Độc tính của kim loại đồng.

Mình thấy có một số đồ dùng được làm bằng đồng mà không rõ chúng có gây độc hay không, ví dụ như chảo rán, muỗng nĩa, tay nắm cửa, trang sức, vân vân… Mình muốn hỏi về độc tính của kim loại đồng. Thông tin mình đã thử tìm rồi, nhưng toàn nói về các hợp chất của đồng (CuSO4, CuO,…) không hà. Các bạn hoặc anh chị, thầy cô nào biết kim loại đồng ở điều kiện sinh hoạt thường ngày có khả năng gây độc, hay chuyển đổi thành một hợp chất gây độc cho con người, môi trường xin chỉ giúp mình với. Mình cám ơn trước. :slight_smile:

Tôi chưa có thông tin về độc tính của đồng kim loại. Tuy nhiên theo thôi biết thì độc tính của một kim loại thường là dạng hợp chất hóa học của nó. Ở những dạng này, kim loại sẽ hòa tan, phân ly trong nước (hay môi truờng thích hợp) và thể hiện độc tính của nó. Các kim loại gây độc thường là tương tác với các hệ enzyme trong cơ thể từ đó ức chế hoạt động của các enzyme này và dẫn đến sự trao đổi chất của cơ thể sống bị rối loạn. Ngày xưa ông bà ta thường sử dụng nồi đồng để nấu thức ăn và họ cũng đã ý thức độc tính của đồng rồi. Kinh nghiệm cho thấy họ không dùng nồi đồng để nấu những thức ăn có tính “toan” (tức là chua), và trong quá trình dùng các dụng cụ bằng đồng, nếu thấy nồi đồng hay các dụng cụ bằng đồng có xuất hiện “ten” đồng thì họ thường bỏ thức ăn đó đi và chùi sạch ten đồng. Ngày nay khoa học ta chứng minh ten đồng tức là malakit hay Cu(OH)2CuCO3. Hợp chất này cũng có thể tan đuợc nhất là trong môi trường acid như nồi canh chua hay dịch vị trong dạ dày. Vài dòng chia sẻ và mong các ý kiến bổ sung. Thân ái

Cám ơn bạn. :slight_smile: Mình cũng nghĩ là để gây độc thì đồng phải chuyển về dạng ion, tan vào dung môi thì mới có thể tương tác với cơ thể để gây độc tính. Ý mình hỏi là ở điều kiện thường, điều kiện sinh hoạt thì đồng sẽ chuyển về những dạng nào có thể gây độc cho người đấy, như bạn đã trả lời là “tanh đồng” (hoặc “ten đồng” cũng là nó) trong nấu ăn. Mình giải thích thêm cho mọi người hiểu câu hỏi thôi. Người quen của mình có đeo nữ trang làm bằng đồng, sau một thời gian thì vùng da tiếp xúc với đồng có màu xanh lục, đi tắm vài lần hết, rồi lại gặp hiện tượng đó. Mình nghĩ đó là tanh đồng, nhưng không chắc lắm. Mình không biết nó có khả năng đi vào cơ thể gây hại gì không, nhờ các bạn, mọi người ai biết chỉ giúp.

Thường thì có người bị dị ứng do đeo nữ trang, khi người ta bỏ nữ trang ra thì hết. Vậy nên bạn nên khuyên người kia là nên bỏ nữ trang bằng đồng ra, mua nữ trang bằng vàng đeo vào nếu muốn làm đẹp. Còn nếu tài chính eo hẹp, mà vẫn muốn làm đẹp thì chấp nhận hậu quả sau này. Đồng nói chung không quá độc theo kiến thức đã biết từ trước đến nay, nhưng những tác dụng của đồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của mỗi người, điều kiện ăn uống sinh hoạt khác nữa. Có những căn bệnh nhìn vào cứ tưởng là không do đồng gây ra, nhưng cũng có thể do đồng xúc tác. KHoa học chưa nghiên cứu hết đâu. Vậy nên càng đon giản càng tốt, ngừoi đẹp vì lụa, tức là đẹp do lụa chứ có phản do bản thân người đó đâu! Hãy tìm cách làm đẹp và không cần trang sức mới hay!!! Thân ái

uhm`, mình từng đeo nữ trang bằng đồng,sau 1 thời gian đeo thì vùng da tiếp xúc với đồng có màu xanh bỏ đeo vài hôm là hết nhưng còn mmons đồ kia thì vùng tiếp xúc với đa cũng 1 phần chuuyeern xanh… tại sao vậy???

Các anh có thể tham khảo cuốn Độc Tố học thực phẩm trong đó nói rõ độc tố của đồng và lượng gây độc trong cơ thể người