Địa chỉ học về máy sắc ký

xin chào mọi ngừoi!mình vừa biết duợc dịa chỉ hoc về sắc ký và nhưng thiết bị khác nói chung cho phòng thí nghiệm.địa chỉlà 79Truơng địnhQ1.TPhochiminh.trung tâm khoa học công nghệ TPHCM.đt:(08)8239449(khoa sắc ký)hoac (08).8297040 và nhấn phím 0 để nghe hướng dẫn.theo mình biết tại đây có tổ chức dạy định kỳ về rất nhiều thiết bị phòng thí nghiệm.mọtlớp chừng một tuần giá khoảng 2triệu/vnd.ngoài ra họ còn đào tạo theo yêu cầunhưng giá cao lắm.mình hy vọng với thông tin này sẽ giúp các bạn có một địa chỉ để học duợc chi tiết những gì mình đang quan tâm.chúc vui vẻ và thành công:chaomung

Lầu 3, 79 Trương Định, Q.1. Trung tâm phát triển và đào tao sắc ký TpHCM Có những chuyên gia hàng đầu về sắc ký như : GS Chu Phạm Ngọc Sơn, TS Nguyễn Thị Ánh, TS Diệp Ngọc Sương

bạn nói đúng rồi đóa !! học phí theo mình biết thì ko mắc tí nào đâu khoảng 1.5t-2t . Mình học một lớp rồi về thực phẩm , môi trường và dược . ngoài ra còn dạy GC-MS, LC-MS,AAS,ICP … nói chung bạn lên đó họ tư vấn cho. trung tâm EDC-HCM, thấy Sơn, cô Ánh chuyên sắc ký, còn cô Sương thì bên phân tích AAS,Hóa Lý… và là GĐ trung tâm. Thân chào bạn nha. :welcome (

thế các bạn đã học chưa ? mình ở quá xa không thể đến học được nên các bạn có thể post vài chiêu lên được ko ? Hoặc gởi qua email giúp với!!! Cảm ơn các bạn hảo tâm …

