Các phương pháp chuẩn độ

Theo Ct chinh xac de tinh pH cua 1 he dem, thi: [H+] = Ka*(Ca-[H+]+[OH-])/(Cb+[H+]-[OH-]), khi Ca và Cb lớn thì lúc đó có thể bỏ qua [H+] và [OH-] bên cạnh Ca, Cb. trong trường hợp [H3PO4] rất nhỏ, ta phải tính dựa theo công thức trên. mong là đã trả lời đúng ý của bạn.

Mình xin nhờ mọi người cho biết Đương lượng của chất EDTA là bao nhiêu vậy? rất mong trả lời sớm

Quả thật đây là câu hỏi rất khó trả lời dứt khoát và câu trả lời hợp lý dựa trên từng trường hợp cụ thể và cái hiểu của từng người. EDTA hay còn gọi là ethylene diamine tetraacetic acid (H4Y) là một tác nhân tạo phức đa nha. Dạng thương mại của chất này thông dụng nhất là muối 2 lần thế với sodium Na2H2Y gọi là complexon III. Dạng ít phổ biến hơn là dạng acid H4Y. Trong hóa phân tích, EDTA thường được sử dụng như là chất tạo phức vòng càng với các ion kim loại . Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các phức giữa EDTA và kim loại có tỷ lệ 1:1 (MY) mà không tùy thuộc vào điện tích của các ion kim loại. Những phản ứng oxy hóa khử (có trao đổi electron) hay phản ứng acid baz (cỏ trao đổi H+) thì việc xác định đương lượng rất dễ dàng. Những phản ứng trao đổi thông thường như tạo kết tủa thì đương lượng được tính dựa trên điện tích của từng ion. Đối với phản ứng tạo phức của EDTA với kim loại thì rất khó tính đương lượng theo các cách như trên. Ví dụ như các phản ứng sau:

  • Nếu căn cứ vào số H+ trao đổi
  • Ca(2+) + H2Y(2-) –> CaY(2-) + 2H+ (đương lượng EDTA bằng 2 vì trao đổi 2H+ ???)
  • Fe(3+) + H2Y(2-) –> FeY(-) + 2H+ (đương lượng EDTA bằng 2 vì trao đổi 2H+ ???)
  • Fe(3+) + H4Y –> FeY(-) + 4H+ (đương lượng EDTA bằng 4 vì trao đổi 4H+ ???). —> từ đây suy ra số đương lương của EDTA tùy thuộc vào dạng ban đầu của nó???
  • Nếu căn cứ vào số liên kết của mỗi phân tử EDTA với ion kim loại trung tâm trong phức: Những trường hợp trên Y luôn có 6 liên kết ion kim loại trung tâm vậy nên xem đương lượng của EDTA bằng 6???

  • Ý kiến cá nhân tôi thấy thế này: do EDTA thường tạo phức 1:1 với ion kim loại nên tôi thường tính theo nồng độ mol chứ không tính theo nồng độ đương lượng. Vậy nên mỗi lần buộc phải tính toán, tôi luôn tự thiết lập công thức tính để cho khỏi sai sót. Trường hợp nếu phải tính nồng độ đương lượng, tôi ghi chú rõ ràng là nồng độ đương lượng này bằng nồng độ mol (đương lương bằng 1) hay phân nửa nồng độ mol (đương lượng bằng 2) hay… và số đương lượng của ion kim loại bằng đúng với số đương lượng của EDTA sử dụng trong phản ứng chuẩn độ đó.

Vài ý kiến cá nhân. Mong nhận được các ý kiến khác. Thân ái

.

Mìn là Thanh. Cảm ơn bạn nhiều lắm. Đó là 1 ý kiến rất hay. Mấy hôm nay mình mất password nên ko vào được diễn đàn.Mình phải tạo tên đăng nhập khác. Nhưng bạn và mọi người có thể cho mình biết rõ hơn: + Đương lượng của EDTA trong phản ứng với ZnSO4 ko? + Khi đổi nồng độ mol của EDTA sang nồng dộ Đương lượng ? Có phải nhân 2 ko?

+ Khi minh biết Độ chuẩn : T(EDTA/Cao). mình tính độ chuẩn  T(EDTA/Fe2O3) như thế nào?

Đương lượng của EDTA trong phản ứng trên chắc là bằng nồng độ mol nhân 2 rùi…

khi ban doi nong do mol cua EDTA sang nong do duong luong o day dung la nhan 2 do Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu - Cám ơn

  • Đương lượng của EDTA trong phản ứng với ZnSO4 ko?

  • Khi đổi nồng độ mol của EDTA sang nồng dộ Đương lượng ? Có phải nhân 2 ko?

