chuỗi PƯ

trong chuỗi PƯ này có ai biết SP là gì không vậy?

theo mình :

theo mình thì sp là thế này : do phần mềm vẽ chem trong trung tâm học liệu ko có nên mình đệ nghị sp thế này -OH sẽ deproton trên lk HS- và sau đó nó đóng vai trò là chất thân hạch tấn công vào nhóm carbonyl (chất trung gian A). sau đó xảy ra sự tách H2O , thì sẽ tạo ra liên kết thế này C6H4(Br)CO-S-C6H4(R) chất B chất grinard R’-MgBr đóng vai trò là chất thân hach là R’- tấn công vào nhóm carbonyl tạo ra chất trung gian C xảy ra sự tách nước do được được proton hoá nên sản phẩm D là : C6H4(Br)CR’=S(+)-C6H4(R)

cái này là mình nghĩ như thế, có gì thảo luận nha! thân

Scooby-Doo nghĩ ở bước một là deproton của thiophenol tạo thành thiphenolate, tiếp theo là phản ứng SNAr tạo thành thioether. Khi có sự hiện diện của acid mạnh, nhóm carboxyl sẽ khử nước tạo thành ion cho phản ứng Friedel-Craft nội phân tử để đóng vòng tạo thành thioxanthone. Đây là một trong những phương pháp thông dụng để tổng hợp thiaxanthone và xanthone (thay nguyên tử S trong vòng bằng nguyên tử O). Sở dĩ xanthone và các dẫn xuất của nó được quan tâm tổng hợp vì chúng có hoạt tính chống lão hóa, và chống lại nhiều loại ung thư. Xanthone có nhiều trong trái cây như xoài, măng cụt, hồng xiêm, saboche (lâu quá hổng viết chữ này nên hổng biết đúng hông nữa! hehe)… nên bạn nào muốn trẻ lâu nên ăn nhiều mấy trái cây này. Ở nước ngoài họ cũng hay quảng cáo các dung dịch trái cây có chứa xanthone để chống lão hóa…ví dụ như trong các website sau.

http://www.mangosteenhut.com/ http://www.juiceofchoice.com/FAQs.htm http://mangoxan.hepalta.com/mangoxan.html

Phần còn lại của chuỗi phản ứng chỉ là phản ứng của tác chất Grignard với nhóm carbonyl của thiaxanthone B tạo thành alcol trung gian, rồi khử nước tạo xanthene có hệ thống điện tử tiếp cách khắp vòng.

Một phút dành cho quảng cáo: Các bạn đang chọn đề tài để làm seminar, có thể làm về đề tài về xanthones: nguồn gốc tự nhiên, thực trạng ứng dụng hiện nay, tổng hợp và cũng dễ kiếm nhiều tài liệu nữa.

Em đính chính lại cái hình phát, giai đoạn H+ catalysed từ A –> B, vai trò của nó là protonation (activation) carboxyl chứ anh, tính electrophile tăng lên thì electron pi của hệ vòng attack vào dễ dàng.

Vấn đề ở đây em thắc mắc, nếu đây là qui trình thông dụng để tổng hợp thiaxanthone và xanthone, thì tại sao ko modified A trơớc khi thực hiện sự chuyển hóa A–>B như trên. Chẳng hạn chỉ cần chuyển COOH –> COCl, như thế hiệu suất chuyển hóa sang B sẽ cao hơn !

Anh Scooby-doo check hộ em phát ! Thanks anh ! :nhau (

ArNH2 --(P)–> ArNHCOCH3 —> T (1. HNO3/H2SO4, 20C ; 2. H+/H2O, t) ArNHCOCH3 --(ClSO3H)–> Q --(NH3)–> R --(H+/H2O)–> S ( antibacterial) XĐ P,T,Q,R,S

Thường các tác giả đề nghị phản ứng Friedel-Craft qua trung gian acyl carbocation vì nó bền tương đương với tert-butyl cation. Điều quan trọng lả driving force cho phản ứng tạo thành thiaxanthone có hệ thống tiếp cách bền nên phản ứng đóng vòng nội phân tử xảy ra rất dễ dàng. Có lẽ trong phản ứng này giai đoạn tốc định là tác kích của pi electron len acyl carbocation nên sự hình thành acyl carbocation không quan trọng.

