mạch vòng, ngườI ta có thể dung thao tác kết hợp VD: xiclohexanetanol

6.Tên cộng: được hình thành dựa vào thao tác cộng các hợp phần mà không bớt đi nguyên tửhay nhóm nguyên tử nào từ mỗI hợp phần đó.

7.Tên trừ: được hình thành bằng cách dung một tiền tố hay một hậu tố để nói lên sự loạI bớt một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử. a.Tên trừ được hình thành bằng cách thêm vào tiền tố trừ như đe- , anhidro- , …Anhidro- là tiền tố để nói lên sự tách bớt nước, đe- là phần đầu của một tiền tố phản ánh sự bớt đi của một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử nào đó, chẳng hạn đemetyl- ( bớt đi một nhóm metyl và thay bằng hidro), deoxi- ( bớt đi một nguyên tử oxi và thay OH bằng H) b.Tên trừ được hình thành bằng cách dung hậu tố trừ như –en, -in , -yl,…

8.Tên nhân: (Multiplicative name) tên nhân biểu thị sự tích tụ các cấu trúc nền tương tự nhau, nốI vớI nhau bằng một nhóm đa hóa trị đốI xứng. Trình tự của tên nhân như sau: Tên nhóm đốI xứng + tền tố chỉ độ bộI + tên của cấu trúc nền. VD: Chúc vui!!! :ungho ( :die ( :hocbong (

Qui tắc IUPAC cũng có tính tương đối, tức là với 1 công thức có nhiều cách gọi, chúng ta không nên cứng nhắt trong chuyện gọi tên, miễn tên gọi phải gọn và khi người đọc đọc cái tên đó dễ dàng viết được đúng công thức ứng với tên gọi đó. Ví dụ như tên gọi biphenyl thì vẫn có thể gọi là phenylbenzen nhưng rõ ràng tên biphenyl là gọn hơn, tương tự đối với những hợp chất phức tạp

