Đạo đức học đường và những suy nghĩ!

Mấy hôm nay dân cư mạng xôn xao về 1 việc tạt axit của 1 sinh viên trường Đại học Nông Lâm vào chính người thầy của mình. Đây thực sự là 1 việc đáng buồn và đáng lên án, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tình hình đạo đức và bạo lực học đường trong xã hội hiện nay. Nhất là thái độ và cách ứng xử của SV đối với các thầy cô giáo của mình. Nhưng nếu nhìn vào bản chất của vấn đề, nguyên nhân vì sao mà người học trò này dám hành động như vậy đối với người thấy, người đã truyền kiến thức cho bạn ấy.Một thái độ hung hăng và không hối hận, định truy sát đến cùng người thầy của mình cũng là một điều đáng suy nghĩ. Đây có thể là kết quả của một quá trình ức chế lâu dài mà đỉnh điểm của việc không được cấp bằng tốt nghiệp đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc trên? Đành rằng sinh viên thì phải cố gắng học tập nhưng liệu người thầy kia có thái độ trù dập gì với bạn này không? Công sức 4 năm đại học cuối cùng trở thành công cốc thì có ai mà không đau lòng? Cách đây vài tháng cũng có 1 bạn học viên cao học trường ĐHKHTN qua bên Viện KHVLUD xin làm luận văn. Được 1 khoảng thời gian thì người thấy bị mất laptop và thế là thấy lại đổ cho người này lấy. Điều đó khiến bạn ấy phải bỏ dở đề tài cũ để tìm đến với đề tài mới với 1 người thấy khác với biết bao nhiêu thời gian và công sức đã bỏ vào đó. Trong khi các bạn cùng lớp đã làm xong đề tài gần hết thì bạn ấy lại bắt đầu lại từ đầu. Rất may bạn ấy đã được các thầy cô ở trường an ủi và khuyên nhủ. Thế mới biết “không có lửa làm sao có khói”. Người thấy đứng trên bục giảng phải hết sức tâm huyết, đức độ; phận làm trò phải ra sức học tập. Có như vậy mối quan hệ thầy trò mới bền vững và lâu dài được, tránh xảy ra những điều đáng tiếc như trên.

mình cũng nghĩ như các bạn.có lẽ ta nên nhìn vấn đề từ hai phía chứ đừng chủ quan.mình nghĩ muôn sáng tỏ tốt nhất là phúc khảo lại những bài thi của bạn sinh viên này như vậy có lẽ công bằng nhất

Hi,

Không chỉ sinh viên mà cả các giảng viên , phụ giảng cũng từng là nạn nhân của Vấn đề Hành chính hành sinh viên, thầy cô.

Tôi cũng từng là nạn nhân của chuyện trễ nãi giấy tờ hay thông tin làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá dẫn đến bị thi lại lúc là sinh viên. Lúc là người giảng dạy cũng bị vấn đề thông báo lịch thi, xếp phòng, thay đổi phòng…trễ gây lúng túng cho công việc vốn rất bận rộn và dày kín lịch của mình.

Tuy nhiên tôi hoàn toàn không ủng hộ cách phản ứng và hành xử côn đồ của sinh viên này. Bài học chua xót rút ra là chúng ta vẫn chưa có một khung hoạt động hiệu quả về tư vấn hổ trợ tâm lý sinh viên trong các trường.

Còn đứng về phía người thủ ác, chuyện này không đến nỗi phải hành xử như vậy nếu như tự thân anh ta biết cố gắng và kiên trì theo đuổi mục tiêu.Tại sao anh ta không liên tục “đeo bám” việc hoàn thiện điểm yếu kém của mình qua các lần thi? Tại sao anh ta không biết tìm đến hỏi đúng người,như nhờ Đoàn trường hổ trợ về thủ tục ? Tại sao anh ta không chủ động học thêm Anh văn mà thụ động chờ đến thi thì mới ôn luyện?