Trích March’s Advanced Organic Chemistry, 2007, trang 242: “The acetyl cation CH3CO is about as stable as the tert-butyl cation (see, e.g.,Table 5.1). The 2,4,6-trimethylbenzoyl and 2,3,4,5,6-pentamethylbenzoyl cations are especially stable (for steric reasons) and are easily formed in 96% H2SO4.”

Chuyển hóa nhóm COOH thành COCl bằng cách hoàn lưu với SOCl2 cũng là một cách được dùng trong tổng hợp này khi mà hiệu suất vòng hóa bằng nhóm COOH không được cao. Tuy nhiên với nhóm ArCOCl xúc tác được dùng là acid Lewis Ngoài ra còn nhiều cách khác lắm như dùng phản ứng Diels-Alder bình thường hoặc inverse electron demand. Scooby-Doo biết về tổng hợp này vì hồi trước trong nhóm có người làm nhiều về tổng hợp xanthone.

còn chuỗi này nữa :

Hi Phianh,

Em post câu hỏi này không được đầy đủ điều kiện chi tiết dễ dẫn đến hiểu sai trong tương lai. Scooby-Doo sẽ comment những chỗ thiếu điều kiện.

Anhydric phtalic được dùng như một tác nhân acyl hóa khá phổ biến trong tổng hợp hữu cơ. Vì chướng ngại lập thể với nhóm chloro, nên phản ứng Friedel-Craft xảy ra ở vị trí para với nhóm chloro để tạo thành trung gian A. Thông thường chỗ này phải đun hỗn hợp phản ứng lên thì phản ứng mới xảy ra vì trộn anhydric phtalic (bột rắn màu trắng) với chlorobenzene (chất lỏng) chắc cả năm cũng chưa được 1gram trung gian A.  Nếu không đun nóng thì phải có xúc tác acid Lewis hay cái gì đó!

Tiếp theo là phản ứng sulfon hóa tạo sulfonyl chloride trung gian A1 với tác nhân thông dụng HOSO2Cl. Vì vòng A chứa đến hai nhóm rút điện tử trong khi vòng B chỉ chứa một nhóm rút và nhóm đẩy điện tử chloro (có +R > -I nên tác động tổng cộng là nhóm định hướng ortho và para). Nên phản ứng thế thân điện tử trên nhân thơm sẽ xảy ra ở vị trí ortho còn lại ở trên vòng B. Vì chloro là nhóm xuất tốt, nên khi sục khí NH3 (dùng bình gas NH3) vào bình phản ứng, acid chloride A1 sẽ chuyển thành sulfonamide B. Lưu ý là nếu trộn amine (hay amoniac) với acid carboxylic mà không có xúc tác đặc biệt thì sản phẩm chỉ là muối chứ không là amide. Do đó nhóm OH trong acid carboxylic thường được chuyển thành Cl với SOCl2 bằng cách đun hoàn lưu một thời gian ngắn. Tương tự như ở trên, xử lý B1 với khí ammoniac sẽ thu được amide C. Có điều lạ trong phản ứng này là sao lại dùng NH4OH (dung dịch ammoniac trong nước mà không dùng khí ammoniac) vì rất nguy hiểm! Các chloride acid ROCl đều rất háo nước, khi gặp nước ngay lập tức chuyển thành RCOOH và tỏa nhiệt dữ dội gần giống như nhỏ H2O vào acid H2SO4 đậm đặc! Bài này dùng NH4OH chắc là acid B1 này rất bền? Đã rất bền sao còn dễ phản ứng tạo amide? Hổng hiểu sao lại dùng NH4OH chắc do chưa quen làm thực nghiệm?

Cuối cùng đôi điện tử tự do trên nguyên tử nitrogen của amide sẽ tác kích thân hạch vào nhóm carbonyl để đóng thành vòng năm. Scooby-Doo có cảm giác là driving force sẽ phản ứng đi thẳng từ B1 ra luôn chloropthalidone 1 chứ không dừng lại giữa chừng ở sản phẩm C. Vì điều kiện khử nước không rõ ràng nên không biết sản phẩm chính là chloropthalidone 1 do khử nước theo cơ chế phản ứng (baz yếu NH4OH là đủ) hay là chloropthalidone 2 khử nước có xúc tác acid hoặc xúc tác baz mạnh (hydroxide hoặc mạnh hơn).

Phianh khi nào có đáp án thì post lên để tham khảo nhe nếu mình đoán sai.

Có ai biết A , B là gì kô? sao ở PƯ đầu dùng anhydic acetic để làm gì vậy?

theo mình còn E, F ai biết là gì kô? nhân tiện cho em hỏi ứng dụng của chất cuối cùng

có một chút ý kiến: C: nhóm OH- nối vào C nối đôi sẽ chuyển sang dạng xeton bền hơn (có nghĩa là C có 2 nhóm xeton) D: phản ứng cộng acetal vào nhóm C=O phía dưới là đúng rồi, nhưng hình như bạn vẽ công thức nhầm E: phản ứng tách nước giữa nhóm xeton còn lại và ure F: phản ứng thủy phân để trả lại nhóm xeton phía dưới

Giống như dung dịch formalin, glyoxal bán trên thị trường có chứa 38-42% nước theo khối lượng (w/w). Nên phản ứng giữa urea và glyoxal sẽ tạo thành chất trung gian là imine mạch vòng A1 (Em tư đọc phần cơ chế phản ứng giũa amine và carbonyl dể tạo thành imine!). Tiếp theo là sự cộng nước vào imine vòng này để tạo thành A2. Điều đáng lưu ý là bài tập này mang cảm tính lý thuyết, không chỉ rõ điều kiện thí nghiệm nên rất khó đoán sản phẩm tiếp theo. Tác giả nên cho biết phản ứng thực ở pH mấy và tỉ lệ mol giữa các chất tham gia phản ứng.

Trong thực nghiệm, nếu phản ứng thực hiện trong môi trường baz (pH = 8-12) và tỉ lệ của ure : glyoxal = 1:1, sản phẩm sẽ là A2 chính là A. Nếu phản ứng thực hiện trong điều kiện acid (pH = 1) và tỉ lệ mol ure:glyoxal = 2:1, A2 sẽ tiếp tục phản ứng với một phân tử urea khác để tạo thành A3 chính là A. Có lẽ, cơ chế phản ứng có lẽ SN1 sẽ ưu đãi hơn SN2 đối với carbocation nhị cấp sinh ra từ sự khử nước. Sự tạo thành A3 cũng có thể giải thích bằng cách đóng vòng trung gian mạch hở A4.

Điền kiện phản ứng với NBS cũng không đầy đủ nên không biết NBS sẽ đóng vai trò oxid hóa nhóm OH thành ketone theo phản ứng Corey-Kim hay là chuyển nhóm OH thành Br, và nếu chuyển sẽ chuyển cả hai nhóm hay chỉ một nhóm OH tùy theo đương lượng NBS được sử dụng.

Giả sử chỉ có thế một nhóm OH bởi Br. Trong môi trường kiềm, phả ứng khử HBr của B xảy ra tạo enol trung gian và sẽ hỗ biến thành ketone (trường hợp này là lactam). Sau đó, mình không hiểu phản ứng với urea để làm gì, chắc là theo đề nghị của nanoman. Bước cuối chỉ là loại bỏ nhóm bỏ vệ ketal vòng trong môi trường acid. Phản ứng này thường chỉ cần đun nhẹ là xong nhưng trong một số trường hợp phải dùng đến acid rất mạnh như CF3COOH.

Bài này không cho cấu trúc hoặc công thức phân tử của sản phẩm cuối nên khó đoán quá.

Có chuỗi PƯ này :

Theo mình: A:
B : C : E : F : H : I : mọi người cho ý kiến thử.