Vài ý kiến về các lớp đào tạo nêu bên trên Như các bạn đã biết, hiện nay có một số nơi tại thành phố HCM như trung tâm đào tạo và phát triển sắc ký (EDC-79 Trương Định) hay Trung Tâm Đo Lường Chất Lượng III (trung tâm 3 Quatest có tổ chức những khá đào tạo về một số các lĩnh vực chuyên nào đó như sắc ký, phổ nguyên tử…Học phí quá đắt (khoảng 2-3 triệu/ khóa mà thôi). Mỗi khóa chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Trong một tuần này các bạn học những gì??? Thường thì có 2 ngày học lý thuyết cơ bản và 3 ngày làm thực hành. 3 ngày thực hành sẽ làm những bài thí nghiệm mang tính cơ bản mà thôi. Thế còn những chỉ tiêu phân tích “tiên tiến” thì sao??? Câu trả lời là học viên không có thời gian và khó có khả năng để làm những bài thực hành như vậy. Một trong chỉ tiêu phân tích phức tạp như 3-MCPD, PCB hay PAHs hay aflatoxin… sẽ mất rất nhiều thời gian trong phần chuẩn bị mẫu và phân tích để có kết quả tin cậy. Những chỉ tiêu này trong phòng thí nghiệm phân tích cao cấp thì không phải bất cứ ai cũng làm đuợc. Thường thì chỉ có những người chuyên làm một trong các chỉ tiêu này, họ phải mất cả năm trời để phát triển quy trình và có đủ kinh nghiệm để kiểm soát các quá trình trong xử lý mẫu cũng như phân tích. Chỉ một sơ suất rất nhỏ trong một chu trình phức tạp đó cũng là kết quả sai lệch và đi tong thời gian phân tích cũng như những chi phí để phân tích mẫu đó. Vậy nên đối tượng tham dự những khóa này là ai??? Chỉ có những người đả có một số kinh nghiệm nhất định có yêu cầu rất cụ thể mới nên tham dự, khi tham dự xong, họ phải chắc rằng họ sẽ phát tiriển những phương pháp phân tích cho các đối tượng cụ thể đuợc học trong khóa đào tạo kia. Đối với những người đã qua các khóa đào tạo, không bào giờ họ có thể thành công ngay trong lần thực hành đầu tiên khi thực hiện quy trình phân tích trong lab của mình (cho dù quy trình đó có hoàn chỉnh cách mấy) mà phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng làm việc ròng rã mới khả dĩ có một kết quả đáng kể. Các bạn sinh viên đang còn ngồi trên ghế trường đại học! lời khuyên là KHÔNG NÊN tham dự những khóa như vậy, sẽ mất tiền vô ích bở trình độ các bạn còn quá non kém, các bạn chưa ra thực tế nên những gì đuợc cho là bi quyết quan trọng của một quy trình phânn tích sẽkhông có ý nghĩa gì vớic ác bạn cả. Trong trường đại học, các Thầy cô đã dạy bao nhiêu là bí quyết nhưng các bạn đã có ý thức về điều này? đã nắm đuợc bao nhiêu? Các bạn hãy học cơ bản trước rồi khi ra thực tế làm việc, nếu có nhu cầu thì hãy học sau. 2-3 triệu với Sinh Viên là rất lớn nhưng đối với một doanh nghiệp thì không bao nhiêu, nhiều khi một người có kinh nghiệm đến với một khóa đào tạo như vậy, họ chỉ học vài điều quan trọng cũng đáng giá mấy triệu kia rồi!!! Nói dài dòng để các bạn hiểu, nhưng nếu tôi nói không hợp ý các bạn thì cũng nên bình tĩnh mà suy xét, bởi điều tôi nói là thực tế kinh nghiệm bản thân. Trung tâm dào tạo và phát triển sắc ký hay trugn tâm đo lường chất lượng 3 không lạ với tôi vì tôi là đã và đang là một thành viên trong ban giảng huấn ở đó. Tôi hay nói với các SV của mình là nội dung tôi dạy ở trường không khác mấy so vớinội dugn tôi dạy ở các khóa đào tạo như vậy, ở đó người ta mời tôi, trả cho tôi nhiềutiền, còn ở trường các em học gần như miễn phí mà không chịu học. Tôi gặp rất nhiều cưu sinh viên ở các khóa như vậy và nói thẳng với họ là những gì tôi dạy ở đây cũng đã đuợc dạy ở trường khi các em đó còn là sinh viên. Dĩ nhiên là tôi rất thông cảm với tư duy của các SV bây giờ vì họ không biết những kiến thức họ học trong trường có đuợc sử dụng sau này không? Biết cái nào quan trọng mà học??? Tôi cũng biết đối với người da đỏ ở châu Mỹ ở thế kỷ 14-15 thì vàng và kim cương không khác đất sét. đối với các em sinh viên chưa có thực tế cũng vậy, kinh nghiệm và bí quyết cũng không khác với những kiến thức thông thuờng. Thân ái

Bên phòng phân tích trung tâm trường dhkhtn có mở một số khóa đào tạo về sắc ký, học phí rất mềm, khoảng 250-300 gì đó, sao các bạn lại ko qua đó học nhỉ. Còn bên EDC hay Quatest 3 thì như thầy nói rất là lãng phí vì kiến thức thu được rất là ít.

Các bạn có thể hiểu chưa hết ý tôi Khóa đào tạo nào cũng cung cấp một luợng kiến thức không nhỏ, nhưng vấn đề người học có nhận ra những kiến thức đó đáng tiền hay không? Phòng phân tích trung tâm cũng không hay hơn các nơi khác đâu! Tóm lại là vấn đề ở chỗ người học chứ không phải ở nơi dạy. Tôi cũng có thể mở ra những khóa đào tạo đó, vì tôi cũng đã từng làm như thế qua việc cộng tác với EDC hay Quatest. Nhưng nếu đối tượng học là sinh viên còn chưa tốt nghiệp thì tôi cần phải test trước xem các bạn có đủ trình độ và đủ sẵn sàng tham dự các khóa học đó không. Nếu thấy rằng các bạn chưa đủ trình độ thì tôi khuyên là các bạn phải học cho thật tốt các môn đó ở chương trình đại học trước. Thân ái

