Giấy pH từ cây cỏ

Nhiều loại cây có chứa các sắc tố rất dễ phản ứng trong môi trường acid. Ví dụ như loại cây trạng nguyên, loại cây mà lá của nó có màu sắc sặc sỡ như một bông hoa. Mặc dù cây trạng nguyên là loại sống lâu năm ở những vùng có khí hậu ấm, nhưng nhiều người vẫn thích trồng chúng như một loại cây để trang trí vào những ngày mùa đông. Bạn có thể chiết tách sắc tố màu đỏ đậm của cây trạng nguyên và sử dụng nó để tự làm ra một loại giấy pH cho riêng mình dùng kiểm tra xem một chất lỏng là acid hay kiềm.

Vật liệu: - lá cây trạng nguyên - 1 cái cốc hoặc becher - nước nóng hoặc dĩa chịu nhiệt (dùng cho lò vi sóng) - kéo hoặc máy xay - giấy lọc hoặc dụng cụ lọc cà phê - dung dịch HCl 0.1 M - giấm (acid acetic loãng) - dung dịch soda cho một lần sử dụng (2g/200ml nước) - dung dịch NaOH 0.1 M

Quy trình thực hiện: Cắt cánh hoa thành từng mảnh nhỏ hoặc nghiền bằng máy xay. 1. Cho những mảnh cánh hoa vào trong cốc hay becher. 2. Chỉ cho vào trong cốc một lượng nước vừa đủ ngập. Đem đi đun sôi cho đến khi cánh hoa mất màu. (Cá nhân tôi, tôi đã dùng lò vi sóng đối với các mảnh lá đã cắt nhỏ ngâm trong một chút nước trong thời gian khoảng 1 phút và khiến cho hỗn hợp ngâm sâu trong nước, giống như ngâm trà). 3. Lọc chất lỏng thu được qua một dụng cụ chứa khác, như dĩa petri. Bỏ đi chất rắn còn lại. 4. Thấm miếng giấy lọc sạch bằng dung dịch thu được. Sau đó để cho giấy lọc khô. Bạn có thể cắt miếng giấy này bằng kéo để làm thành những mảnh giấy pH nhỏ. 5. Sử dụng ống nhỏ giọt hoặc là tăm xỉa răng để cho một ít chất thử lên giấy để thử giấy. Khoảng thay đổi màu đối với acid hay base sẽ tùy thuộc vào loại cây sử dụng. Nếu thích, bạn có thể làm một thang màu riêng bằng cách đo màu của các mẫu đã biết pH, để bạn có thể thử những mẫu chưa biết. Ví dụ như là acid chlohidric (HCl), giấm, nước chanh đối với acid và dung dịch natri hydroxide (NaOH), dung dịch kali hydroxide (KOH) hoặc dung dịch soda đối với base. 6. Một cách khác để sử dụng giấy pH là như giấy so màu. Bạn có thể vẽ trên giấy pH dùng tăm hay miếng vải cotton đã nhúng qua acid hoặc base.

Em nghe nói có thể làm giấy pH một cách đơn giản là dùng nước hoa dâm bụt đỏ (ngâm hoa dâm bụt đỏ trong cồn 90o), sau đó nhúng giấy lọc vào nước đó, thêm một ít cồn rồi phơi khô. Em chưa thử cách này vì không biết độ chính xác so với giấy pH thường dùng là bao nhiêu do khả năng nhận màu của em không tốt lắm.

Giới thiệu

Bắp cải đỏ chứa một loại nguyên tử sắc tố gọi là flavin (1 loại anthocyanin). Chất sắc tố dễ tan trong nước trên cũng có thể tìm thấy ở vỏ táo, quả mận, hoa bắp và nho. Dung dịch acid sẽ làm anthocyanin chuyển sang màu đỏ. Đối với dung dịch trung hòa thì chuyển sang màu tim tím. Với dung dịch bazơ sẽ thấy màu xanh lá cây nhạt – vàng. Do đó, có thể xác định pH của dung dịch dựa vào màu sắc thay đổi của sắc tố anthocyanin trong dung dịch bắp cải đỏ.