  • Khi minh biết Độ chuẩn : T(EDTA/Cao). mình tính độ chuẩn T(EDTA/Fe2O3) như thế nào? Theo thầy, cô dạy mình thì EDTA có công thức chung là: Na2C10H14)8N2.2H2O hay thường là Na2H2Y( M= 372,24 ). EDTA ở dạng bột, màu trắng, có cấu trúc bát diện. Các ion kim loại, ko phân biệt hóa trị khi tạo phức với EDTA theo tỷ lệ phần mol là 1:1 & trong q.trình tạo phức luôn đẩy ra 2 ion H+. -> Zn(2+) + H2Y(2-) -> ZnY(2-) + 2H+ -> Tính đương lượng của EDTA là: Đlg(EDTA) = 372,24/2. -> Độ chuẩn T(EDTA/Cao) = mĐlgCaO.N(EDTA), T(EDTA/Fe2O3) = mĐlgFe2O3.N(EDTA). Điều này chắc bạn biết. ( Note: N(EDTA): nồng độ đương lượng của EDTA) :die (

EDTA luôn tạo phức có tỷ lệ thành phần 1:1, không phân biệt điện tích của ion kim loại. Nhưng tùy theo pH mà dạng tồn tại chủ yếu của EDTA trong dung dịch trước khi tạo phức sẽ khác nhau (H4Y, H3Y-, H2Y2-, HY3-, Y4-), nên phản ứng tạo phức sẽ giải phóng số H+ khác nhau. Vì vậy, để đơn giản, người ta quy ước luôn viết phản ứng tạo phức xuất phát từ H2Y2-, do đó số H+ được giải phóng sau khi tạo phức là 2. Từ đó, đương lượng hình thức của EDTA cũng như của bất kỳ ion kim loại nào tham gia tạo phức với nó cũng đều được tính bằng M/2. Do đương lượng số là 2 nên nồng độ đương lượng = nồng độ mol x 2.

1lit dung dịch có chứa 24g Fe(NH4)(SO4)2.12H2O. dùng 10ml dung dịch này chuẩn độ trilon B thì dùng hết 10,3 ml dung dịch trilon B.tìm nồng độ đương lượng của trilon B. mình cũng không hiểu đương lượng của Fe(NH4)(SO4)2 trong phản ứng là như thế nào! các bạn trả lời giúp!

Trọng lượng phân tử của phèn Fe(III) có công thức nêu trên là 482.25 g/mol. Nếu lấy 24 g phèn này pha thành 1 L thì nồng độ Fe(III) trong dung dịch sẽ là 24/482.25 = 0.04977 M. Dùng dung dịch muối này chuẩn độ với Trilon B (Na2H2Y): Fe(3+) + H2Y(2-) –> FeY(-) + 2H(+). Tỷ lệ mol Fe(3+):H2Y(2-) là 1:1. Nồng độ Trilon B: 0.0497710/10.3= 0.04832 (M). Nếu xem đuơng lượng của Trilon B trong phản ứng này là 2 thì nống độ đuơng lượng của nó là C(N) = 2C(M) = 20.04832 = 0.09663 (N). Tôi cũng không chắc đương lượng của Fe(III) trong phản ứng này bao nhiêu nữa !!! Tùy cách hiểu và cách đinh nghĩa. Thân ái

Mình thấy các bạn đã nói hết tất cả rồi! Cách của mình đơn giản hơn (không bao trùm tất cả) nhưng do hiện nay trong phân tích khi chuẩn độ phức chất sử dụng EDTA thì hay sử dụng Trilon B (complexon III)-Na2H2Y nên khi chuẩn độ các kim loại đều có số đương lượng bằng 2 bất chấp là kim loại có số oxy hóa là bao nhiêu! Mình thấy như thế cho đơn giản không biết có đúng ko?

Theo tôi, thì tình hình hiện nay người ta ít dùng đến khái niệm đương lượng, vì tuy rằng nó rất hay nhưng lại quá phức tạp và đôi khi mang tính chất ước lệ (không thật sự thuyết phục). Thực tế không bao giờ người ta nói có thể pha được nồng độ đương lượng (trừ một số trường hợp có n = 1), vì nồng độ đương lượng không những phụ thuộc và chất mà nó còn phụ thuộc vào phản ứng nữa. Ví dụ: Cr2O7^2-, nếu trong phản ứng kết tủa thì n= 4(tức D = M/4 -> CN = 4CM). Nhưng trong pư oxi hoá - khử thì n = 6 (tức D = M/6 -> CN = 6CM). Ta đã biết CM là “bất biến”, vậy thì CN trong 2 trường hơp trên phải khác nhau, tức là nó “không bất biến” - bị thay đổi. Theo tôi, thì chúng ta có thể bỏ cách tính theo quy tắc đương lượng, thay vào đó chúng ta hãy dùng định luật hợp thức (tính theo số mol) Một vài ý kiến, mong được sự trao đổi của các bạn!

