Hóa học với các vấn đề Vật lý hiện đại

Hóa học, một khoa học trung gian giữa vật lý và sinh học, có xuất phát điểm nhiều từ Vật lý. Sự phát triển của Vật lý, gần đây là Sinh học là tiền đề phát triển cho nhiều nhánh mới trong Hóa học. Các vấn đề Vật lý hiện đại: hạt cơ bản, vật chất tối, năng lượng tối, vật lý thiên văn, vật lý plasma, vật lý siêu dẫn…rất có thể sẽ thúc đẩy các nhánh mới của Hóa học: Hóa hạt nhân, hóa thiên văn, hóa plasma…phát triển lên tầm cao mới, phục vụ cuộc sống con người.

Với vốn kiến thức ít ỏi của mình về các vấn đề này cùng với sự nhiệt tình tham gia của tất cả các bạn, mình hy vọng sẽ mang đến cho diễn đàn chúng ta một luồng gió mới ngoài các vấn đề hóa học thuần túy. Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn, nhất là bạn Nothingness (Hư không).

Antihydrogen là phản nguyên tử của hydrogen. Hydrogen cấu tạo gồm một e mang điện tích âm quay xung quanh một proton mang điện tích dương. Antihydrogen cấu tạo gồm một positron mang điện tích dương quay quanh antiproton mang điện tích âm.

Antihydrogen được hình thành khi trộn antiproron với positron với điều kiện năng lượng tương đối giữa antiproton và positron nhỏ hơn 13.6 eV. Sơ đồ tạo antihydrogen:

Antiproton được tạo ra bằng cách bắn dòng proton vào một bia (Cu, Be). Lượng nhỏ antiproton hình thành được giảm tốc và trap.

Positron phát ra từ nguồn đồng vị phóng xạ Na22, được làm chậm và trap.

Cho dòng antiproton đi qua positron (lượng positron rất lớn hơn lượng proton), nhiệt độ vùng phản ứng thấp 15 K, áp suất thấp 10^-15 bar, từ trường cao 3 T.

Ở chỗ thầy người ta có nghiên cứu mạnh về siêu dẫn ko ạ? Em thấy đây là 1 vấn đề rất lý thú và muốn nghiên cứu. Thầy có bài báo hay ebooks nào mới đây về siêu dẫn ko ạ? Em cũng sưu tầm được 1 vài ebooks nhưng mừh hơi cũ, từ những năm 90 lận. Thông tin không có cập nhật gì hết.

Hồi trước mình có ở chung nhà trọ với một anh làm siêu dẫn nên cũng biết chút ít, nhưng ko tìm hiểu sâu lắm. Bộ môn Vật lý Lý thuyết trường mình có nhóm của thầy Hoàng Dũng nghiên cứu siêu dẫn mạnh lắm. Em hỏi thêm mấy anh trong nhóm đó xin tài liệu nhé. Đây là mail của một anh đang làm trong nhóm đó (tên Chương): nhhchuong@gmail.com

Em hỏi rồi tìm hiểu thêm nhé. Good luck.

Theo mình biết nhóm thầy Hoàng Dũng chỉ nghiên cứu tính toán (lập trình mô phỏng và tính toán) chứ không chế tạo và thử nghiệm vật liệu.

Lĩnh vực siêu dẫn mình không rành lắm nhưng hiện nay người ta đi sâu vào siêu dẫn nhiệt độ cao với hy vọng triển khai ứng dụng loại vật liệu này thật rộng rãi trong công nghệ và đời sống.

Các bạn có thể liên hệ với thầy Dũng theo E-mail (thầy Dũng rất tốt và mình nghĩ các bạn hoàn toàn có thể gặp gỡ trực tiếp và trao đổi với thầy): hdung@vnuhcm.edu.vn

aqhl này, cho em hỏi là tại sao khi bắn proton vào Cu thì lại có thể cho ra antiproton ko??

Lý thuyết Dirac tiên đoán các hạt cơ bản luôn có phản hạt của nó. Hạt và phản hạt của nó khi kết hợp sẽ triệt tiêu nhau phát ra năng lượng dưới dạng photon hay bức xạ điện từ. Nếu từ hư không xuất hiện một năng lượng cực lớn có thể sinh ra hạt và phản hạt. Lý thuyết Big Bang dựa trên giả thuyết này (nhưng ko hiểu vì sao lượng hạt tạo nên vật chất lại lớn hơn lượng phản hạt tạo nên phản vật chất chút ít, nên ta mới tồn tại trên cõi đời này) :ninja ( :sangkhoai

Để tạo ra cặp proton-antiproton, năng lượng va chạm ước đoán lớn hơn 2 tỷ eV. Năm 1955, Emilio Segre và Owen Chamberlain (Univ. California, Berkeley) dùng proton gia tốc 26 GeV bắn vào thanh iridium. Năng lượng va chạm đủ lớn hình thành cặp proton-antiproton. Chính nhờ phát hiện antiproton, 2 ông được trao Nobel Vật lý năm 1956.

Thầy của em hỏi là thế prôton và nơtron có chết không? Và nếu có thì thời gian sống của nó là bao nhiêu?

Proton (p hay H+) là một loại hạt tổ hợp, một thành phần cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Bản thân proton được tạo thành từ 3 hạt quark (2 quark trên và 1 quark dưới), vì vậy proton mang điện tích +1e .

Đương nhiên là nó cũng sẽ chết như các loại hạt khác... và theo mình biết thì nó sẽ chết khi gặp các phản hạt tương ứng... va chạm và tự phân huỷ lẫn nhau tạo ra các photon gần như ko trọng lượng...
  <Còn thời gian thì hiện mình cũng ko nhớ rõ... bạn có thể tìm hiểu trong sách vở mà?> :hocbong (  <ai giúpb iết bạn ý đi... cho em thao khảo luôn :ngo 1 (

Hình như proton và nơtron không chết thì phải. Nó chỉ chuyển từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác thôi.

xin chào, mình là dân diện tử, cho nên ko rành lắm về hóa học,mà khổ nỗi mình dang co một vấn dề là muốn tách nước ra oxi vá hiro, vay làm cách nao de tách dược bi giờ, minh cung tra nhieu sach ,ma toan noi chung chung ko à,có ban nao biet sach nao noi chi tiet ve van de nay ko,chi cho minh vơi. neu tach thi phai can dien the bao nhieu, neu 2 cuc catot va anot ko lam bang Pt,thi co tach duoc nuoc ra ko nhi, neu ko dung chat xuc tat la H2SO4 thi lieu voi muc dien the bao nhieu thi co the tach duoc nuoc nhi, à, minh dang co mot i tuong la, minh se phong dong electron vao phan tu nuoc, lamnhu vay kobiet nuoc co tach ra hay là no ko phan ra h2 hay O2 ma ra H+ va OH- thi thi sao, may bac chi giup minh voi.