Về phía nạn nhân, tôi thấy đáng tiếc vì Thầy quá nguyên tắc khi trước đối tượng có hành vi côn đồ manh nha từ trước. Nếu mềm dẻo hơn, có thể thầy đã tổ chức một cuộc họp giữa các bên liên quan ( sinh viên, chủ nhiệm khoa bộ môn, người giảng dạy, phòng tổ chức hành chánh- sinh viên) để tạo một không khí hòa dịu và công bằng hơn đối với sinh viên này và việc trả lời quyết định nên là Phòng tổ chức và chủ nhiệm bộ môn trước khiếu kiện của sinh viên này chứ không phải là Thầy.

Tóm lại, không ai chấp nhận việc xin điểm, nâng điểm không đúng năng lực. Thực tế, khi tôi tiếp nhận và phỏng vấn những sinh viên mới. Họ sơ của họ nghe kêu như AV bằng cử nhân, … nhưng hỏi vài câu là lòi ngay. Không thể chấp nhận những loại người thăng tiến nhờ xin xỏ chạy điểm.

Thân,

Teppi

Một đề nghị là mục này chỉ dành cho các thành viên đang ký với độ tuổi là sinh viên trở lên. Các bạn thành viên là học sinh thì xin miễn được tham gia bàn luận.

Trường hợp này tôi nghĩ, người chịu trách nhiệm lớn nhất phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo (tôi không chỉ trích Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, vì Bộ trưởng mới lên làm việc thôi). Bộ Giáo dục đã đưa ra quy định thời gian phải hoàn tất đại học trong vòng 6 năm. Nếu không sẽ phải buộc thôi học. Đây ra quy định rất cứng nhắc và có điều phi lý. Trước đây khi chương trình học phân bố theo năm học (học hết năm này lên năm kế tiếp, không qua thì học lại năm đó), thì quy định này có vẻ hợp lý. Nhưng hiện nay đã theo hệ thống tín chỉ, sinh viên có thể flexible hơn. Tức là chỉ cần hoàn thành đủ số tín chỉ yêu cầu là được, không cần phải hạn chế số năm học. Ở Mỹ không hạn chế số năm học, có thể học trong 5 năm, 10 năm, hay lâu hơn cũng được. Nếu trong khoảng thời gian học mà có đột biến, VD như không có tiền học tiếp, hoặc có ý tưởng kinh doanh…thì có thể nghỉ học vài năm để kiếm tiền hoặc mở công ty, sau đó quay lại học cũng được.

Như trường hợp này, chỉ còn mỗi 1 môn, nếu không giới bị giới hạn số năm (6 năm) phải hoàn thành thì không phải nghĩ quẫn để đi đến hành động điên rồ như thế này. Về phía người thầy hoàn toàn không có lỗi trong chuyện này. Điểm kém thì không thể nào cho qua được (có thi lại 10 lần mà kém vẫn không thể cho qua, nói gì có 4 lần). Việc làm thế nào để qua 1 môn học là chuyện của sinh viên, không phải chuyện của người thầy. Thấy yếu kém thì phải biết tự khắc phục. Với hành động điên rồ này, tôi nghĩ phải nên truy cứu tội cố ý giết người chứ không thể truy cứu với tội cố ý gây thuơng tích được.

Trường hợp này là chuyện quá bình thường. Việc làm 1 thời gian bị advisor đuổi không có gì là lạ. Khi không còn tin tưởng, thì rất khó làm việc chung. Trong group mình có người theo advisor 3 năm, thấy không thể tiếp tục với advisor đó nữa nên quit, chuyển sang làm với advisor mới, bắt đầu lại từ đầu. 1 người khác học 5 năm, sắp hoàn thành PhD, nhưng không thích làm tiếp với advisor nữa nên quit, ra ngoài industry làm luôn. Một số người làm vài năm thì advisor chết, thế là bỏ luôn. Chuyện mất 1 vài năm mình nghĩ cũng không có gì là quá quan trọng.

Điều trớ trêu là ông thầy này sau khi bị mất latop nên cái dự án bạn học viên kia đang làm không xin được tiền nên đã ra tay. Nguy hiểm thật! Nghe nói ông này chuẩn bị lên viện trưởng bên đó thì phải, hic. Thiết nghĩ các bạn SV trước khi chọn advidsor nên tìm hiểu kĩ xem uy tín của người thầy đó như thế nào rồi mới xin nhận hướng dẫn chứ không là rách việc lắm. Tốt nhất là các thầy cô ở trường chứ nhận lang mang ở ngoài thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra đâu. Thân!