Màu của dung dịch bắp cải thay đổi do sự thay đổi nồng độ ion hydrô. Sau đây là bảng phân loại màu sắc của chỉ thị dung dịch bắp cải đỏ ở các pH khác nhau. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm riêng 1 bảng khác, sử dụng các chất hóa học với pH đã biết trước.

Nguyên vật liệu:

bắp cải đỏ

máy xay hoặc dao

nước sôi

giấy lọc

1 cốc becher lớn hoặc dụng cụ thủy tinh

6 becher 250 ml hoặc các ly thủy tinh nhỏ

ammonia (NH3)

sodium bicarbonate, NaHCO3

sodium carbonate, Na2CO3

nước chanh (acid citric, C6H8O7)

giấm (acid acetic, CH3COOH)

bột cao (Potassium bitartrate, KHC4H4O6)

chất chống acid (calcium carbonate, calcium hydroxide, magnesium hydroxide)

nước khoáng seltzer (acid carbonic, H2CO3)

acid muriatic hay nước rửa dùng trong công trình xây dựng (acid hydrochloric, HCl)

kiềm (potassium hydroxide, KOH hoặc sodium hydroxide, NaOH)

Quy trình thí nghiệm:

  1. Cắt nhỏ bắp cải đỏ cho đến khi bạn có đầy 2 tách bắp cải. Cho bắp cải vào becher lớn hay ly thủy tinh và đổ đầy nước sôi vào. Đợi 10 phút để các sắc tố trong bắp cải hòa tan vào nước. (Hoặc bạn có thể cho bắp cải vào máy xay cùng với nước nóng.)

  2. Lọc dung dịch và loại bỏ phần xác thực vật sẽ thu được dung dịch màu xanh dương nhạt - đỏ - tím có pH khoảng 7. (Màu sắc thật của dung dịch bạn thu được còn tùy thuộc vào nồng độ pH của nước)

  3. Cho khoảng 50 – 100 ml dung dịch bắp cải đỏ vào mỗi cốc becher 250 ml.

  4. Cho vào mỗi becher một loại dung dịch (thường dùng trong nhà) khác nhau cho đến khi màu của chỉ thị thay đổi, nên sử dụng cốc becher khác để chứa đựng mỗi loại dung dịch.

Lưu ý:

  1. Đây là thí nghiệm acid – bazơ, lưu ý nên dùng kính bảo hộ và găng tay, nhất là khi dùng acid mạnh (HCl) và bazơ mạnh (NaOH hay KOH).

  2. Các loại hóa chất dùng cho thí nghiệm này phải an toàn sau khi rửa bằng nước thường.

  3. Để làm cho chỉ thị bắp cải đỏ đạt đến nồng độ pH trung hòa, đầu tiên cho dung dịch acid như giấm hoặc nước chanh vào cho đến màu đo đỏ, sau đó cho sôđa NaHCO3 hoặc chất chống acid để điều chỉnh pH đến 7.

  4. Bạn có thể làm giấy chỉ thị pH bằng dung dịch chỉ thị bắp cải đỏ. Lấy giấy lọc ngâm vào dung dịch bắp cải đỏ đậm đặc. Sau vài giờ, lấy giấy ra, để khô (treo bằng kẹp áo hay sợi dây). Cắt nhỏ mảnh giấy này ra, và dùng làm giấy thử nồng độ pH cho các dung dịch khác.

[URL=http://www.hoahocdoisong.com/articledetails.asp?aid=88&gid=3]Một số hình ảnh minh họa[/URL]

QT (Theo Chemistry About) hoahocdoisong.com

Trong rau muống coá chất gì mà đóng vai trò như chất chỉ thị è?

