công nghệ tạo màng polymer

-Xin có ý kiến với mailinh1490 như thế này: Không rõ là mailinh mún hỏi là bao bì màng ghép phức hợp hay là màng phức hợp.

  • Bao vì màng ghép phức hợp là kết hợp nhiếu lớp màng phức hợp lại với nhau với các công nghệ như: ghép khô, ghép đùn, ghép không dung môi…
  • Còn màng phức hợp thì C.H.V đã trình bày rồi.
  • Bạn cần nói rõ bạn mún gì mình biết j sẻ chia sẻ với bạn.

e cần tài liệu về bao bì màng ghép phức hợp đó a. a giúp e với dc ko? 24/8 là phải báo cáo rùi!

ace ơi!cho minh hỏi lam sao minh có thể biết đc màng nào sẽ ghép dc vời nào mà ko dụa vào đặc điểm ví đ điểm biết chưa chắc ẫ ghép dc.thak ace nhìu

Về cơ bản tất cả các màng có thể ghép được với nhau tuỳ vào mục đích sử dụng củng như công nghệ ghép.

Các anh chị có thể cho em biết các phương pháp ghép màng bao bì phức hợp được không ạ ? Làm thế nào để ghép OPP/MCPP; OPP/CPP;BOPP/CPP;BOPP/MCPP dùng trong túi bánh kẹo ; túi trà , cà phê , sữa ,… ạ ? Em cám ơn các anh chị nhiều lắm !!! :021_002:

Mình cũng đang tìm hiểu về các chỉ tiêu trong phân tích màng nhựa. Bà con nào biết xin cho ý kiến nha.

Theo các cấu trúc mà bạn đưa ra thì phuơng pháp dùng để ghép là ghép khô. Ghép khô có 2 dạng là ghép khô không dung môi và có dung môi. Keo dùng cho ghép khô là hệ keo urethane. Tuỳ vào yêu cầu sản phẩm mà dùng loại keo có dung môi pha hoặc không dung môi. Những cấu trúc bạn vừa nêu lên không có cấu trúc dùng cho sữa đâu bạn, vì yêu cầu bao bì bảo quản sữa những cấu trúc này không đáp ứng đủ chỉ tiêu về giữ mùi, thẩm thấu oxy, hơi nước.

Các anh chị có thể cho em biết là màng PP định hướng một chiều (OPP) và màng PP định hướng hai chiều (BOPP) có cấu tạo khác nhau như thế nào không ạ ? Vì em thấy cả hai loại này đều có cùng công dụng là làm lớp ngoài cùng của bao bì phức hợp dùng để in ấn ạ ? :vanxin(

hi! a huy em mới vào nghề nên chua co nhiều tài liệu về bao bì in,tráng,ghép màng thì share cho em với thak a huy nhiều nha

Bạn nanu thân mến,

Do bạn mới vào nghề nên chuyện cần làm đầu tiên hết tại cơ quan là kiến tập và đọc cho hết những tại liệu liến quan tại nơi đó NHẰM PHỤC VỤ NGAY kiến thức cần thiết cho công việc hiện tại của bạn.

Sau đó, khi đọc mà không hiểu, khi kiến tập ( quan sát) mà chưa rõ, thì vào đây, cùng nêu câu hỏi thực tế ra , mọi người sẽ giúp bạn những tài liệu tiếp theo hoặc giải thích thêm cho bạn được thông suốt.

Mong là không những bạn mà các bạn khác có post lên đây câu hỏi với nội dung na ná “EM MỚI VÀO NGHỀ…” nắm rõ cách thức này.

Thân,

Teppi

Chào bạn. mình đang quan tâm loại màng chịu được thanh trùng ở nhiệt độ từ 125 - 130oC. bạn có tài liệu hoặc công nghệ sản xuất loại màng này không? nếu có bạn giúp mình 1 chút nhé. địa chỉ mail của mình squal565@yahoo.com

chào ace!cho mình hỏi có ace nào có tài liệu nói về hiện tượng coating weihgt ko?share cho mình với,mới vào nghề nên cái gì cũng mơ hồ cả,thak ace nhiu lắm:24h_027:

:24h_094: Mình đồng ý với ý kiến của bạn!! Nhưng cho mình hỏi thêm. Màng PVC độc nhưng có tính kết dính cao và thẩm thấu tốt.Màng PE ko tốt bằng màng PVC. Vậy muốn tăng tính kết dính và độ thẩm thấu nước cho màng PE thì cần những phụ gia gì???

