Hỏi về chất bảo quản.

Mình muốn hỏi về một loại chất bảo quản thường dùng để ngâm mẫu vật trong phòng thí nghiệm sinh học. Bạn nào biết xin hướng dẫn mình đó là chất gì, pha với nồng độ bao nhiêu, các lưu ý nếu có. À, cho mình xin hỏi luôn là có cách bảo quản nào khác không (như sấy khô hay gì gì đó…). Ví dụ như mình đang có một quả táo mà không muốn ăn, muốn giữ nó mãi luôn thì bảo quản thế nào là tốt nhất? Mình xin cám ơn trước.

Không biết bây giờ người ta dùng chất gì chớ ngày xưa khi thầy giao cho tui làm mẫu ngâm côn trùng thì thầy bảo đi mua formol để ngâm, dzụ nồng độ thì mua sao xài vậy lun, hình như không pha chi hết :smiley: (vì thầy tui bảo thế ^^)

Mình nghĩ là dùng cách rút chân không để giữ mẫu nhưng cách này e rằng không được hay cho lắm vì không thể giữ được mãi.

1 vài ý kiến chủ quan của mình. Thân!

Theo mình biết thì chất bảo quản thường dùng để ngâm mẫu vật trong phòng thí nghiệm sinh học là formol (dung dịch formaldehyde bão hòa, 37%). Do formaldehyde có tính khử trùng mạnh nên nó dùng làm tác nhân ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, giúp các xác chết không bị phân hủy. Ngoài ra formaldehyde có thể tạo liên kết xoắn với tinh bột giúp sợi bánh dai hơn và bảo quản tốt hơn nên người ta thường dùng nó trong bánh phở. Mặc dù là tác nhân gây nguy hại cho cơ thể (gây mù, ung thư…) nhưng formaldehyde vẫn là yếu tố không thể thiếu trong bánh phở, giúp ăn ngon hơn nếu ở liều lượng cho phép (giống như aceton nếu pha lượng vừa phải trong xăng sẽ nâng cao chỉ số octan, giúp nâng chất lượng xăng). Ngoài ra rượu ngâm lâu ngày (đặc biệt các loại rượu ngoại để trong hầm), càng lâu thì lượng formaldehyde càng tăng cao, và một nghịch lý là càng có nhiều formaldehyde thì giá càng tăng vì chứng tỏ chai rượu đó ngâm càng lâu! Bạn tham khảo thông tin thêm từ wikipedia: As a disinfectant and biocide An aqueous solution of formaldehyde can be useful as a disinfectant as it kills most bacteria and fungi (including their spores). It is also used as a preservative in vaccinations. Formaldehyde solutions are applied topically in medicine to dry the skin, such as in the treatment of warts. Many aquarists use formaldehyde as a treatment for the parasite ichthyophthirius.

Formaldehyde preserves or fixes tissue or cells by irreversibly cross-linking primary amino groups in proteins with other nearby nitrogen atoms in protein or DNA through a -CH2- linkage. This is exploited in ChIP-on-chip transcriptomics experiments.

Formaldehyde is also used as a detergent in RNA gel electrophoresis, preventing RNA from forming secondary structures.

Formaldehyde is converted to formic acid in the body, leading to a rise in blood acidity (acidosis).

Hiện nay thì người ta thường dùng cách bảo quản bằng phương pháp đông lạnh. Như bạn vẫn hay làm là bỏ vào tủ lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ giết chết vi khuẩn và làm chậm quá trình phân hủy cũng như hoạt động của vi khuẩn còn lại. Trước đây người ta làm lạnh bằng cách ướp đá, nhưng làm lạnh bằng cách hạ nhiệt độ từ từ sẽ khiến nước trong tế bào bị đông đá và khi rã đông nước này sẽ tan ra và làm vỡ cấu trúc tế bào dẫn đến sự hư hỏng xảy ra còn nhanh hơn nữa. Ví dụ quả táo để tủ lạnh ở ngăn đá sau khi lấy ra rã đông sẽ bị nhũn hết nước và hư rất nhanh, gần như không dùng được, tương tự với nho, dưa hấu … Nhược điểm của phương pháp đông lạnh bằng nước đá nữa là sau khi rã đông sẽ có một lượng lớn nước chảy ra, kèm theo mùi hôi do vi khuẩn tích tụ. Mặc khác nó còn tăng chi phí vận chuyển. Ví dụ xuất khẩu tôm thì người mua phải tốn tiền vận chuyển vô ích nước đá để bảo quản. Nếu bạn có 1 con cá la hán rất quí muốn gửi cho người thân ở Nhật Bản và di chuyển bằng đường hàng hải mất 5 ngày, bạn đông lạnh con các bằng nước đá thì chắc chắn người bạn của bạn ở Nhật chỉ nhận được 1 bọc nước và 1 con cá đã chết từ đời nào! Cách đây khoảng 10 năm thì người ta có dùng cách cải tiến hơn là CO2 rắn (đá khô, đá khói, solid ice), loại đá bạn hay thấy ở các nhà hàng trong đám cưới dùng tạo khói khi cô dâu, chú rể rót rượu vào. Ưu điểm của loại đá này là làm lạnh nhanh, sâu (-77oC) và khi rã đông thì không để lại dấu vết (vì CO2 đã bay hết). Cách sản xuất cũng đơn giản (nghe nói dùng bình chữa cháy xịt vào 1 bao nilông và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh là có CO2 rắn). Nhưng ngày nay không ai dùng nó nữa vì có thể là bất tiện hơn, sản xuất tốn kém và phức tạp (cần áp xuất và nhiệt độ), tốn điện, và nhất là bảo quản khó khăn. Hiện nay thì tối ưu nhất vẫn là dùng nitrogen lỏng khi hạ nhiệt độ xuống gần như tuyệt đối là -196oC. Nitrogen lỏng có ưu điểm là nhiệt độ thấp, cấp đông tức thời khi kết hợp với các loại khí làm lạnh khác, giúp nước trong tế bào không trải qua quá tình đóng băng làm thay đổi cấu trúc mà chỉ đơn thuần là đóng băng nhanh nên khi tan ra không làm phá vỡ cấu trúc tế bào.

Tuy nhiên thì dù dùng cách nào con người vẫn thua thiên nhiên! Thiên nhiên vẫn dùng cách làm lạnh truyền thống của mình là nước, nhưng cho đến nay mình vẫn không rõ cách làm, chỉ biết rằng loài voi mamut đã tuyệt chủng cách đây cả triệu năm nhưng khi bị chôn sâu dưới lớp băng vĩnh cửu sau 1 trận bão tuyết thì xác con voi mamut được bảo quản gần như nguyên vẹn! Một cách bảo quản khác nữa là của những người Ai Cập cổ đại khi họ dùng hóa chất và các hương liệu để bảo quản xác các pharaoh, những vị vua của mình. Thân.

Cám ơn các bạn. Mìn hcũng nghĩ đó là formol nhưng không chắc, với lại không biết nồng độ là bao nhiêu cả. Nghe đâu dùng cồn cũng được. Yệu cầu của mình là muốn bảo quản một loại trái cây, một loại quả thành một vật kiểng, nghĩa là không thể ăn được nhưng vẫn giữ được màu sắc, hình dạng của nó, để mãi không bao giờ hư. Ngâm trong dung dịch là lựa chọn cuối cùng mà mình nhắm đến. Dù sao cũng cám ơn mọi người. :slight_smile:

Bạn Ken nói đến còn tui mới nhớ, tui cũng từng được bảo là dùng cồn để giữ mẫu vật nhưng vì cồn có lẫn nước, theo thời gian sẽ không giữ được mẫu tốt bằng formol nên người ta không dùng mà thôi. Theo mình, nếu bạn muốn ngâm trái cây thì formol có lẽ là giải pháp tốt nhất. Good luck! Thân!

Nếu để giữ nguyên bản của mẫu vật –> bạn dùng nước formal 37%. Nhưng trước khi ngâm, vật cần được rửa qua nước muối 35% cho sạch. Khi ngâm formal, bạn cần phải thay lần lần vì chất bã hay các phần phân hủy sẽ làm loãng và đục nước. Theo mình đã làm , cử 4 ngày thay một lần cho mẫu 1 kg. Lưu ý là bạn không giữ được màu của mẫu do formal phá hủy các sắc tố.

Nếu là hoa, thì không cần phải ngâm formal. Bạn có thể dùng lò microwave để sấy. Lưu ý là sấy nhẹ chứ không sấy lâu. Công suất thường 30% công suất tổng của lò viba. Thời gian 20 giây 1 lần. Làm vài lần mới có thể có kết quả được. Muốn mẫu cứng thì sau sấy phun thêm dung dich Nitroxenlulo 30% để có độ cứng nhất định.

trái cây hay 1 loại quả là 1 sinh vật sống , khi xử lý hóa chất để bảo quản thì hàng loạt các phản ứng hóa - sinh xảy ra , từ bên ngoài đến tận trong từng tế bào và như thế không thể giữ nguyên được màu sắc như cũ được đâu .