chiến lược năm cuối ! Vô Cơ !

Xin hỏi các sư huynh về năm cuối :

  1. Hiện tại mình đang học học kì 7 - năm học 2006-2007. Hầu hết các môn bắt buộc vô cơ đều đã hoàn thành. Hiện tại học kì này chỉ có 2 môn bắt buộc :
  • thiết bị các công nghệ hóa học : thầy Hưng
  • Vật liệu vô cơ : cô Tố Nga

Như vậy học kì này quá nhàn??? 1 tuần nghỉ 3 buổi. Vì học có tiếng Pháp , 2 môn bắt buộc ( 2 chỉ + 2 chỉ ) + 2 môn tự chọn?

Như vậy nếu ko tính những môn tự chọn , đến hết học kì 7 , TriZ sẽ đạt được

53 chỉ ( các môn bắt buộc chung ) + 24 ( các môn chung ko thuộc ngành hóa : lịch sử đảng , pháp… ) + 19 chỉ ( bắt buộc vô cơ ) = 96 chỉ.

. Muốn làm Khóa Luận 10 chỉ , hết học kì 7 phải hoàn tất ít nhất 105 chỉ. . Muốn tốt nghiệp phải hoàn tất 123 chỉ.

  1. Có nhiều ý kiến cho rằng học kì 7 nên học càng nhiều môn càng tốt , có thể học thêm các môn tự chọn của chuyên ngành khác , để khi kết thúc học kì 7 , tích lũy được khoảng 117 -120 chỉ gì đó. Để học kì cuối chỉ lo tập trung làm khóa luận ( 4,6,10 chỉ ) -> tốt nghiệp luôn.

  2. Vậy theo ý kiến đại ca thì nên học thật nhiều ko? nếu học như vậy thì học kì này sẽ học khoảng 15 môn.( 35 chỉ ).

  3. Học các môn tự chọn nào dễ thở , sv hay chọn?

  4. Các đại ca có thể kể về 1 thời của đại ca để đàn em học hỏi ko ? thời đó đại ca học thế nào? có kinh nghiệm học các môn Vô Cơ thế nào? Làm KHóa Luận vô cơ thế nào?

j’apprecie tout.

Thông tin :

Các môn bắt buộc chuyên ngành vô cơ :

  1. Hóa Chất Rắn ------- 3 chỉ ------- finished 2.Phức chất ------- 2 ------- finished 3.Tổng hợp vô cơ ------- 3 ------- finished 4.Thực tập hóa vô cơ cn1 ------- 2 ------- finished 5.Thiết bị cn hóa học ------- 3 ------- đang học học kì 7 6.Vật liệu vô cơ ------- 3 ------- học kì 7 7.Seminar vô cơ ------- 2 ------- học kì 7

các môn tự chọn sẽ mở học kì 7 :

  1. Thực tập vô cơ cn 2
  2. Hóa nước ------- ( thầy Nghĩa) 3.Kĩ thuật tiến hành phản ứng ------- (thầy Hưng ) 4.Cơ kim ------- ( thầy Tùng ) 5.Chiết dung môi ------- ( cô Nga ) - finished 6.Phương pháp phân tích VL ------- (thầy Hưng ) - finished 7.Giản đổ pha ------- ( thầy Nam )

các môn tự chọn - mở học kì 8 1.Hóa Phóng xạ ------- ( thầy Nghĩa ) 2.Kỹ thuật Vô Cơ 3.Phương pháp tuyển


plz give me your advices.

Em chỉ là SV năm 3, chưa học như anh nhưng nghe mấy anh chị khuyên là các môn tự chọn có những môn rất dễ, chăm chỉ 1 tí là được, có thể lựa chọn mấy môn đó. Ví dụ Hóa Môi trường của thầy Long, Ứng dụng vi tính trong hóa học… Trên đây chỉ là thông tin hành lang, anh nghiên cứu kỹ để khỏi ân hận ^^. Chúc anh học tốt!