Hi Bạn LUKHU! Màng PVC có nhiều loại và được sản xuất tùy theo mục đích sử dụng mà có độc tình hay không.Ví dụ màng PVC sử dụng cho ngành dược rất nhiều,tất nhiên là phù hợp với TC dược phẩm. Màng PVC tính hàn dán, kết dính tốt, tính cản thẩm thấu Oxi hay hơi nước tốt.Nhưng có đặt tính không mềm dẻo và dễ dàng ghép với vật liệu khác,nên trong ngành bao bì mềm hay sử dụng PE.Ngoài ra giá thành PE cũng rẻ hơn. Màng PE muốn tăng tính hàn dán và kết dính có nhiều cách : -Sử dụng hạt nhựa ( resin) có mạch nhánh dài ( C6 hoặc C8) trong lớp C ,ví dụ :1018 Series (mLLDPE) của Dow hay 1088 series. -Nồng độ phụ gia ( Anti block ,Anti slip hay phụ gia hỗ trợ gia công) thấp.Bạn có thể tham khảo cách sử dụng của nhà SX. Còn muốn tăng tính cản oxi hay hơi nước cho màng PE không hiệu quả lắm vì tính cản của PE rất kém.Có thể tăng tỉ lệ LLDPE trong công thức gia công, nhưng tính chất quang hoc hay cơ lý sẽ thay đổi theo và khó gia công. Trao đổi với các bạn vài ý kiến, nếu bạn nào có ý kiến hay hơn xin Post để mọi người tham khảo nhé. Các bạn quan tâm đến bao bì mềm có thể vào website sau để tham khảo thêm nhé

Chào bạn hypericum !!! Đúng là tông tin mình đang cần rùi, Nhưng cho hỏi thêm: Bạn nói :" Nồng độ phụ gia ( Anti block ,Anti slip hay phụ gia hỗ trợ gia công) thấp.Bạn có thể tham khảo cách sử dụng của nhà SX." thì : Phụ gia Anti block có rất nhiều loại: Bis-amide :Ethylene bisstearamide (EBS), Trung amit : Stearyl erucamide, Tiểu amit : Stearamide v.v…Vậy trong màng PE thì thường dùng loại nào? Phụ gia Anti Slip thì mình không biết cụ thể là chất nào vậy bạn? Có thể cho mình thông tin chi tiết hơn không? Còn hỏi nhà sản xuất thì mình đã thử liên hệ nhưng vì lý do bảo mật nên họ ko cung cấp thông tin cụ thể. Vui lòng cho mình thêm thông tin nhé!!! Cảm ơn bạn nhiều nhé!!! :24h_057:

Hầu hết các công ty mỗi công ty nếu có khả năng thổi màng thì sẽ có một công thức thổi màng riêng không công ty nào giống công ty nào về hàm lượng các phụ gia thêm vào mặc dù có thể họ dùng chung hạt phụ gia do các nhà cung cấp. Về hạt phụ gia thì hầu như trong lĩnh vực này 2 đại gia là Dow và Exxon Mobil chiếm phần lớn thị trường(phần nào đó là liên doanh giữa Dow và SCG). Còn về Anti Block dùng trong màng PE thì Bis amide thông thường được sử dụng. NCC sẽ cung cấp cho bạn hàm lượng phụ gia trong hạt họ bán cho bạn và tư vấn cách sử dụng, vấn đề này thi Dow làm khá tốt Hiện nay vì sức ép của các nhà hoạt động môi trường các tập đoàn lớn như Dow và Exxon Mobil đang cắt giảm rất nhiều sản lượng PE của mình vì thế màng CPP có khả năng sẽ thay thế PE trong lĩnh vực này, tuy về khả năng hàn dán không bằng PE

Xin chào các anh (chị) trong diễn đàn. Hiện nay mình có một vấn đề kỹ thuật xin nhờ mọi người tư vấn giúp. Mình có một loại hạt vô cơ, đường kính hạt khoảng 2mm. Mình cần bọc hạt này bởi một lớp bảo vệ (nhựa hoặc cao su). Vậy hiện có công nghệ nào làm việc này hay ko? và dùng loại nhựa hay cao su nào? Về độ bền cơ học của màng thì không yêu cầu cao.