Hóa Phân Tích

thanks mọi người nghen

[b]Gà hóa mà cô cho nhiều bài tập quá hix !

  1. Tại sao phải tạo môi trường acid để tiến hành phản ứng oxy hóa khử bằng H2SO4 mà không sử dụng HCL hay HNO3 ?

  2. Tại sao phải chứa dung dịch chuẩn của KMnO4 trong chai nâu ?

  3. Tại sao người ta thường KHÔNG tiến hành phản ứng oxy hóa khử với chất oxy hóa là KMnO4 trong môi trường trung tính hay kiềm ?

  4. Tại sao phải tiến hành chuẩn độ tạo phức ở khoảng môi trường pH 10 ? Nếu tiến hành ở môi trường có pH << 10 thì phép phân tích có chính xác hay ko ? Tại sao ?

  5. Tại sao phải tiến hành phản ứng chuẩn độ tạo kết tủa theo phương pháp Volhard trong môi trường acid ? Có thể tiến hành trong môi trường kiềm hay trung tính được không ? ( Gợi ý : liên hệ đến môi trường để ion Fe3+ có thể tồn tại )

[COLOR=“Red”]Cám ơn các bạn !

[/COLOR][/b]

Câu 1: HCl có tính khử, còn HNO3 có tính oxi hoá => Khi chuẩn độ oxi hoá - khử (dùng chất oxi hoá và chất khử) thì HCl, HNO3 có thể pứ với CHẤT CHUẨN hoặc CHẤT CẦN CHUẨN => Gây sai số. Ví dụ: Xác định Fe2+ bằng Cr2O72- (chđộ chất khử = chất oxi hoá)

  • Nếu dùng HCl => HCl có thể pứ với Cr2O72- => Lượng Cr2O72- sẽ lớn hơn thực tế => lượng Fe2+ sẽ lớn hơn thực tế => Sai số dương
  • Nếu dùng HNO3 => Fe2+ có thể pứ với HNO3 => Lượng Cr2O72- sẽ ít hơn thực thế => lượng Fe2+ sẽ bé hơn thực tế => Sai số âm. Câu 2: KMnO4 là chất nhạy cảm với ánh sáng, khi bị ánh sáng sẽ bị phân huỷ => làm nồng độ thay đổi. Thực tế KMnO4 không thoả mãn điều kiện chất gốc => Cần phải chuẩn độ lại trước khí làm việc (vơi H2C2O4/H2SO4 ở 80 độ C) Câu 3: Mangan có nhiều số oxi hoá, trong đó Mn2+ rất bền trong môi trường axit, các dạng số oxi hoá khác của Mn đều kém bền. Trong môi trường trung tính Mn thường tồn tại dạng MnO2 nhưng nó có tính oxi hoá khá mạnh, trong môi trường kiềm nó tồn tại dạng Mn(VI) kém bền… nên có sự chuyển hoá phức tạp và có thể không chỉ xảy ra 1 hướng duy nhất => không thoả mãn điều kiện của phản ứng chuẩn độ. Câu 4: Câu này đã có trong 4rum (bạn hãy tìm ở Box Hoá phân tích nhé). Lưu ý: Không có giá trị pH chuẩn độ nào cố định, nó phụ thuộc vào ion kim loại và thuốc thử nữa. Ví dụ với thuôc thử ErioCrom đen T (ETOO hay NET) thường chuẩn độ ở pH = 9-10; Nhưng với thuôc thư Murexit thì ở pH = 12… (Mời bạn xem cụ thể ở Box Hoá phân tích) Câu 5: Không khó. Bạn cũng chú ý ở đây không phải là “PHẢI chuẩn độ ở môi trường axit” mà đó chính là ƯU ĐIỂM của phương pháp này. Vì môi trường axit thì việc chuẩn độ xảy ra thuận lợi hơn, chính xác hơn và CHỌN LỌC hơn!

Một vài góp ý! Chúc bạn học tốt! Thân!

Xem ở đây: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=57288#post57288

Độ tan của MgSO4 ở 20C là 35,1g. Khi thêm 1g MgSO4 khan vào 100g dd MgSO4 bẵo hòa ở 20C đã làm cho 1,58g MgSO4 (chất tan) tách ra ở dạng tinh thể ngậm nước. Tìm CT tinh thể ngậm nước.

                            [MARQUEE]:24h_057:[/MARQUEE]

m (dung dịch còn lại)= 100+1 - 1,58g = 99,42g 100g có 35,1g MgSO4 99,42g có 34,89642

=>> m MgSO4 có trong 1,58g tinh thể là = 35,1 + 1 (thêm vào)- 34,89642= 1,20358g ==> n MgSO4 tinh thể = 0,01 mol *

==> m H20 = 1,58 - 1,20358 = 0,37642

=> n H20 tinh thể = 0,02 mol **

==> CÔNG THỨC là MgSO4.2H2O

Trước hết nhận thấy, bài này chẳng phải là bài tập Hoá phân tích => Bạn post nhầm BOX. Cách giải: Từ định nghĩa độ tan ở lớp 8, ta có: Trong (100 + 35,1) gam dung dịch sẽ có 35,1 gam MgSO4 --------100 gam-[COLOR=black]---------------------> [/COLOR]x = 25,98g Thêm 1 gam MgSO4 khan thì có 1,58 gam MgSO4 (chất tan) bị kết tinh => Khối lượng MgSO4 còn lại trong dung dịch là: 25,98 + 1 - 1,58 = 25,4 gam Ta có: Trong (100 + 35,1) gam dung dịch sẽ có 35,1 gam MgSO4 ----y = 97,765 gam dung dịch <---------25,4 gam Vậy khối lượng muối đã bị kết tinh sẽ là: 100 + 1 - 97,765 = 3,235 gam => Khối lượng H2O đã tham gia kết tinh là 3,235 - 1,58 = 1,655 gam Từ đó dễ dàng xác định được công thức muối kết tinh là MgSO4.7H2O

Mình làm sai rồi

em có 2 bài tập về hóa phân tích mong mọi người giải dùm em.Em xin chân thành cảm ơn Bài 1: Tính thể tích nước cần thêm vào 250 ml dung dịch 1,25N để thu đươc dung dịch 0,5N Bài 2:Trộn đều 250 ml HCl 0,01M với bao nhiêu ml NaOh 0,05M để thu được dung dịch có PH=7,6 Mong mọi người giải nhanh cho em để mai em phải nộp bài rồi.

