cơ chế thụ động hóa

ai cũng biết Al, Cr, Fe bị thụ động hóa với H2SO4, HNO3 đặc nguội. thế nhưng sự thụ động hóa trong SGK không hề giải thích rõ… Mình tham khảo và theo ý kiến chủ quan là do trên bề mặt kim loại tạo một lớp oxit ngăn không cho phản ứng xảy ra. thế nhưng như vậy nghĩa là khi tạo hỗn hống Hg-Al thì mảnh Al sẽ bị ăn mòn hết, sự thật lại ko phải vậy!!! Anh em nào có cách giải thích cặn kẽ hơn có thể trình bày giúp mình đựoc không, cảm ơn nhìu :24h_057:

Không hiểu yukihearth nói hỗn hỗng Hg-Al ở đây có nghĩa gì. Thụ động hóa là quá trình đúng như bạn nói là tạo ra một lớp màng bảo vệ (oxide, carbua, nitride…) bằng nhiều phương pháp khác nhau như hóa học, điện hóa, hấp thụ…Phá vỡ thụ động hóa có nghĩa là làm mất đi lớp màng bảo vệ. Nói tóm lại là bạn diễn đạt chưa rõ ràng. Hg tạo hỗn hống với Al rất tốt, chính vì vậy nhiệt kế Hg không được phép đem lên máy bay. Các bạn đọc thêm ở đây

From Wikipedia Aluminium in air is ordinarily protected by a molecule-thin layer of its own oxide which is not porous to oxygen. Mercury coming into contact with this oxide does no harm. However, if any elemental aluminium is exposed (even by a recent scratch), the mercury may combine with it, starting the process described above, and potentially damaging a large part of the aluminium before it finally ends (Ornitz 1998).

The net result is similar to the mercury electrodes often used in electrochemistry, except instead of providing electrons from an electrical supply they are provided by the aluminium which becomes oxidized in the process. The reaction that occurs at the surface of the amalgam may actually be a hydrogenation rather than a reduction.

The presence of water in the solution is reportedly helpful—even necessary; the electron rich amalgam will oxidize aluminium and reduce H+ from water, creating aluminium hydroxide (Al(OH)3) and hydrogen gas (H2).

Due to the reactivity of aluminium amalgam, restrictions are placed on the use and handling of mercury in proximity with aluminium. In particular, mercury is not allowed aboard aircraft under most circumstances because of the risk of it forming amalgam with exposed aluminium parts in the aircraft. In the Second World War, mercury was used to sabotage aircraft

mình cũng được cô dạy là tạo thành lớp màng bảo vệ oxit bên ngoài. cái này có khi nào nhầm qua hiện tượng màng oxit Al bảo vệ Al khỏi bị oxi hóa không. vì oxit nhôm cũng pư với axit kia mà.

còn chuyện hk Al-Hg tan trong H2SO4 đặc nguội thì mình nghĩ đơn giản hơn nhiêu nhưng không biết có chính xác không. vì Hg không thụ động trong H2SO4 đn. do đó sẽ phản ứng làm nồng độ H2SO4 trở nên loãng hơn do đó không còn bị thụ động với Al nữa. pư H2SO4 +Hg cũng là một pư tỏa nhiệt. tiếc là mình chỉ được học chay thôi nên không có cơ hội kiểm nghiệm