Hỏi về Khoa Hóa trường Đại học KHTN - ĐHQG TpHCM

Hi, Nếu bạn đang ở TP.HCM thì liên hệ với mình, gửi mesage hẹn 1 bữa nào đó mình sẽ tư vấn cho, mình cũng có chút ki61n thức và kinh nghiệm về khoa Hóa ở SP và KHTN. Thân!

Dạ, dĩ nhiên là đã có ý định vào hai trường này thì mục đích của em là theo con đường học suốt đời rồi ạ :smiley: Em có vào website nhưng mà thông tin quá ít nên mới nhờ đến diễn đàn mình ạ, vì thời gian làm hồ sơ của trường em hơi gấp nên phải khẩn trương ^^

Dạ, dĩ nhiên là đã có ý định vào hai trường này thì mục đích của em là theo con đường học suốt đời rồi ạ :smiley:

Cứ học đi em, bao giờ tốt nghiệp ĐH rồi tính tiếp. Dù học BK, SP hay KHTN thì vẫn làm trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, giáo dục, thương mại… nhà đất, cò, buôn chuyến… được tuốt. Chương trình của BK thì thiên về ứng dụng, qui trình, thiết bị; của KHTN thì thiên về lý thuyết hàn lâm, nghiên cứu cơ bản; của SP thì thiên về lý thuyết cơ sở và giảng dạy. Em cứ cảm thấy môi trường nào thích hợp với mình thì chọn thôi.

[spam] Đọc nhanh kẻo bị xóa

  • Học sư phạm nếu có nhầm lẫn, sáng mai vào giảng lại hay làm lai được, ở KHTN có khi cả tháng sau hoặc không bao giờ làm lại được.
  • Học sư phạm hít bụi phấn hoặc mùi mực viết bảng, học KHTN hít hóa chất, đặc biệt là dung môi.
  • Học sư phạm ngắm bạn nữ xinh xinh mặc áo dài, học KHTN thấy con gái toàn mặc áo blouse, có cái được mặc sau khi đã dùng làm giẻ lau nhà.
  • Học sư phạm thi cao học toàn thủ khoa, học KHTN thì ít hơn.
  • Học sư phạm lâu lâu mới thấy hội thi, học KHTN cứ tháng 3,4 là hội thi um sùm.
  • Học sư phạm coi văn nghệ hoài, có đoàn kịch trung ương, kịch thành phố, kịch hà nội hẳn hoi, kịch bản hot vip đàng hoàng, học KHTN lâu lâu mới nghe 1 giọng ca vịt đực mà mừng rớt nước mắt. *Học sư phạm có nhà C 11 tầng nóng như lò hầm heo, học KHTN có nhà I mát mẻ, nghe đồn đẹp nhất DHQG, muốn biết thị trường đang hot dòng laptop nào, cứ xuống sảnh nhà I là biết.
  • Học sư phạm nổi tiếng trung tâm ngoại ngữ, học KHTN nổi tiếng trung tâm tin học.
  • Học sư phạm và KHTN đều mặc áo khoa Hóa màu vàng.
  • Điểm Hóa đầu vào sư phạm cao hơn KHTN
  • Điểm đầu ra KHTN thường cao hơn sư phạm.
  • Học sư phạm không phải xuống Thủ Đức như KHTN.
  • Học sư phạm lo không biết dạy ở đâu, học KHTN lo không biết ra làm gì
  • Tốt nghiệp DHSP thì học tiếp cao học ở KHTN, tốt nghiệp KHTN thì học lý luận giảng dạy ở sư phạm.
  • Khoa Hóa KHTN có ngày truyền thống 1/1, đầu năm họp mặt vui vui ăn uống linh đình
  • Khoa Hóa KHTN có chương trình cử nhân tài năng, bằng tốt nghiệp song ngữ, du học nhiều như cơm bữa, đi dự hội nghị như đi chợ, vào hội thảo nghe anh văn mà chẳng hiểu gì nhưng từ từ sẽ hiểu

Tạm thời chỉ nhớ bi nhiu thôi!

Những cái này chỉ nói về hai trường Đại học Sư phạm TpHCM và ĐH KHTN - ĐHQG TpHCM

Haha, mình rất tâm đắc bài của Tiger! Bạn nói có nhiều cái đúng (và chưa thấy cái nào sai). Mình là dân Sư phạm và đang học cao học bên Tự nhiên nè! Theo mình thấy thì như thế này: Bạn nào muốn vững kiến thức Hóa học ==> tuyệt đối ko nên thi vào SP. Học Hóa ở SP 4 năm xong ra khỏi trường ngỡ ngàng ko biết 4 năm qua cuối cùng mình đã học được cái gì. Đến hồi đi dạy, chủ yếu là nếu cấp III bạn giỏi Hóa + bạn vui tính + bạn thông minh thì bạn sẽ thành công, chứ những cái đã học trong trường SP chả giúp ích cho bạn được cái quái gì hết! Vậy tại sao SV tốt nghiệp SP ra trường dạy được? Chẳng qua là có thời gian đi thực tập, nếu bạn “hên” (ko biết là hên hay xui), gặp GVHD cho dạy nhiều thì tự nhiên bạn sẽ dạy tốt thôi! Nếu bạn lười, GVHD cho dạy nhiều mà còn ko biết quý mà than phiền, thì sau này ra trường bạn giảng mà học trò hiểu là học trò “chết liền” luôn đó! Nói chung, việc sau này bạn đứng lớp thế nào phụ thuộc phần lớn vào 2 đợt thực tập của bạn, và GVHD sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều, còn thầy cô trong trường SP thì chả giúp bạn được cái gì hết, ngoài mớ lý thuyết suông mà bạn mua sách nào cũng có được. Theo ý kiến của mình, bạn nào muốn vững kiến thức hóa học và muốn đi dạy thì tốt nhất nên học ở TN, sau đó, qua SP học thêm cái bằng SP. Tuy nhiên, phải nói là việc xin việc trong ngành SP rất…bạc bẽo, bạn nên chuẩn bị tâm lý trước thì hơn. Có thể bạn có tài, có thể bạn dạy hay, nhưng cũng có thể bạn sẽ chả có chỗ nào nhận dạy hết. