cơ chế E1cb?

cơ chế E1 khi nào được gọi là cơ chế E1 cb :bepdi(

pư E1 cb là phản ứng qua trung gian 1 anion mình không biết làm sao để vẽ cơ chế cho trannguyen được (Bình thường nhóm OH khôgn làm nhóm xúât nhưng trong phản ứng E1cb thì OH là nhóm xuất) mà khó hiểu quá chắc cần phải có một cái gì đó minh hoạ cơ vậy các pro có cái ví dụ nào về E1cb không post lên cho trannguyen đi sẵn tiện cho mình hỏi có cách nào đánh ct hóa học từ diễn đàn không

Trong phản ứng khử có ba cơ chế cơ bản là E1 (qua trung gian carbocation), E2 (concerted one-step) và E1cB (qua trung gian carbanion). Lưu ý: phản ứng khử E1cB không phải là một dạng của phản ứng khử E1.

Một đặc điểm quan trọng giúp nhận ra chất nền có thể cho phản ứng khử E1cB là chất nền đó có chứa nhóm rút điện tử mạnh giúp an định carbanion sinh ra.

Cuốn “MARCH’S ADVANCED ORGANIC CHEMISTRY” viết khá rõ phần cơ bản về phản ứng E1cB, bạn nên đọc thêm cuốn này có link trong diễn đàn hoặc thư viện Khoa Hóa, ĐH KTN TPHCM. Để đọc nhanh về phản ứng khử E1cB bạn xem trong các link sau vì mình không có thời gian dịch và post lên hết.

http://www.uiowa.edu/intlinet/unijos/departments/pharmacology/elimination%20reactions.htm http://osxs.ch.liv.ac.uk/~ng/external/Elimination%20-%20E1cb.html

Lưu ý: ký hiệu “E1cB” rất hay bị viết sai thành ra “E1cb”.

cám ơn anh Doo nhiều nha vậy là viết E1cB chứ khôgn phải là E1cb à anh nói vậy thì phản ứng Ei có được xem là phản ứng khử không Về bản chẩt Ei là phản ứng nhiệt phân đó anh Em nghĩ E ở Ei có nghĩa là elimination -là khử khôgn biết có đúgn khôgn anh doo giải thích cho em đi

Viết đúng theo quốc tế là E1cB. Rất nhiều người viết nhầm E1cB thành E1cb, kể cả thầy cô giáo.

Ei đúng là phản ứng khử rồi. Đây là dạng phản ứng khử nội phân tử nên có chữ “i” tượng trưng cho “internal” hoặc “intramolecular”. “E” tượng trưng cho chữ “Elimination”. Một đặc điểm để biết phản ứng khử xảy ra là: sau phản ứng độ bất bão hòa (không no) của sản phẩm cao hơn chất nền ban đầu.

“Reduction” nên dịch là hoàn nguyên. Ví dụ: hoàn nguyên aldehyde, ketone thành alcohol. Sách ở miền Bắc hay dịch “Reduction” là khử nên gây nhầm lẫn giữa “Reduction” và “Elimination”. Đặc diểm nhận biết phản ứng hoàn nguyên: độ bất bão hòa (không no) của sản phẩm thấp hơn chất nền ban đầu.

Trong phản ứng thế, sẽ không có sự thay đổi về độ bất bão hòa giữa sản phẩm và tác chất.