Bài 1: Áp dụng định luật pha loãng: C1.V1 = C2.V2 => V2 = 625ml. Vậy lấy 250ml dung dịch 1,25M rồi thêm nước đến 625ml (Chú ý vì thể tích không bảo toàn nên phải làm như thế, nếu xem V bảo toàn thì dễ dàng có V(H2O) = 375ml) Bài 2: Áp dụng công thức tính sai số trong chuẩn độ Axit bằng bazơ => V = 50,00a mL (bạn tính toán cụ thể để có a nhé)

em vẫn chưa hiểu kĩ lắm vì em mới đang học hóa phân tích được 1 tiết.Em xin cảm ơn

nếu có thê? mong anh hoặc chị có thể giải giúp em kĩ được không ạ

Bài 1: ở nhiệt độ xác định, mối liên hệ giữa tích số tan T và nồng độ mol/l của các ion (Xb+) (tức là ion X có số OXH là b+ >> e không biết gõ tatex) và (Ya-) trong dung dịch bão hòa của hợp chất ít tan XaYb được biểu diễn bằng công thức T=[Xb+]^a . [Ya-]^b. Cho biết ở 25 độ C thì T(Fe(OH)3)=6,3.10^-18, T(PbSO4)=8,4.10^-8. Hãy dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra khi a) Trộn lẫn 20ml FeCl3 0,00002M với 30ml KOH 0,000001M b) Trộn lẫn 20ml Pb(NO3)2 0,00003M với 20ml Na2SO4 0,00002M Bài 2: Nêu và giải thích các mức OXH của Cr, Cu, Mo Bài 3: có thể tồn tại những mối liên kết hỉđo khác nhau trong một dd rượu etylic hòa tan phenol. Hãy viết các công thức biểu diễn những mối liên kết này và cho biết trong số này liên kết nào bền nhất Giúp e với. E cần rất gấp. thanks

Có thể làm như sau: Theo định luật BTĐT ta có: [H+] + [Na+] = [OH-] + [Cl-] <=> 10^-7,6 + 0,05.V/(V+250) = 10^-6,4 + 0,01.250/(V+250) Từ đó tính được V.

Fe(3+) là một axit phản ứng với H2 theo cân bằng sau: Fe(3+) + 2H2O <-> FeOH(2+) + H3O(+) Có Ka = 10^-2,2 . Hỏi ở nồng độ nào của FeCl3 thì bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3. Tính Ph của dd đó biết T(Fe(OH)3) = 10^-38.

các ah chị ơi giải giúp em 2 bài này với sáng mai em phải nộp rồi hix: bài 1: a)tính nồng độ đương lượng của dung dịch 7,88 (g) HNO3 trong 1 lít dung dịch b)tính nồng độ đương lượng của dung dịch 26,5 (g) Na2CO3 trong 1 lít dung dịch

bài 2:Cho KMnO4 1.752N tham gia phản ứng ở PH=4,5.Tính nồng độ mol/lit của dung dịch đó

Em xin cảm ơn

Nồng độ đương lượng gam /lít (CN)và nồng độ mol/lít (CM) có mối quan hệ như sau: ---------CN = nCM (Với n là số H, số e, số điện tích…) Câu 1: Với HNO3 thì CN = CM = 0,125N Với Na2CO3 thì CM = 0,25M => CN = 0,25N hoặc 0,5M (không cố định nhé, tuỳ vào pứ mà có hệ số n khác nhau) Câu 2: Trong môi trường pH = 4,5 (hơi axit) => MnO4- => Mn2+ => Hệ số n = 5 (trao đổi 5e). Vậy CM = CN/5 = 0,03504M Như vậy: Nồng độ CN phụ thuộc vào pứ nên người ta không pha nồng độ CN, mà thường người ta pha nồng độ CM, sau đó tuỳ pứ mà người ta tính ra nồng độ CN. (Thực tế việc ghi nồng độ CN trên mỗi chai Na2CO3, KMnO4… là không thực sự chính xác)

Chúc bạn học tốt!

Chi AQ oi giải giùm em 2 bài này được không ạ mai em nộp bài rồi .Em xin cảm ơn bài 1:người ta tiến hành chuẩn độ 50 ml dung dịch NaOH Cb=dung dịch HCl 0,1M với chỉ thị phenoltaly.Sau khi đổi màu chỉ thị thể tích của HCl cần dùng là 20ml.Tính Cb. b)Nếu dùng chỉ thị Metyl da cam thì thể tích HCl = bao nhiêu

bài 2:Người ta chuẩn độ 100ml hỗn hợp Na2Co3 và NaOH bằng 1 dung dịch HCl 0,1M với chỉ thị phenoltaly thể tích HCl cần dùng la 18ml.Với chỉ thị Metyl: thể tích HCl là 24ml.tính khối lượng NaOH và khối lượng Na2Co3 trong hỗn hợp

Pó tay. Chẳng chịu nghiên cứu gì cả!

cảm ơn chị nhiều lắm :slight_smile: