Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

Mình nghĩ mình có cách xem xét giữa thuyết VSEPR và thuyết lai hóa trong VB để thấy cái nào chính xác hơn rồi. Theo VSEPR, liên kết giữa H và S trong H2S là liên kết sigma s-p, nên góc hóa trị là gần 90 độ. Còn trong H2O, do O xi độ âm điện lớn hơn nên kéo 2 của H về gần mình hơn, tạo ra lực đẩy giữa hai e của 2 H, góc hóa trị lớn hơn 90 độ (104,5 độ). Còn theo VB thì đó là do lai hóa, lực đẩy cặp e tự do đẩy cặp e liên kết của H2S mạnh hơn lực đẩy cặp e tự do đẩy cặp e liên kết của H2O, cũng do độ âm điện của oxi. Vậy ta thử xét với H2Se, nếu góc hóa trị của H2Se mà bằng hoặc lớn hơn H2S thì thuyết VSEPR đúng, nếu nhỏ hơn H2S độ thì thuyết VB đúng, và H2S cũng có lai hóa, do dộ âm điện S lớn hơn Se. Mình tìm kiếm thử trên Google thì thấy góc hóa trị của H2Se là 91 độ, trong khi của H2S là 92.1 độ, vậy VB đúng, VSEPR sai? H2S, H2Se đều có lai hóa? Không biết mình lý luận vậy có sai sót chỗ nào không, mọi người đọc thử rồi cho ý kiến giúp. Dò thêm H2Te, có góc lai hóa là 90 độ. Nếu nó xuống dưới 90 là có thể hoàn toàn khẳng định VSEPR sai rồi. Việc này hơi bị rối quá.

em dg cần tài liệu về thuyết lai hoá(có vd và hình minh hoạ càng tốt) ai có post vô giúp em với nha thanks

giải thích vì sao tính axit của H2CrO4 yếu hơn H2SO4

K2CrO4 +H2S +H2O -> Cr(OH)3 + S + KOH mà Cr(OH)3 là hidroxit luong tính sao lại có thể tồn tại được trong KOH

theo mình nghĩ chắc là do Cr la nguyên tố lưỡng tính nên tính axit của hidroxit yếu hơn H2SO4

Hi!Rõ ràng H2SO4 mạnh hơn vì nguyên tử trung tâm có độ âm điện mạnh hơn làm liên kết O-H phân cực hơn so với Cr.

Mấy bạn chỉ mình càch xác định kiểu lai hóa nhanh nhất. Cảm ơn rất nhiệu :mohoi (

cac bac oi cho em hoi mot teo tai sao C2H4 td voi dd Br2 lai tao ra C2H4Br2 la sp chinh ma ko fai la C2H5OH

Tại sao phản ứng phân huỷ 2O3 ----> 3O2 cơ chế là O3 <==> O2 + O (nhanh) với chiều thuận là k1, nghịch là k2. O3 + O ----> 2O2 (chậm) lại có biểu thức tốc là : v = k[O3]^2.[O2]^-1?

DO sp trung gian ko đưa vào nên anh biến đổi lại là ra ngay :bachma (

Em cứ biến đổi mà xem, nếu như theo quá trình chậm thì phải là v = k[O3].[O] chứ? À mà có đính chính v= k[O3]^2.[O2]^-1

Nhưng anh ơi anh quên mất là O là sp trung gian trong quá trình à , theo quy ước nó ko được phép có mặt trong biểu thức tính , Vì thế anh phải thay [O] theo [O3] , em tính rồi , ra mà :nhau (

Vừa nãy quên mất bây giờ đánh lại

  • Nếu [O2] >> [O3] thì tính theo biểu thức trên
  • Nếu [O3]>> [O2 thì biểu thức là v = k[O3]

Em chứng minh cho anh xem nào, đây là bài tập của thầy Phách ở ĐHSP đó, ko dễ thế đâu(hình như đề thi vòng 2 QG năm nào đó! :liduc ( )

Vì quá trình 2 chậm nhất nên ta có v=K[O3][O] (1) mặt khác theo quá trình cơ sở 1 ( trong sách em thì nó là thuận nghich đó nha , O nguyên tử hoạt động mạnh có khả năng kết hợp lại với O2 mà ) => Kc = [O2][O]/[O3] => [O]= Kc * [O3]/[O2] thay vào (1) ta có v= K * Kc * [O3]^2 [O2]^-1 đặt gọn K*Kc=k ta có v=k[O3]^2[O2]^-1

Nếu [O3]>> [O2] thì phản ứng đầu coi như hoàn toàn => [O2]=[O3] :batthan (
=> [O]=Kc

=> v=k[O3] :phuthuy (

Hì hì, em làm giống như anh làm lúc đầu đó, nhưng tất cả đã bị hủy bỏ vì lời giải không như trên.Nếu em giải bài này đúng thì anh bái phục em luôn!

Anh cũng ko có bài giải và cũng chưa giải ra nên mới phải post lên đây.Hay em post hộ anh mấy cái gợi ý lên đi (ko đc nhầm như anh nha) để moi người cùng làm.Anh về ko muộn mất!

Anh dùng phương pháp nồng độ dừng là ra ngay thui :-j

2O3 <=> 3O2 :liemkem ( O3 <=> O2 + O k1 và k2 là thuận và nghịch O3 + O —> 2O2 k3

ta có : V phản ứng là : -1/2 d[O3] / dt = 1/3 d[O2] /dt

dùng V = 1/3 d[O2] /dt

d[O2]/dt = k1[O3] - k2[O2][O] + 2k3[O3][O] = 0 (1) d[O]/dt = k1[O3] - k2[O2][O] - k3[O3][O] = 0 (2) Trừ (1) cho (2) ta có :3k3 [O3][O] = 0 ==> k3 [O3][O] = 0 . Thay vào (1) ta có : k1[O3] = k2 [O2][O] ==> [O] = k1[O3]/ (k2[02]) . Thay vào ta có :

V phản ứng = 1/3 ( k1[O3] -k2[O2]k1[O3]/ (k2[02]) + 2k3[O3]k1[O3]/ (k2[02]) )

= 1/3.2k3k1 [O3] ^2 . [O2] ^ -1 = k [O3]^2 [O2]^-1 Đúng với ý muốn của đề bài :nhau ( Em năm nay mới lớp 10 , nên có gì sai mong các anh chỉ giáo nhé :welcome ( :welcome ( . Hihi. Rất vui đc làm quen :welcome ( :welcome (

Cho em mạn phép trình bày bài này nhé: Vận tốc của 1 phản ứng phụ thuộc vào giai đoạn chậm nhất V= k3[N2O4] - k-3[NO3-][HNO2][H+] K2 = [N204]/[NO2]^2 => [N204]=K2[NO2]^2 K1=[NO2].pNO/[HNO2]^2 => [N204]=K2K1^2.[HNO2]^4/pNO^2 => V phản ứng = k3K2K1^2[HNO2]^4/pNO^2 - k3[NO3-][HNO2-][H+] :rockon ( :spam ( :tinh ( :noel2 (