Cân dụng cụ

Tại sao khi cân các dụng cụ thủy tinh ta thương dùng cân kỹ thuật mà ko dùng cân phân tích. Mí bạn giúp mình cái:24h_057:

  • Trong Hóa học cần chú ý đến sai số tương đối của phép đo là tỷ số giữa sai số tuyệt đối của phép đo trên giá trị của đại lượgn đo lường được Sai số là a, giá trị đo được là A, sai số tương đối là a/A

  • Cân phân tích dạng điện tử có thể hiển thị đến 4 chữ số sau zero tức 0.0001g hay 0.1mg. Sai số của cân khoảng 2-5 đơn vị tức 0.2-0.5mg. Loại cân này đặc biệt được dùng để cân các lượgn hóa chất nhỏ cho thí nghiệm. Trên hướng dẫn sử dụng thường ghi rõ khối lượng tối đa là 200g.

  • Trong thực nghiệm kết quả cuối cùng là hàm số của các loại sai số : sai số thô (do bản thân thao tác, thái độ, phương pháp của người làm thí nghiệm …), sai số ngẫu nhiên (quyết định bởi các định luật phân bố) và sai số hệ thống gây ra bởi phương pháp tính toán cũng như các sai lệch của hệ thống đo. Do đó phép cân không nhất thiết lúc nào cũng cần phải có độ chính xác cực kì cao (đồng nghĩa với việc dùng cân phân tích xịn). Nó tùy thuộc vào vật bạn cân (khối lượng của nó cũng như độ chính xác yêu cầu) VD: với sai số 0.0002g cho 100g hóa chất mà ta cân thì có thể hình dung là ta bán heo 1 tạ với sai số là 0.2g - trong đời sống liệu có cần thiết không.

Nếu phép cân này lại đi theo bởi 1 phép pha loãng sử dụng bình định mức 100mL (sai số 0.01mL cho 100mL) thì rõ ràng là không nhất thiết phải quá quan tâm đến phép cân (dùng cân 2 chữ số sai số 0.01g đã là đủ).

Không biết mình nói vậy có đúng với câu hỏi của bạn chưa, có gì nhờ mọi người trao đổi thêm.

Hoan hô bài viết của choclatenoir! Mong rằng các bạn đang học phan tích hay những ai có xài đến phân tích đọc, suy nghiệm và có được cái nhìn như chocolatenoir. Xin bổ sung thêm một chút: thuờng thì trong phân tích cần nhiều cấp độ chính xác khác nhau mà từ đó cần sử dụng lượng mẫu cần phân tích và cân có thang đo phù hợp. Ví dụ như khi pha chế chuẩn bị chất chuẩn gốc thì độ chính xác của nồng độ dung dịch cần chuẩn bị càng cao càng tốt. Khi độ chính xác (tức sai số ngẫu nhiên) nhỏ đi thì sẽ làm lộ ra sai số hệ thống, tức là độ đúng của phép đo lường. Trong một quy trình phân tích, sai số lấy mẫu (độ đồng nhất của mẫu) thường là cao nhất (có khi đến 50%) và cần rất nhiều nỗ lực giảm thiểu sai số này, sau đó đến thao tác thí nghiệm (sai số hệ thống) cần phải khắc phục, những sai số thế này sẽ lộ rõ khi độ chính xác của các giai đoạn sau này tăng lên. Trong thực tế, ngoài yếu tố độ chính xác của toàn bộ phương pháp phân tích, yếu tố kinh tế cũng phải xem xét tới, và nhiều khi phân tích viên chỉ cần độ chính xác vừa phải (phù hợp với yêu cầu khách hàng) để đẩy nhanh năng suất phân tích mẫu. Nói đi cũng phải nói lại là thực tế phân tích là vậy còn trong trừong đại học thì khác, các bạn phải học cho kỹ về nguyên tắc, sau khi hiểu rõ, thực hành thành thạo, vận dụng thật tốt thì sau này sẽ biết vận dụng trong các tình huống thực tế.

Câu hỏi của Zoro: nguyên tắc cân thì khối lượng cân bì phải càng nhỏ càng tốt và tôi tạm đưa ra giá trị 10% thang đo của cân, ví dụ cân phân tích có khối lượng cân tối đa 210g thì cân bì thường dưới 20 g thôi, các dụng cu thủy tinh thường có khối lượng lớn nên người ta ít dùng cân phân tích mà chỉ dùng cân kỹ thuật (có luợng cân tối đa lớn hơn). Vài dòng đóng góp.