Hi các em! Anh hồi học thì chỉ chọn 2 môn tự chọn là chiết và xúc tác, hình như có hóa nước nữa thì phải. Em học vừa đủ thôi, không cần đăng ký nhiều quá sẽ ảnh hưởng chất lượng học. Hồi đó, anh học vừa đúng y boong chỉ, ko hơn chỉ nào cả. Nếu em có ý định học tiếp, thì nên học học phần giản đồ pha đi, sau này thậm chí có đi làm cũng rất cần, tuy hơi khó, nhưng chỉ cần tổ chức học nhóm 1-2 buổi là ok; thi cũng không đến nổi. Làm đề tài tốt nghiệp thì rất là tự do rồi, nói chung là ok, tuy vậy, nếu muốn học tiếp master ở P, nên ôn lại tiếng P trong giai đoạn này vì nếu không, sẽ có 1 thời gian dài em ko đụng đến tiếng Pháp, khi sang Pháp sẽ khó khăn lắm.

Em cảm ơn anh Nguyên nhiều lắm. Hè vừa rồi được đi qua Alliance Francaise - Lyon - em tưởng sẽ lên được tiếng Pháp nhiều. Nhưng rất ít. Qua bên đó , mới thấy học ngoại ngữ thật đắt kinh khủng mà chất lượng và thời gian học cũng ko khá hơn ở vn ( chỉ có cái hơn là tụi nó nói tích cực hơn 1 tí ). Học kì này , em học cũng vừa đủ. Môn tự chọn : hóa môi trường ( thầy Long ) đã học ở học kì trước , hóa rắn ( cũng đã học ở học kì trước ). Tất cả những môn vô cơ ( tự chọn + bắt buộc ) đều học hết. Đi học thêm hóa xúc tác nữa, ứng dụng tin học trong hóa học. Tiếng Pháp , em đang học cô Lệnh Anh. Cô dạy quả thật rất hay. Cô hay khen anh Bình , anh Nguyên.Vấn đề khó nhất vẫn là nghe và vốn từ , nói thì ko hay lắm nhưng tạm. Học kì này có 2 môn của thầy Hưng : Kĩ thuật tiến hành phản ứng và thiết bị công nghệ. Nhìn vào tài liệu thì thấy toàn là máy móc,máy đập , nghiền , ray , v…v giống Bách Khoa quá. Nhưng thầy giảng khá hay + rất nhiều ví dụ thực tiễn. Mấy anh có kinh nghiệm học môn này ko ạ?

Về những môn tự chọn - học ko nặng mà điểm khá cao : theo kinh nghiệm của mình thì đó là những môn thầy Nghĩa ( hóa nước , hóa rắn ) - số lượng sv rất đông , môn thầy Tùng ( vô cơ ) , môn thầy Tân Hoàng ( hữu cơ ) , bên Hóa Lý thì rất ít. Các bạn năm 3 chắc cũng đã biết những môn này.

Về tiếng Pháp, tất nhiên khi mới sang sẽ có khó khăn, nhưng không phải nằm ở nghe mà chính là ở nói, mình nghe người ta nói thì hiểu nhưng khi mình nói lại thì ngập ngừng, điều này do mình vẫn giữ lối suy nghĩ tiếng Việt mà, không trách được. Còn tiếng P thì ngày càng được đơn giản hóa, chỉ cần có bạn P, hoặc nói chuyện tiếng P thường xuyên với người V, bây giờ em với các bạn lớp P tập nói tiếng P đều đi. Em học cô Lệnh Anh là sướng rồi. CHo anh gửi lời hỏi thăm cô luôn nghen.

Các môn của thầy Hưng khi học thì thấy khó, nhưng khi ôn tập thì lại dễ vì lúc đó em đã có hết các kiến thức và mới có thể liên kết các chương với nhau và nhìn ra vấn đề suyên suốt của môn học. Thầy Hưng cho đề thi rất hiện đại, thang điểm luôn cao hơn 10 nên tụi em cứ yên tâm mà làm, làm được 90% vẫn có thể được điểm 10(hồi anh học cũng được 9,5 và 10 mặc dù làm bài thi không ưng ý lắm). Theo anh, 2 môn của thầy rất là có ích. Kinh nghiệm thì vẫn như anh hay nói, chịu khó tổ chức học nhóm, vì các môn này không đi sâu vào nghiên cứu, chỉ cần nhiều người cùng suy nghĩ, chắc chắn sẽ hoàn thiện được tốt.