Ví dụ như trong một cuốn sách có hỏi là : Gọi tên chất sau

~~~~~~~~~~~~|
CH3 - CH2 - CH - CH - CH2
~~~~~~~~~|
~~~~~~~~CH2-CH2-CH2-CH3

( không biết cách viết gạch nối như nào )
Theo bình thường em sẽ gọi là 3-isoPropylheptan 
nhưng đáp án là 3-etyl-2-metyl-heptan . 

--> theo danh pháp IUPAC thì cái nào là đúng ? Và gọi như em nếu sai thì tại sao lại sai ? Mong các tiền bối giải đáp

IUPAC qui định chọn mạch chính là mạch dài nhất, nếu có nhiều mạch dài như nhau thì chọn mạch có nhiều nhóm thê nhất, lí do là nếu có nhiều nhánh thì tên gọi các nhánh sẽ đơn giản hơn.

xin chào các bạn, các anh, các chị. em là thành viên mới và em thực ra hoạt động nhiều ở Vật lý hơn. Em có một câu muốn hỏi về vấn đề tên gọi của este mà xuất phát từ rượu b2 và b3 ấy. Thầy em khi thì gọi là sec, tert. Khi lại gọi là iso đối với cái gốc rượu ấy. Em ko biết thế nào. Mong các anh chỉ bảo tận tình.

Ở đây mình lấy VD 6C cho bạn he.

  • Gốc iso là gốc có 1 nhóm -CH3 gắn vào carbon thứ 2 của dây:

  • Gốc sec là gốc có 1 nhóm -CH3 gắn vào carbon cuối cùng của dây:

  • Gốc tert là gốc có 2 nhóm -CH3 “bao vây” carbon cuối dây:

Mình nhớ mang máng là vậy. Có j sai sót anh em góp ý với nhe.

:24h_115::welcome (

chao ban ,minh co the tra loi cau hoi cua ban nhu sau: Theo mình dap an nhu vay la sai Gthich: –Truoc khi goi ten thi fai chon mach C la mach dai nhất và có nhánh rắc rối nhất VD trong vd cua bạn ,neu __khi gọi tên thì cung tuân theo thứ tự chữ cái VD nhu vd cua bạn thì gọi Etyl trước nhóm Metyl #Co Một Cách danh số mạch C (TH đã chon đc mạch chính) Coi mỗi nhóm thế gắn vào một C là 1 ,tinh tổng đại số cua các nhóm thế gắn vào C (số chỉ thứ tự C nhân với số nhóm thế ) ,nếu tổng đại số nào nhỏ nhất thì cách đánh số đó đúng Vd CH3 3 ! CH3-CH2-CH-CH-CH3 1 2 !
CH2-CH2-CH2-CH3 4 5 6 7 như trên thi tổng dại số là 3
1=3(vì có 1 nhóm Iso… gắn vào C thứ 3) CH3 3 ! CH3-CH2-CH-CH-CH3 ! 2 1 CH2-CH2-CH2-CH3 4 5 6 7 như trên thì tổng đại số là 21+31=5(vì ở C số 2 và 3 đều có 1 nhóm thế) co 8>3 nen cách đánh thứ nhất là đúng,nên bạn làm đúng Nêu bạn thấy tôi giải thích chưa đúng thì có thể tham khảo nhiều bậc cao nhân #và gửi tin cho tôi [SHADOW][SHADOW]:welcome (:24h_057::24h_115:[/SHADOW][/SHADOW]

Về danh pháp IUPAC mình gửi đến mọi người bản hiệu chỉnh danh pháp Hữu cơ năm 2005 (và đến giờ vẫn còn đang hiệu chỉnh). File gồm có 1300 trang, và nặng 10,5MB ^^

tớ có thắc mắc này cái: cho công thức CH3-CH2-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(CH3)-CH3. chúng ta có 2 cách đọc: 2,7,8-trimetyldecan & 3,4,9-trimetyldecan. cái tên sau có tổng số chỉ số nhỏ hơn cái đầu, nhưng cái đầu bắt đầu bằng chữ số 2, còn cái sau bắt đầu bằng chữ số 3. ở vn mình chọn cách đọc nào vây?

2,7,8-trimetyldecan có tổng chỉ số là 17 3,4,9-trimetyldecan có tổng chỉ số là 16. Ta ưu tiên tên có tổng chỉ số nhỏ nhất nên chọn 3,4,9-trimetyldecan. Không có luật ưu tiên số thứ tự của chỉ số mà chỉ ưu tiên tên nhóm chức theo mẫu tự Latinh trong cùng 1 tên goi. Ví dụ nhóm ethyl ưu tiên hơn methyl vì e của ethyl đứng trước m của methyl trong bảng chữ cái . sert và tert không được tính ưu tiên, ví dụ s-pentyl và t-butyl thì t-butyl ưu tiên gọi trước s-pentyl dù s đứng trước t nhưng ở đây ta chỉ xét pentyl và butyl, b đứng trước p nên gọi butyl trước . iso và neo không áp dụng như sert, tert, nghĩa là isopentyl và neobutyl thì isopentyl gọi trước . Trừ tên gọi thông thường thì danh pháp IUPAC ở mọi nơi giống nhau, không riêng gì ở VN. Thân

Theo SGK Hóa ở Việt Nam vẫn gọi từ phía phân nhánh sớm hơn mà, nghĩa là gọi 2,7,8 chứ. Còn nếu theo IUPAC, chọn locant (tạm dịch là bộ chỉ số) nhỏ hơn theo qui tắc so sánh term by term thì vẫn chọn 2,7,8. Mà đây là ví dụ điển hình khi đọc ankan mà.

cảm ơn các bạn đã góp ý! vẫn có 2 luồng ý kiến khác nhau. hichic! ví dụ tớ đã đưa ra được trích trong danh pháp hóa hữu cơ IUPAC năm 1957. theo đấy, cách đọc 2,7,8-…được chọn. nhưng tớ nhớ ngày trước học cấp 3, tớ có đọc quyển sách của thầy Trần Quốc Sơn. theo sách của thầy thì chọn 3,4,9… mong các bạn bổ sung ý kiến tiếp, nếu được xin trích dẫn từ quy định nào của IUPAC năm bao nhiêu?!

Theo cuốn danh pháp 2005 mà tớ mới post ở trang trên thì ở trang 50 có ghi rõ là đánh số theo chiều gần nhánh nhất, nếu hai hướng đánh số đều cho cùng một số chỉ nhánh mới so đến tổng các chỉ số. Điều này cũng được thể hiện trong cuốn danh pháp Hóa hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn (xuất bản năm 2003 và tái bản 2007). Và đây cũng là cách đánh số chủ yếu trong SGK Việt Nam ^^ Vậy là được rồi nhé, thân chào mọi người ^^

Zero thử xem lại phần đánh số trong sách Danh pháp hợp chất hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn trang 40 nhé. Mình thấy, theo sách thì cách đánh số 2, 7, 8 là phù hợp. Trong SGK mới xuất bản lớp 11 cũng ghi rõ: Mạch chính là mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất. Đánh số các nguyên tử cacbon thuộc mạch chính bắt đầu từ phía phân nhánh sớm hơn.

Thì ý của mình là đánh 2, 7, 8 mà ^^ Không phải đã nói rõ ở trên, cả hai cách đều thống nhất là xét số nhánh nhỏ nhất trước rồi tổng chỉ số xét sau còn gì ^^