Chất nội chuẩn

Các bác biết về chất nội chuẩn dùng trong sắc kí khí vui lòng chỉ cho em biết với! Nó được sử dụng trong trường hợp nào, ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sắc kí GC ( độ đúng, độ chính xác?..)Xin các bác chỉ bảo. Đa tạ. :doivien(

Moi cũng bít sơ sơ thui. Giờ moi nói những gì moi bít cho toi nhé. Chất nội chuẩn dùng trong GC mục đích là dể loại bỏ sai số do tiêm mẫu bằng tay. Chất nội chuẩn được dùng phải có công thức danh định, có tính chất tương tự như chất cần xác định; chất nội chuẩn phải có nồng độ chính xác. VD như khi tiến hành GC benzene trong dung môi n-hexane, ta dùng chất nội chuẩn toluene có nồng độ chính xác (thí nghiệm moi mần thì toluene là 2000ppm) So với phương pháp ngoại chuẩn thì phương pháp nội chuẩn tốt hơn vì dựa trên tỉ lệ chất cần xác định và chất nội chuẩn —> sai số ít hơn nhiều so với p/p ngoại chuẩn. Cô moi nói trong trường hợp có máy tiêm mẫu tự động thì không dùng chất nội chuẩn cũng được. Đấy là những gì moi bít. Các a e & các cao nhân p/tích cho ý kiến thêm để hoàn thiện topic này nhé! Thân!

vậy nè. Nếu tiêm sắc ký bằng tay, bạn rút mẫu chuẩn và mẫu thử có thể khác nhau do tay nghề hoặc các yếu tố khác(thể tích mỗi lần rút có thể khác nhau) dẫn đến sai số trong diện tích peak thử và peak chuẩn. Vì vậy người ta phải sử dụng chất chuẩn nội. Chất chuẩn nội này được cho vào mẫu thử và mẫu chuẩn với cùng nồng độ. Do dó khi tiêm mẫu tỷ lệ của chuẩn nội và thử,chuẩn là chính xác. Người ta chỉ cần tính tỷ lệ diện tích peak chuẩn nội : thửchuẩn nội : chuẩn để suy ra tỷ lệ thử: chuẩn. Do đó không cần phải đảm bảo rút mẫu chuẩn và thử phải đều nhau. Còn máy tiêm tự động thì sai số giữa mỗi lần tiêm nhỏ nên có thể không cần dùng chất chuẩn nội.

 Some criteria for choosing a suitable internal standard:

  • The internal standard must have the same chemical, physical similar properties as that of the analyte, commonly, they’re analogs, homologs, isotopes, … so it will have the same behaviors like the analyte during clean-up, sample procedure, …
  • Stable, high purity and not interfere with the analyte, don’t interact chemically or physically with analyte, matrix sample, and mobile phases.
  • The similiar detector response to that of the analyte.
  • The internal standard mustn’t overlap with the sample peak and elute near the peak of analyte.
  • The internal standard must exists with very low concentration in the sample that its initial signal can’t be detected, ideally it shouldn’t be present naturally in the matrix sample.
  • Commercially available.

Sử dụng phương pháp nội chuẩn trong phương pháp sắc kí khí (GC-FID) đây là phương pháp cho phép xác định chính xác nồng độ của chất quan tâm mà không bị ảnh hưởng đáng kể bởi thể tích tiêm mẫu giữa các lần tiêm (mg/l, ug/l, ppm, ppb…)

Để thực hiện cần tìm một chất có tính chất lý hóa và cấu trúc tương tự với các chất cần xác định.

Ví dụ: ta sử dụng chất nội chuẩn là toluene để xác định hàm lượng benzen trong mẫu. Tại sao lại chọn toluene là chất nội chuẩn ? Giả sử ta chọn cyclohexane làm chất nội chuẩn, nó có cấu trúc tương tự Benzene nhưng có thể vì lý do này mà peak của Benzene sẽ bị trùng lặp một phần với peak của cyclohexane như thế sẽ khó để xác định được diện tích peak của cả hai để tính tỉ lệ diện tích. Chọn Naptalen là chất nội chuẩn, cấu trúc khác so với Benzene như thế thời gian lưu sẽ lâu hơn của Benzene rất nhiều, vì vậy thời gian chạy sắc ký sẽ rất lâu. Kết luận: nên chọn chất nội chuẩn có cấu trúc tương tự với chất cần xác định (không quá tương tự để hai peak của hai chất không bị trùng lặp lên nhau) và nằm trong khoảng thời gian lưu không quá lâu hoặc quá sớm so với thời gian lưu của chất cần xác định. Nguyên tắc xác định hàm lượng benzene là dựng một đường chuẩn giữa “tỉ lệ diện tích peak benzen/toluen” theo hàm lượng benzen có khoảng biến thiên chứa nồng độ cần xác định hàm lượng trong mẫu. Sau đó cũng xác định tỉ lệ diện tích peak của benzen/toluene và suy ra được hàm lượng benzen trong mẫu cần phân tích.