Bể học là vô biên, bạn cần cụ thể những kiến thức gì, hay bạn đang kẹt ở chỗ nào trong công việc của bạn. Chỉ những yêu cầu cụ thể mới có thể đuợc giải quyết một cách rốt ráo. Còn “vài chiêu” như bạn nói thì vô cùng, nó có thể là chiêu với người này nhưng với người khác thì vô nghĩa, biết sao đây??? Thân ái

Tôi hiểu ý của bạn giotnuoc và cũng có một số góp ý với các bạn như sau:

Sắc ký là một môn rất quan trọng, có lợi rất nhiều cho các bạn khi ra làm việc nên nếu khi ra trường bạn có thể sử dụng thành thạo các phương pháp sắc ký là rất tốt. Thực tế sắc ký rất đơn giản, đơn giản hơn các bạn nghĩ rất nhiều NHƯNG các bạn phải tự làm mới hiểu được. Một ví dụ này cho dễ hiểu, ngày xưa lúc máy vi tính chưa nhiều, có rất nhiều lớp học về máy tính nhưng nếu chỉ theo học các lớp đó mà không có máy, chưa từng ngồi “quậy” trên máy thì hiểu biết của các bạn về máy tính là rất giới hạn. Ở đây cũng vậy, có nhiều thứ gọi là kinh nghiệm, và kinh nghiệm có được khi bạn tự mày mò tìm hiểu không thể nghe nói mà có kinh nghiệm được đâu.

Nếu muốn học các bạn nên chọn chổ nào cho các bạn thực tập càng nhiều càng tốt, còn học lý thuyết suông thì người chưa biết gì nghe nói một buổi là hiểu rồi, người biết chút chút tự đọc sách cũng được ( nói thật học sinh lớp 10 của năng khiếu tui dạy về HPLC nó còn hiểu chẳng lẽ sinh viên học không hiểu được )

minh thay ban giot nuoc noi rat dung! minh khong truc tiep hoc lop sac ky o EDC hay TT3 nhung minh la ben ky thuat sua may sac ky, thinh thoang minh cung giup KH phat trien phuong phap phan tich, loi khuyen cua minh cho cac ban sinh vien la kien thuc o truong du de cac ban giai quyet cac van de khi su dung may sac ky, cac ban hay lo lang lam sao de dieu khien may( nhu ban chua bao gio dung may vi tinh, thay nguoi khac dung ban thay co ve phuc tap) nhung chi can 1 tuan ban van hanh may, ban se thay cuc ky don gian, quan trong la kien thuc ve sac ky cua ban, ve dung moi co tach duoc chat khong? ve chat nen trong cot GC…va nhieu thu khac ma o truong ĐH cac ban da duoc cung cap day du, con cac ban tham gia cac khoa dao tao tren,cac ban hoc ly thuyet mot it, roi dung nhin thay chi day la may gi, day la bo phan gi… chu cac ban khong duoc truc tiep lam dau. vi vay minh thay khi nam vung ly thuyet sac ky, ke ca MS, cac ban co the vo tu phat trien phuong phap, con ve tai lieu, hoac thac mac, minh thay trong trang web nay noi nhieu lam, chuc cac ban thanh cong:welcome (

Chào mọi người ! Thực ra nếu tham gia mấy khóa đào tạo ngắn ngày (EDC hay TT3 chẳng hạn) thì không nên (Đối với các bạn sinh viên cũng như đối với những người đi làm). Thử hỏi ai cầm chứng chỉ của EDC về mà có thể làm được sắc ký. Do đâu vậy ? Chất lượng đào tạo ở đây quá kém, ai cần chứng chỉ thì đi học về mà bỏ sung cho đầy đủ giấy tờ mà đánh giá ISO thôi à ? Các bạn nên tham gia các khóa học dài ngày ở Các trung tâm vùng thủy sản (NAFI04 chẳng hạn). Tiền học hơi mắc một chút (Một khóa HPLC cho 5 chỉ tiêu khoảng 20t). Ở đó bạn được học lý thuyết và làm mẫu trực tiếp trong khoảng thời gian 15 ngày. Sau khóa học đảm bảo tay nghề OK. Nhưng trước đó bạn nên có một cái nền kiến thức về HPLC cho chắc đã. Thân

