đệm trong chuẩn độ pH

Mình muốn hỏi là trong chuẩn độ pH trước hết phải chỉnh điện cực thủy tinh bằng đệm pH 7. Tại sao phải dùng đệm và lại dùng đệm pH 7 trước nhất? Có phải là dùng đệm vì để pH dung dịch thay đổi trong quá trình chuẩn độ không ảnh hưởng bởi pH trong màng? Mình không hiểu lắm về vấn đề này. Xin mọi người chỉ với

Trước hết bạn cần phải hiểu các thuật ngữ sau: isopotential point (điểm đẳng thế), và zero point. isopotential point : là pH tại đó ít thay đổi theo nhiệt độ, các đường biểu diễn E = f(pH) tại các nhiệt độ khác nhau sẽ giao nhau tại điểm này. zero point : pH tại đó E = 0 (thế ở đây là thế của điện cực thủy tinh). Cũng cần nói thêm rằng: pH meter hiển thị giá trị pH thông qua phương trình Nernst : E = Eo - kpH, trong đó k là đại lượng thay đổi theo nhiệt độ. Thông thường, các nhà sản xuất pH meter và điện cực sẽ thiết kế sao cho 2 điểm này càng gần nhau càng tốt, lí tưởng thì 2 điểm này trùng nhau sao cho pH tại đó bằng 7. Việc hiệu chỉnh lại pH meter nhằm hiệu chỉnh thế bất đối xứng va bù trừ ảnh hưởng của nhiệt độ (k) Đệm pH 7 thường dùng đầu tiên với mục đích hiệu chỉnh về zero point. Nếu ta đưa đưa đệm pH 4 hoặc pH 10 thì lúc này pH meter sẽ hiểu giá trị zero point của lần hiệu chỉnh trước để hiện thị giá trị pH, lúc này pH hiển thị được sẽ sai lệch rất nhiều so với lý thuyết. Nếu muốn hiểu sâu hơn thì cần thêm 1 ít kiến thức về thiết bị! THÂN!!!

Theo mình biết thì khi người ta thiết kế cho điểm đẳng thế trùng với điểm zero,thì khi đó tại pH = 7 -> E = 0 và được gọi là điểm đẳng điện. Khi vẽ đường chuẩn là đường tuyến tính E = f(pH) thì sẽ giao với trục E tại pH bằng 0 dù các đường chuẩn có khác nhau về độ dốc. Đúng ko bạn. Mình thấy nó khá giống với thực tập hóa lý 2 bài chuẩn độ điện thế KMnO4 với Fe2+ thì phải. Trong bài thực tập hóa pt 2 thì chủ yếu dùng đường cong chuẩn độ nên mình ít liên tưởng đến đường chuẩn thẳng. :cuoimim ( Thật vui