cho thêm nước cất vào để phân tích

có nhiều thí nghiệm khi chuẩn độ mình cho thêm chỉ đúng lượng nước cất vào, cho dư sẽ bị sai, nhưng cũng có những thí nghiệm thì cho vô tư. Vậy với loại thí nghiệm nào thì cho đúng, loại nào không cần đúng. GIúp mình với

Thực ra không thể cho vô tư được. Việc cho nước cất vào erlen chuẩn độ có nhiều mục đích khác nhau, các mục đích này có một nguyên tắc chung là làm cho việc quan sát màu sắc chỉ thị được thuận lợi và một số trường hợp phản ứng cần sự pha loãng để sự chuẩn độ được diễn ra thuận lợi. Một ví dụ tiêu biểu là sự chuẩn độ dung dịch Fe2+ bằng K2Cr2O7 với chỉ thị diphenilamin hoặc chỉ thị p***. Do quá trình chuẩn độ này tạo ra Cr3+ là ion có màu xanh dương khá đậm, màu xanh này làm cho sự quan sát màu sắc của hai chỉ thị trên rất khó khăn, do đó người ta cần phải pha loãng dung dịch trong erlen để làm cho màu sắc của Cr3+ nhạt bớt giúp quan sát màu sắc của chỉ thị dễ dàng hơn. Tuy nhiên không thể cho quá nhiều nước để pha loãng sẽ làm cho phản ứng tại gần thời điểm cuối xảy ra kém định lượng và màu sắc của chỉ thị nhạt đi khó quan sát.

Khi trong phép chuẩn độ cần chuẩn lại mẫu trắng để hiệu chuẩn sai số do các thành phần của nền, người ta phải tiến hành cho lượng chính xác nước cất dùng pha loãng trong erlen:ngungay (

  • tìm đọc cuốn phức chất của thầy Quý.
  • pha loãng trước khi tạo phức và pha loãng sau khi tạo phức là khác nhau.
  • pha loãng trong so màu bằng mắt thì như Thầy Trúc nói nhưng thực tế là khi pha loãng phải thật sự chính xác lượng thêm vào tất cả các erlen, mặc dù sau đó mình còn định mức hay không định mức. Vì ngay sau bước pha loãng là bước thêm chỉ thị.
  • tôi đã thử nhiều lần việc pha loãng sau khi thêm chỉ thị, mặc dù với lượng nước cất như nhau và thời gian như nhau nhưng vẫn gặp sai lệch so với khi pha loãng trước rồi cho chỉ thị sau (áp dụng với chuẩn Al3+, Fe3+ và Cr3+) nên vđề này còn nhiều điều cần giải thích. rất mong các cao tăng vào chỉ giáo. thân