Cũng tùy thôi, tùy thuộc vào khả năng của từng người nữa. Một người chưa từng biết gì về sắc kí thì có đi học ngắn ngày hay dài ngay hơn cũng chưa chắc đã biết làm. Học sắc ký không phải là chỉ biết vận hành máy mà phải biết cả về lý thuyết căn bản từ đó mới làm được và phát triển được những ứng dụng cũng như khắc phục, xử lý các tình huống trong từng trường hợp cụ thể. Tuy mình mới ra trường, nhưng phải nói rằng cách dạy và học sắc ký của trường mình là quá hay. Thầy Khuyến dạy sắc kí thì là số một, tuy phần thực hành còn ít bài vì không đủ máy, nhưng phần lý thuyết căn bản thì hữu dụng, ra ngoài làm rồi mới thấy nó quan trọng, còn cách vận hành máy, chạy máy thì dân ta chỉ học trong 3 ngày đã biết rồi…

Chào các su huynh,cho em hỏi chạ một số máy quá phức tạp, nếu có sai sót ji khi đặt chương trình chạy thì khả năng làm hỏng phần cứng của máy có sảy ra ko a, máy có chế độ tự ngắt khi chạy ở chế độ không an toàn không? các anh trả lời giúp với nhe, Thanks!!!

Hi! hiện nay tất cả các máy của các hãng đều có phần mềm điều khiển rất tốt có thể đặt các giá trị cũng như báo cáo tình trạng máy và bảo vệ phần cứng, vì vậy bạn bạn không nên lo lắng lắm (tuy nhiên biết đầy đủ vẫn tốt hơn)

ví dụ như HPLC: hệ đơn giản chịu áp 400 bar,(thường người sử dụng đặt lại limit thấp hơn (250 ~ 350 bar) để bảo vệ máy) nếu trong quá trình phân tích áp suất cao hơn (do nghẹt cột chẳng hạn) pump tự động shut down và báo lỗi, hoặc như GC với nhiệt độ buồng cột giới hạn 450oC thì khi bạn đặt phương pháp với nhiệt độ 470oC phần mềm sẽ không cho phép!!!

ngoài ra một số hãng còn có phần mềm báo trước những phụ kiện cần chuẩn bị thay thế (như đèn UV của HPLC)…

nên đảm bảo đặt phương pháp sai chỉ có…không phân tích ra gì thôi chứ hiếm có khả năng hư phần cứng!!! như máy vi tính thôi, bạn cài phần mềm bị virut thì phần mềm hư chứ phần cứng không vấn đề gì!!!:24h_025::24h_025::24h_025::24h_025::24h_025::24h_025:

Thực tế năm 2003 tôi cũng đã từng tham dự mấy khoá học tại 79 trương định như: Kỹ thuật sắc ký lỏng cơ bản & nâng cao (EDC), an toàn phòng thí nghiệm, …mình nhận thấy như sau

