Cách cân và kỹ thuật cân

Cách đây 1 năm phòng mình có 1 “cuộc tranh cãi nảy lửa” về cách sử dụng cân phân tích và kỹ thuật cân, việc này làm mình đau đầu không ít, vì có những điều tưởng chừng rất đơn giản và rất căn bản trong kỹ thuật phòng thí nghiệm, lại làm mất nhiều thời gian để thuyết phục và thống nhất hơn bất kỳ các phương pháp phức tạp nào.

Các bạn có tài liệu gì về kỹ thuật cân, giúp mình với nhé, bọn mình đang lấn cấn ở các điểm sau:

  1. Cân phân tích nên mở 24/24 nếu sử dụng thường xuyên (mà sure là PTN thì phải sử dụng cân thường xuyên), chỉ nên để ở chế độ standby khi không sử dụng chứ không tắt nguồn và khởi động lại.

  2. Nên tắt và khởi động lại để tránh mỏi mệt các linh kiện điện tử trong cân

  3. Nên tắt nguồn khi vệ sinh cân (tức là khi thao tác cân, lỡ tay làm rơi vãi chất cân lên đĩa cân thì cần tắt nguồn trước khi dùng cọ mềm quét).

  4. không cần tắt nguồn, chỉ cần thao tác thật nhẹ nhàng

  5. Nên thực hiện nội chuẩn và ghi chép lại việc thực hiện nội chuẩn hàng ngày.

  6. Nên cài nội chuẩn tự động (các cân phân tích hiện đại đều có chế độ này) vào giờ trưa hoặc vào giờ trước khi PTN mở cửa (thường là trước 8g sáng mỗi ngày), không cần phải ghi chép lại việc này, chỉ cần ghi chép lại việc calib cân hàng tuần bằng quả cân chuẩn.

  7. Về cách cân khi thực hiện phân tích định lượng, đặt thuyền cân lên, tare, rồi cho chất cân vào, ghi lại số liệu này dùng cho tính toán.

  8. cách trên chỉ áp dụng với những chất lỏng hoặc chất không thể trút khỏi thuyền cân dễ dàng. Còn với chất bột thì thêm bước tare nữa, rồi trút chất vào bình/cốc chứa, đặt thuyền cân trở lại đĩa cân và ghi nhận số liệu âm (không quan tâm dấu âm dương) hiện lên trong cân để dùng cho tính toán. …

Vấn đề là không thể nói theo cách bạn hiểu hay theo cách bạn suy diễn, mà cần phải nói có sách, mách có chứng, trong manual thì không thấy đề cập đến những chi tiết nhỏ nhặt này.

Chuyện nhỏ thôi, nhưng lại là điểm rất căn bản trong kỹ thuật phân tích phòng thí nghiệm nên mình muốn các bạn phòng mình, cũng như bản thân mình, phải vững về điều này trước khi bắt tay vào những cái to tát và phức tạp hơn.

Cám ơn các bạn nhiều nhé,

Ocean.

Hi,

Cân phân tích thì có cả hàng trăm kiểu cân. Mẫu mã và nguyên lý cũng không phải cái nào cũng giống nhau. Nhưng về nguyên lý đo chung vẫn là cơ-điện từ. Tôi thấy không thể chỉ cụ thể cho bạn được trong vấn đề này vì bạn không cung cấp cho chúng tôi biết bạn đang sử dụng cân gì, mã hiệu và nhà sản xuất. Tuy nhiên, vài ý kiến đóng góp trong phần ghi chú của mình để bạn làm rõ thêm.

Thân,

14 Nguyên tắc cơ bản trong sử dụng cân phân tích điện tử

1-Không được đặt vật /mẫu lên cân bất thình lình hoặc thả vật/mẫu lên mặt bàn cân khi đo

2-Không cân mẫu nặng quá mức giới hạn trên của cân  Cần thực hiện cân thô trước khi cân tinh

3-Điều kiện mội trường khi cân: độ ẩm không khí: 45-55%, nhiệt độ 25-35 o C. Không thực hiện cân trong môi trường quá khô (< 25%) hoặc quá ẩm (>70%) hoặc ở mẫu có nhiệt độ cao (> 65 oC)

4-Đối với cân có chế độ Standby, có thể để chế độ nguồn là ON nhưng khi không đo thì cài cân ở chế độ Standby. Đối với cân không có chế độ Standby thì nên kiểm tra lại với nhà cung cấp về khả năng đặt chế độ nguồn ON được hay không. Lưu ý, chế độ Standby giúp cân không bị tình trạng chập mạch do ẩm nhiệt trong bo mạch và giúp duy trì tính sẵn sàng của hệ thống cơ -điện trong cân, nghĩa là bạn không phải chờ màn hình hiển thị số sau một thời gian trước khi đặt mẫu/vật lên bàn cân. Một số cân, khi bật nguồn và không ở chế độ standby, nó đòi hỏi phải có thời gian chờ để cân tự hiệu chỉnh và ổn định trước khi cân.

5-Không đặt mẫu lỏng, bột trực tiếp tiếp xúc lên mặt bàn cân. Dùng chén, lọ để đựng mẫu khi cân.

6-Khi vệ sinh mặt bàn cân, cần phải tắt cân và lấy mặt bàn cân ra khỏi đế đỡ mặt bàn cân rồi mới thực hiện việc lau chùi.

7-Khi không dùng cân, tuyệt đối không để bất kỳ trọng lượng nào lên mặt bàn cân làm cân phải chịu tải liên tục. Cân cần được che bụi bằng hộp mica hoặc tương đương nhưng không được phủ lên mặt bàn cân vải hay tấm nylon. Cân không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng hoặc chịu tác động liên tục bỏi gió quạt.

8-Khi cân, cần tắt, đóng hay cách ly tất cả các thiết bị có ảnh hưởng gián tiếp lên mặt bàn cân như quạt, máy lạnh, cửa sổ

9-Khi cân, không thực hiện thao tác khuấy, gõ lên chén cốc đựng mẫu. Các thao tác nói trên và tương tự cần phải được thực hiện bên ngoài cân hoặc thay thế bằng các thao tác khác không gây tác động trực tiếp lên mặt bàn cân.

10-Một số cân có cho phép trừ bì, tính dồn. Cần đọc kỹ hướng dẫn trình tự thao tác để làm chính xác trên từng loại cân cụ thể.

11-Khi vệ sinh khu vực đế đỡ mặt bàn cân, tuyệt đối không dung vật cứng nhọn để nạy ,vét bỏ bụi bám ở khe đế. Chỉ được phép sử dụng cọ gắn với họng ống hút chân không để thao tác.

12-Không được để cân trên cùng một chổ và gần với lò vi ba ( trực diện), máy khoấy từ (bên cạnh), lò sấy ( trực diện), máy hút chân không hoặc máy khuấy hơi ( bên cạnh), quạt, máy lạnh,…hoặc để cân bên/ gần cửa sổ mở.

13-Một số cân cho phép thực hiện hiệu chỉnh theo các khối lượng chuẩn. Việc hiệu chuẩn cần được thực hiện trong điều kiện môi trường chuẩn. Hiệu chuẩn phải được làm đầy đủ cho tất cả các mức khối lượng chuẩn. Thông thường, 1 tháng 1 lần hoặc sau 1000 lần đo hoặc khi xét thất có hiện tượng vi phạm thao tác đo như cân qua khối lượng cho phép, cân bị lệch trọng tâm. Cần đọc rõ hướng dẫn hiệu chuẩn cho từng loại cân cụ thể trước khi làm.

14-Mỗi khi di dời cân, cần kiểm tra và hiệu chỉnh độ thang bằng của mặt bàn cân. Tùy theo loại cân, có thể thâấ qua kiểm tra độ lệch khỏi vị trí trung tâm của giọt nước hoặc dung thước đo mực cầm tay.

Các bạn có phim ảnh chỉ cách cân không, mình gặp không ít nhân viên mới vào, cứ cầm muỗng cân tay phải, có bạn còn cầm theo kiểu ngửa bàn tay, còn tay trái thì gõ nhẹ tay phải để bột thuốc rớt xuống từ từ vào thuyền cân. Trong khi cách cầm muỗng cân đúng là cầm úp tay phải, dùng ngón trỏ để điều khiển lượng cân rớt xuống. (Đây đang nói về cân thuốc bột). Nếu có film hướng dẫn thì hay quá.