Chất nội chuẩn được thêm vào tất cả các dung dịch mẫu, chuẩn với nồng độ như nhau. Trong dung dịch tỉ lệ nồng độ giữa chất phân tích và chất nội chuẩn là hằng số, vì vậy tỉ lệ chiều cao hay diện tích peak của hai chất là hằng số. Khi bơm mẫu với hàm lượng nhỏ bằng tay thì có sai lệch thể tích giữa các lần tiêm mẫu nhưng tỉ lệ chiều cao hay diện tích vẫn không bị ảnh hưởng. Trên thực tế thể tích thay đổi nhiều thì tỉ lệ này cũng thay đổi dù không nhiều nên việc bơm mẫu lặp lại càng nhiều càng tốt.

Trong phần diện tích peak của cả Benzene và toluene giữa các lần tiêm mẫu khác nhau rất nhiều, nguyên nhân là việc tiêm mẫu bằng tay và nhìn ước lượng thể tích bằng mắt thường nên dẫn đến sai lệch như vậy, nhưng tỉ lệ diện tích của peak Benzene/toluene thì không khác nhau nhiều nếu dùng thêm chất nội chuẩn toluene.:24h_092::thohong(:015:

  • Bản chất của chất nội chuẩn là kiểm soát quá trình làm việc của mình có OK không ? (Kiểm tra nhân viên…).
  • Trong phân tích sắc ký không phải phương pháp nào cũng dùng chất nội chuẩn. VD với HPLC (Trừ đầu dò MS) ta sử dụng nội chuẩn chuẩn chỉ làm cho việc phân tích rối thêm. Vì bản chất của chất nội chuẩn và chất phân tích là tương đồng, hiện tượng trùng peak của hai chất này ta xử lý ra sao nếu chỉ với đầu dò thông thường là UV hay PDA. Có gì các bạn góp ý nhé.

<meta http-equiv=“Content-Type” content=“text/html; charset=utf-8”><meta name=“ProgId” content=“Word.Document”><meta name=“Generator” content=“Microsoft Word 11”><meta name=“Originator” content=“Microsoft Word 11”><link rel=“File-List” href=“file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGUYEN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml”><!–[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]–><!–[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState=“false” LatentStyleCount=“156”> </w:LatentStyles> </xml><![endif]–><style> <!-- /* Style Definitions / p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:“”; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-fareast-font-family:“Times New Roman”;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} –> </style><!–[if gte mso 10]> <style> / Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:“Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:“”; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]–>

<o:p> </o:p>

Nguyên văn bởi phuchro
Nội chuẩn - Hiểu theo nghĩa Hán -Việt đơn thuần đó là chuẩn bên trong đối với lần phân tích đó. Có hai ý nghĩa : chuẩn để xác định nồng độ/hàm lượng - như các bạn đã thảo luận. Người ta chọn chất nội chuẩn sao cho thời gian lưu ra ngay cạnh chất cần phân tích . Như vậy đối với chất nội chuẩn (IS) sẽ loại bỏ sai số giữa các lần bơm mẫu, và [COLOR=“Red”]thậm chí nếu không có chất chuẩn của chất cần pân tích ta có thể sử dụng nồng độ IS để tính cho cấu tử cần xác định - nhất thiết phải có pic tách ngay liền kề. Đối với đầu dò MS sử dụng nội chuẩn đúng là chất đó có thế 1 D cho 1 H trong phân tử, khi đó pic MS sẽ ngay liền kề M và M+1 Phương diện thứ hai : IS để định vị điều kiện phân tích. Một phép đo cho 20 cấu tử chẳng hạn. Các bạn làm liên tục và sau một thời gian tR sẽ bị trôi đi, cột tách có thể bị cắt ngắn đi … nói chung tR cần hiệu chỉnh, hoặc những phép đo cần hiệu chỉnh liên tục, automatic - khi đó bạn khai báo tR của IR hệ thống sẽ được hiệu chỉnh thời gian lưu và nhiều việc khác đc thực hiện.