Mấy bữa trước thấy mấy bạn hỏi cách làm giấy quỳ từ hoa ,mình mới tìm thấy cách làm lên post lên chúc các bạn thành công :yeah (

Nhiều loại cây có chứa các sắc tố rất dễ phản ứng trong môi trường acid. Ví dụ như loại cây trạng nguyên, loại cây mà lá của nó có màu sắc sặc sỡ như một bông hoa. Mặc dù cây trạng nguyên là loại sống lâu năm ở những vùng có khí hậu ấm, nhưng nhiều người vẫn thích trồng chúng như một loại cây để trang trí vào những ngày mùa đông. Bạn có thể chiết tách sắc tố màu đỏ đậm của cây trạng nguyên và sử dụng nó để tự làm ra một loại giấy pH cho riêng mình dùng kiểm tra xem một chất lỏng là acid hay kiềm.

Vật liệu: - lá cây trạng nguyên - 1 cái cốc hoặc becher - nước nóng hoặc dĩa chịu nhiệt (dùng cho lò vi sóng) - kéo hoặc máy xay - giấy lọc hoặc dụng cụ lọc cà phê - dung dịch HCl 0.1 M - giấm (acid acetic loãng) - dung dịch soda cho một lần sử dụng (2g/200ml nước) - dung dịch NaOH 0.1 M

Quy trình thực hiện: Cắt cánh hoa thành từng mảnh nhỏ hoặc nghiền bằng máy xay. 1. Cho những mảnh cánh hoa vào trong cốc hay becher. 2. Chỉ cho vào trong cốc một lượng nước vừa đủ ngập. Đem đi đun sôi cho đến khi cánh hoa mất màu. (Cá nhân tôi, tôi đã dùng lò vi sóng đối với các mảnh lá đã cắt nhỏ ngâm trong một chút nước trong thời gian khoảng 1 phút và khiến cho hỗn hợp ngâm sâu trong nước, giống như ngâm trà). 3. Lọc chất lỏng thu được qua một dụng cụ chứa khác, như dĩa petri. Bỏ đi chất rắn còn lại. 4. Thấm miếng giấy lọc sạch bằng dung dịch thu được. Sau đó để cho giấy lọc khô. Bạn có thể cắt miếng giấy này bằng kéo để làm thành những mảnh giấy pH nhỏ. 5. Sử dụng ống nhỏ giọt hoặc là tăm xỉa răng để cho một ít chất thử lên giấy để thử giấy. Khoảng thay đổi màu đối với acid hay base sẽ tùy thuộc vào loại cây sử dụng. Nếu thích, bạn có thể làm một thang màu riêng bằng cách đo màu của các mẫu đã biết pH, để bạn có thể thử những mẫu chưa biết. Ví dụ như là acid chlohidric (HCl), giấm, nước chanh đối với acid và dung dịch natri hydroxide (NaOH), dung dịch kali hydroxide (KOH) hoặc dung dịch soda đối với base. 6. Một cách khác để sử dụng giấy pH là như giấy so màu. Bạn có thể vẽ trên giấy pH dùng tăm hay miếng vải cotton đã nhúng qua acid hoặc base.

nếu cồn đun sôi lên thì Ph sẽ mau tạo thành hơn,nếu chỉ ngâm hoa dâm bụt yới cồn không thì 3-4 ngày mới xài đươc tốt Qui trìng làm: bạn bỏ cồn vàolọ hay ống nghiệm sauđó đun lên nếu thấy cồn hơi sôi lên (thấy có bọt khí nổi lên) thì phải tắt lửa liền nếu không còn sẽ bắn ra ngoài rất nguy hiểm.Sau đó bỏ hoa vào cho ra màu tím(nếu càng nhiều thì d d càng đậm đặc).Dùng giấy lọc để lọc d d và sẽ sử dụng được. d d này chỉ thị màu rất rõ.Nếu cho vào bazo sẽ cho ra màu xanh lục rất đẹp

Mình có lần phát hiện loại thuốc thử chỉ thị màu pH đó là nghệ. Bột nghệ ngâm với cồn hoặc aceton rồi lọc lấy phần trong để thử thấy khoảng đổi màu rất gần pH 7.0 mình thấy rất hay nhưng độ hòa tan của nó trong nước ko tốt. Bạn nào có ý tưởng sản xuất hay nghiên cứu chuyển thành dạng hòa tan được nhớ gửi lại bài cho minh nhe. Cảm ơn các bạn