Bài này dài quá nên mình không viết comment như mọi lần. Và dưới đây là ý của mình để giải chuỗi phản ứng này. NaBH4 (dạng bột hay viên màu trắng) chỉ hoàn nguyên aldehyde và ketone, không hoàn nguyên ester và acid carboxylic. LiAlH4 (dạng bột hay viên màu xám) hoàn nguyên được aldehyde, ketone, ester và acid carboxylic. Tuy nhiên, LiAlH4 hoàn nguyên trực tiếp acid carboxylic cho hiệu suất thấp và thường phải đun hoàn lưu, nên đôi khi alcol sản phẩm không bền sẽ bị phá hủy. Vì vậy nhóm acid thường được chuyển thành nhóm ester trước rồi sau đó hoàn nguyên bằng LiAlH4 thì cả hai bước phản ứng đều thường đạt hiệu suất trên 95% (như chuyển hóa I qua J)

Để thực hiện phản ứng hydrogen hóa ở áp suất cao, mình thường dùng thiết bị “Parr” như hình dưới đây. Có thể thực hiện phản ứng ở áp suất gần đến 2000 PSI. Thông thường mình chỉ làm phản ứng từ 400-1000 PSI cho an toàn để còn ăn Tết! :slight_smile: Bạn có thể đọc thêm thông tin về “Parr apparatus” trong link ở dưới http://www.parrinst.com/default.cfm?page_id=243

Đọc những bài này chủ yếu đọc comment của anh Scooby-Doo, quá hay luôn, thanks anh nhiều !

Note phianh: Bạn upload hình trên imageshack.us nên upload định dạng jpg, ko nên dùng định dạng png, tất cả các bài trước bạn hỏi đều bị mất hình do điều này. Thật tiếc cho các thành viên chưa coi đề bài ra sao, và cũng ko hiểu gì nếu chỉ đọc comment của anh Scooby-Doo. Hi vọng phianh khắc phục điều này. Và nếu rãnh, bạn có thể upload lại các hình đã bị mất ở trên ko !? Thanks much !

Để bài post này ko trở thành spam, mình có một câu hỏi nhỏ nằm ngoài lề chuỗi phản ứng trên: “Vì sao hoạt tính hoàn nguyên của LiAlH4 lại khác so với NaBH4”. Chỉ hỏi vui thôi ! hehe ! :nguong (

Có chuỗi nữa muốn hỏi mọi người : theo mình nên tổng hợp : mọi người cho ý kiến thử

Ngay bước 2 đã thấy sai rồi. Ở đây sai hai điểm cơ bản

  1. Phản ứng Dieckmann không dùng cho axit
  2. Sản phẩm thiếu 1 cacbon, nếu hiểu là đã decacboxyl cũng sai nốt, vì đã decacboxyl phải có nhiệt, chẳng lẽ để không không thế lại bay mất một nhóm COOH ^^

Bạn phianh này thích mang đề thi lập đội tuyển quốc tế lên hỏi đố mọi người nhỉ ^^

Giải pháp của em có quá nhiều “problem” ở trong đó.

  • Bước 1: Oxid hóa cyclohexone thanh diacid không dễ vì nếu dùng tác nhân oxid hóa mạnh sẽ phá cỡ cấu trúc không kiểm soát được. Nếu muốn phải chuyển hóa cyclohexone thành cyclohexanol rồi cyclohexene. Khi đó mới dùng phản ứng ozonolysis để chuyển thành dialdehyde và oxid hóa thành diacid. Quá dài dòng!!!
  • Bước 2: NaOEt không thể tồn tài trong môi trường acid và phản ứng Dieckmann chỉ áp dụng cho diester. Sau đó mới thủy giải và khử nhóm carboxyl.
  • Bước 3: problem tương tự bước 1
  • Bước 4: Chỉ cần chuyên cyclopentanone thành cyclopentene là có thể dùng phản ứng ozonolysis để tạo dialdehyde 5C.
  • Các bước tiếp theo cũng bị nhiều problem nhất là buớc cuối có cạnh tranh của phản ứng thế SN2 và phản ứng aldol.

Khi làm bài tập tổng hợp hữu cơ, em nên đi theo phương pháp phân tích hồi tổng hợp (retrosynthesis) để tìm ra mối liên hệ cấu trúc giữa tác chất và sản phẩm (target structure) để tìm ra chuyển hóa thích hợp. Như sơ đồ gợi ý nhanh dưới đây: Vì cyclohexone có Halpha mang tính acid nên ta có thể lợi dụng đặc điểm này để gắn cái gì đó vào mà sau đó kể thể chuyển hóa thành nhóm ketone và dùng phương pháp thích hợp để loại bỏ nhóm ketone ban đầu là xong. Có thể em tìm được cách khác ngắn hơn và hay hơn giải pháp do tui đề nghị.