Rất mong được trao đổi góp ý từ các bạn[/COLOR]

Xin pác Phuchro giải thích thêm về câu “thậm chí nếu không có chất chuẩn của chất cần pân tích ta có thể sử dụng nồng độ IS để tính cho cấu tử cần xác định” ??? Ý pác là khi đã dùng nội chuẩn thì ta có thể không dùng chất chuẩn của unknown nữa, và vẫn có thể xác định được nồng độ của unknown đúng không? Mong pác giải đáp giúp thắc mắc này, Thanks

Ơ hay nhỉ, nếu không có chất chuẩn của chất cần phân tích thì làm sao tính được tỷ lệ giữa chất nội chuẩn/chuẩn của chất cần phân tích.

Có ai biết về nguyên lý cơ bản của việc sử dụng chất nội chuẩn trong phân tích không? Tại sao trong phân tích kim loại nặng, khi chạy máy ICP, người ta tính nồng độ của kim loại thông qua chất nội chuẩn Y? có ai biết giải thích giùm nhé!! thanks nhiều lắm.

tôi có thể tóm gọn thế này : sai số trong GC bao gồm : định mức không chính xác,tiêm mẫu lệch,cân không chính xác ,chương trình chạy chưa đảm bảo ,cột bẩn,tốc độ dòng khí…

  • chất nội chuẩn dùng để giảm thiểu sai số trong quá trình làm việc vì tỉ lệ chuẩn/nội chuẩn và mẫu/nội chuẩn là gần như tương đương nhau.( giảm sai số khi cân,tiêm,chuẩn bị mẫu) -phải dùng chất nội chuẩn như thế nào cho hiệu quả thì còn phải dựa vào nhiều yếu tố: tùy chuyên ngành,phương pháp phân tích,trình độ chuyên môn của nhân viên… Tôi ví dụ: trong ngành bảo vệ thực vật khi chạy GC để kiểm tra hàm lượng của Pretilachlorvà Fenchlorim trong thuốc SoFit của syngenta thì ta sử dụng DBP (Di butyl phthalate) làm nội chuẩn thì kết quả chính xác hơn khi sử dụng DOP làm nội chuẩn ( thực tế tại cty của tôi) và chương trình nhiệt chạy như thế này 80-2-10-250 250-2-8-250 là hiệu quả cao nhất. Mỗi lần tiêm ta mất khoảng 21 phút nội chuấn sẽ cho peak ở khoảng 11-12 phút sau khi tiêm hoạt chất sẽ cho peak lần lượt ở phút thứ 9, và 18 sau khi tiêm như vậy kết quả sẽ chính xác,cột sạch, dễ tính toán Nếu sử dụng DOP thì Peak sẽ rất gần Fenchlorim nên không thể khẳng định peak có chính xác không. Đó là ví dụ cho tất cả các ý kiến của các bạn đã nêu ở trên,mong các bạn cho ý kiến

tôi có thể tóm gọn thế này : sai số trong GC bao gồm : định mức không chính xác,tiêm mẫu lệch,cân không chính xác ,chương trình chạy chưa đảm bảo ,cột bẩn,tốc độ dòng khí…

  • chất nội chuẩn dùng để giảm thiểu sai số trong quá trình làm việc vì tỉ lệ chuẩn/nội chuẩn và mẫu/nội chuẩn là gần như tương đương nhau.( giảm sai số khi cân,tiêm,chuẩn bị mẫu) -phải dùng chất nội chuẩn như thế nào cho hiệu quả thì còn phải dựa vào nhiều yếu tố: tùy chuyên ngành,phương pháp phân tích,trình độ chuyên môn của nhân viên… Tôi ví dụ: trong ngành bảo vệ thực vật khi chạy GC để kiểm tra hàm lượng của Pretilachlorvà Fenchlorim trong thuốc SoFit của syngenta thì ta sử dụng DBP (Di butyl phthalate) làm nội chuẩn thì kết quả chính xác hơn khi sử dụng DOP làm nội chuẩn ( thực tế tại cty của tôi) và chương trình nhiệt chạy như thế này 80-2-10-250 250-2-8-250 là hiệu quả cao nhất. Mỗi lần tiêm ta mất khoảng 21 phút nội chuấn sẽ cho peak ở khoảng 11-12 phút sau khi tiêm hoạt chất sẽ cho peak lần lượt ở phút thứ 9, và 18 sau khi tiêm như vậy kết quả sẽ chính xác,cột sạch, dễ tính toán Nếu sử dụng DOP thì Peak sẽ rất gần Fenchlorim nên không thể khẳng định peak có chính xác không. Đó là ví dụ cho tất cả các ý kiến của các bạn đã nêu ở trên,mong các bạn cho ý kiến

bác có biết gì về chất nội chuẩn 2H4-biotin dùng trong HPLC detector LC/MS k