  • Về kiến thức của khoá đào tạo tại EDC (đối với người đã đi làm có chút kinh nghiệm về sắc ký) thật ra cũng chẳng có gì nhưng đối với các doanh nghiệp họ cần đưa nhận viên, kỹ thuật viên của họ đi đào tạo để có chứng chỉ về cho hợp lệ xét ISO, GLP,… còn đối với người được đi học thì coi như đây là 1 sự ưu tiên khác biệt với những thành viên khác trong cty của họ không được đi do vậy những lớp học như trên vẫn có khá nhiều học viên đăng ký.
  • về thiết bị tôi nhận thấy ở đây máy móc quá cũ kỹ lạc hậu: họ dùng máy Shimadzu 10Ap, Shimadzu 2010, các bình định mức, pipet, chưa đạt tiêu chuẩn của 1 phòng Lab kiểu mẫu (Pipet bầu dùng loại 1 vạch là chưa chính xác mà phải dùng loại 2 vạch Class A, tất cả các dụng cụ thuỷ tinh chính xác chưa được hiệu chuẩn kiểm định theo định kỳ, …) và kh nhưng hiện nay chưa biết có gì khác không nữa.
  • về phương pháp, nguyên tắc thì mới và tiên tiến. đây chính là cái mà các học viên cần nhưng với mức học phí đóng góp như trên thì quả thật tôi thấy cũng hơi cao.

Mình đã từng được học ở EDC 1 khóa 1 tuần. Mình chưa nói đến phạm trù kiến thức cung cấp của khóa học này, nhưng mình học được nhiều từ thầy Sơn và từ các bạn ở đó. Tác phong làm việc ở EDC rất tốt, đây là điều mà mình đang cố gắng để xây dựng ở lab mình. Tất nhiên là EDC cũng có những mặt chưa tốt nữa… Nhưng muốn học ở EDC đòi hỏi bạn phải có một cái nền trước đã, ít nhất bạn cũng đã từng làm sắc ký. Còn để học phương pháp thì không quá cần thiết vì mình nghĩ phương pháp là phài phù hợp với từng lab. Còn các application thì lên mạng rất nhiều!! Nói chung đa phần (>50%) các cơ sở cử người đi học là để lấy certificate, hoặc là được tài trợ để đi học (để phục vụ cho ISO với Vilas mà)

<meta http-equiv=“Content-Type” content=“text/html; charset=utf-8”><meta name=“ProgId” content=“Word.Document”><meta name=“Generator” content=“Microsoft Word 11”><meta name=“Originator” content=“Microsoft Word 11”><link rel=“File-List” href=“file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGUYEN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml”><!–[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]–><!–[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState=“false” LatentStyleCount=“156”> </w:LatentStyles> </xml><![endif]–><style> <!-- /* Style Definitions / p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:“”; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-fareast-font-family:“Times New Roman”;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} –> </style><!–[if gte mso 10]> <style> / Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:“Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:“”; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]–>

Các anh Chi oi, cho em hỏi một chút về sắc kí khí với ạ,

Em dùng sắc kí khí để xác định Hydrocarbon trong mẫu, nhưng không hiểu sao em chạy mẫu chuẩn mà nó cũng không ra peak.

Cho em hổi vậy là do vấn đề cột hay la do vấn đề gi ạ?

đây là lần đầu tiên em chạy sác kí khí a, em rât mong có đươc sự giúp đỡ và sự chỉ bảo của anh Chị.

Em cảm ơn nhiều ạ.

có lẽ nhiệt độ cột chưa đạt tới nhiệt độ bốc hơi của loại Hydrocacbon của bạn đang nghiên cứu. Cũng có thể cột có vấn đề. Minh nghĩ như thế.

Hi! khi chạy mẫu phân tích không ra peak. em kiểm tra xem peak dung môi có xuất hiện không, nếu base line bằng phẳng ( không xuất hiện bất cứ peak nào) bạn dùng một cắm đầu ra của cột vào lọ dung môi (hexan chẳng hạn) để xem có bọt khí ra không, nếu không thấy xuất hiện bọt khí, là cột GC của bạn đã bị gãy rồi, nên mẫu không tới được detector! hoặc áp suất của inlet không đủ!

nếu có bọt khí, bạn kiểm tra bộ phận jet (detector FID) có bị nghẹt không, có ngọn ngọn lửa hay không

ngoài ra cũng có thể do chương trình nhiệt, với một số hidrocacbon có khối lượng phân tử lớn- nhiệt độ thấp chất không thể tách ra khỏi cột được!!!

thân chào!:24h_090::24h_090::24h_090::24h_090::24h_090: