chuẩn thử kéo màng tinh bột/PVA

Có ai biết tiêu chuẩn nào để đo cơ lý(thử kéo) cho màng mỏng khoảng 1milimet ngoài chuẩn ASTM 638 IV, em cần tìm mẩu ISO vì màng em chỉ có ít muốn tạo mẫu nhỏ cho đủ mẫu. Cho em hỏi chỗ nào đo được màng Tinh bột/PVA/clay đó của em?Chuẩn tên gì?kích thuờc thế nào?em cần gấp lắm! em xin cám on nhìu lém!các bác ơi!

Tại sao bạn không lên QUATEST 3 để hỏi. Nơi đó có máy đo kéo màng phim mỏng ( 0.3-0.8mm).Có cuốn sổ và cả thư viện để bạn tra. Tra trong mục plastic.

Hi,

Nói thêm về vấn đề này, việc đo thử kéo vật liệu chất dẻo hay composite cho kết quả thay đổi theo độ dày, phương pháp chuẩn bị mẫu, tốc độ kéo trong khi đo, loại ngàm kẹp mẫu, cách đo độ biến dạng dãn

Do vậy, bạn cần phải tham khảo thêm tiêu chuẩn ASTM D4000 ở bảng 1 để biết được một số phân loại theo phạm vi vật liệu hay tiêu chuẩn đo phù hợp.

Với trường hợp của bạn, tôi giả định là màng phim của bạn chọn trong phạm vi 0.25 đến 0.50 mm ( 0.01-0.02 inch)

Nếu bạn đo thử tính chất bền kéo của màng blend PVA/tinh bột thì nên dùng tiêu chuẩn ASTM D882. (D882 Test Method for Tensile Properties of Thin Plastic Sheeting)

Cách ổn định vật liệu trước khi đo thì tham khảo tới tiêu chuẩn ASTM D618. Cách chuẩn bị mẫu thì tham khảo tới ASTM D6287. (D6287 Practice for Cutting Film and Sheeting Test Specimens)

Vì là màng phim, biên độ biến dạng do co dãn theo điều kiện môi trường có thể cao và xảy nhanh. Cho nên bạn cần phải thực hiện ổn đinh vật liệu trước khi cắt tạo mẫu.Quá trình cắt tạo mẫu phải trong điều kiện chuẩn theo yêu cầu của ASTM D882 và ASTM D6287.

Tiêu chuẩn ISO tương đương với ASTM D882 để bạn tham khảo là ISO 527 (ISO 527 Plastics-Determination of Tensile Properties)

Tiêu chuẩn ASTM D638 chỉ dùng cho đo kéo các mẫu có độ dày lớn hơn 1.00 mm ( 0.04 inch). Do đó trong trường hợp của bạn, tiêu chuẩn này không phù hợp.

Tại QUATEST 3, phòng thư viện có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn để bạn ngồi đọc tham khảo.

Thân,

Teppi

Cho mình hỏi ké vào đây một tý :

  • trong ASTM D638 có hướng dẫn lấy mẫu thử hình quả tạ

khi tính độ bền kéo (Tensile Strenght) thì không biết lấy lực đo được chia cho tiết diện nào, L hay G hay toàn mẫu ?. Sao trong ấy ko thấy nói tới phương pháp tính nhỉ.

giả dụ như theo bảng trên, mẫu mình là kiểu (type) số IV dày 1mm nhựa mềm (Nonrigid) có hai tốc độ là 50mm/min và 500mm/min, vậy thì dùng cái nào ? Cột thứ 4 trong bảng này nghĩa là gì vậy ? Mình cảm ơn trước nhé.