hóa học trong ngành điện

chào các bác , iem không học ngành hóa , iem học điện mà các bác bít rồi điện thì có cái gọi là mạch in :hutthuoc(
vấn đề là công nghệ làm mạch in củ SV rất là " thời đồ đá " đầu tiên thiết kế –>in lên giấy bóng —> dùng bàn là là tờ giấy lên tấm panel cho mực in bám vào tấm panel –> đi ăn mòn –>ra tấm mạch —>rất xấu :hutthuoc(
còn một cn nữa là dùng phương pháp in lưới – còn phương pháp hóa học đ mô tả như sau : sau khi thiết kế mạch xong in ra giấy trong xuốt làm film , phun một chất XXX phải gió nào đó lên bề mặt tấm panel , đặt film lên chiếu tia cực tím lên , chỗ nào trên tấm không đựoc film che thì đồng (cu) sẽ bị oxy hóa –> đem nhúng axit là xong

em muốn hỏi các bác có tài liệu nào về khoản này không ạ , giúp iem với iem muốn bít chất XXX đó là cái chất gì ạ xin chân thành cảm ơn các bác sắp tận tình giúp đỡ :24h_046:

Tôi đã từng làm mạch điện tử trong khóa học Chemical Instrumentation Course, không biết công nghệ vi này cũ hay mới nhưng cũng muốn chia sẻ cho các bạn tham khảo. 1.Thiết kế sơ đồ mạch trên computer bằng một phần mềm chuyên dụng. 2. In sơ đồ mạch trên giấy mờ. 3. Ép bản giấy in sơ đồ lên bo mạch mới có phủ một lớp Cu một lớp polymer. 4. Chiếu xạ bo mạch bằng tia UV trong khoảng 20 phút. Lớp polymer không bị che bằng sơ đồ mạch (mực in màu đen) sẽ bị phân hủy quang hóa bởi tia UV. 5. Ngâm bo mạch trong NaOH (hình như có nồng độ khoảng 20%) để phân hủy lớp polymer đã tiếp xúc tia UV để lộ ra lớp Cu bên trong. Phần có sơ đồ mạch sẽ không bị quang hóa và lớp polymer này bền trong NaOH. 6. Ăn mòn phần Cu không nằm trên sơ đồ mạch bằng hỗn hợp HCl và H2O2 trong một thời gian nhất định nào đó (nếu để ăn mòn quá lâu thì lớp Cu của sơ đồ mạch cũng bị ăn mòn ít nhiều.) 7. Rửa bo mạch bằng nước cất. Thân ái

vâng đúng là phương pháp đó bạn ạ , nhưng cái mà mình muốn hỏi là cái loại polymer đó là loại gì cơ? nếu bạn có tài liệu chia sẻ với cảm ơn bạn trứoc

Màng polymer để phủ lên bo mạch đồng trước khi etching (tẩy phần đồng không cần) có nhiều loại khác nhau, nhưng thông dụng là polyvinylacetate (keo sữa của Dyna) có pha một ít bicromate kali.Một số các polymer nhạy quang gốc polyacrylate nhưng đắt hơn cũng thường được dùng cho công việc này.

cảm ơn bác TEPPI bác đã thương thì thương cho trót đi bác :hutthuoc( , em tìm cái chất polyvinylacetate nhưng làm gì có kiến thức hóa học mà hiểu :nghi ( bác có thể chỉ cho em nó bán ở đâu không ạ , hoặc nếu có điều chế nó đựoc tại nhà k bác ? …chả bít chi về hóa các bác đừng cười iem he

Em ra ngòai sạp bán hóa chất lẻ hỏi mua keo sữa đề làm khuôn in lụa là nó đó. Sản phẩm đóng bịch nhựa nửa ký đến 1 ký của Dynea là thông dụng nhất.