Giúp mình câu này nha:

1/Tại sao chỉ thị phenolphtalein có 2 chỉ số pT=8 và pT=9 2/ Giải thích 2 khoảng đổi màu của methy cam và thymol chàm?

Cái này bạn đọc sách Hoá phân tích 2 thì rõ hơn đấy (Các pp phân tích hoá học) Chỉ thị Phenolphtalein (PP) có hai giá trị pT tuỳ thuộc vào thứ tự chuẩn độ: -Nếu chuẩn độ axit bằng bazơ thì pH sẽ tăng trong quá trình chuẩn độ. Tuy khoảng pH chuyển màu của PP là 8-10 , nhưng ở pH = 8,0 PP chưa chuyển màu kịp mà cần phải đến pH =9,0 thì nó mới xuất hiện màu hồng (do pH ở gần tương đương biến đổi rất nhanh nên không thể kiểm soát việc này)

  • Nếu chuẩn độ bazơ bằng axit thì pH sẽ giảm trong quá trình chuẩn độ. Ở pH = 9,0 thì chúng ta chưa quan sát được sự mất màu của PP mà cần phải đển pH = 8,0 thì mới quan sát được sự mất màu (lí do như trên) Trong trường hợp chuẩn độ hỗn hợp axit bằng bazơ, nếu dùng 2 chỉ thị Metyl da cam và PP (dùng metyl da cam trước) thì khi đó PP có pT = 10, do sự chuyển màu của màu vàng (của Metyl da cam ở pH > 5,0) sang màu hồng là rất khó quan sát (kkhó hơn từ không màu sang màu hống). Bạn nên đọc thêm tài liệu để rõ hơn. Thân

Cái này thì bạn search trên google nhé, hoặc bạn có thể tra cứu ở các Handbook hằng số Hoá - lý. Ví dụ nè:

Thân!

Mình làm thí nghiệm hóa đại cương trong phần chuẩn độ, sau khi làm thí nghiệm xong giáo viên giao cho mình viết báo cáo. Sau 3 lần chuẩn độ mình thu được kết quả của 3 lần là 17,18 và 18,5ml dd NaOH 0,5N…Giáo viên kêu mình tính thể tích trung bình và nồng độ HCl, bạn nào rành thì chỉ mình với nha, thanks nhiều!!!

Cho em hỏi:Khi chuẩn độ đa bazo NA2CO3 Với điều kiện pKa1+pC+PD<8 và pKa2-pKa1<4.Ta có thể chuẩn độ chung 2 nấc được không?Với độ chính xác bao nhiêu %?Khi chuẩn độ chung ta chon pKb nao?

ủa bạn học khoa Hóa khóa 08 fải hok,nge nik wen wen,câu này hôm bữa mới làm mà,thầy nói Na2co3 là chất gốc nên chuẩn độ chung 2 nấc,độ chính xác 99.9% áh là cho dù đề ko iu cầu cũg fải tính F=1.999 zới F=2.001 áh,bước nhảy là đoạn này chứ ko fải đoạn F=1.99 tới F=2.01 đâu,còn Kb bạn lấy Kb1 tức là 14 - Ka2 áh

Chuẩn chung 2 nấc. Bạn chọn pKb2 để tính pH tương đuơng Theo lý thuyết thì bạn chỉ có thể chuẩn tổng 2 nấc với độ chính xác 99% thôi, tuy vậy do H2CO3 là acid tương đối đặc biệt nên bạn vẫn có thể tìm cách chuẩn độ với độ chính xác đến 99.9% (chính vì vậy người ta mới có thể dùng Na2CO3 làm chất gốc). Thân ái

Coi chừng bạn hiểu nhầm ý thầy "thầy nói Na2co3 là chất gốc nên chuẩn độ chung 2 nấc,độ chính xác 99.9% áh là cho dù đề ko iu cầu cũg fải tính F=1.999 zới F=2.001 áh"!!! Theo lý thuyết thông thường thì không thể chuẩn độ Na2CO3 chính xác đến 99.9%, vậy làm sao bạn xác định F1.999 và F2.001??? Chỉ khi nào bạn hiểu tính chất đặc biệt của H2CO3 và thực hiện các biện pháp đó thì bạn mới có cơ may chuẩn độ Na2CO3 chính xác đền 99.9% Thân ái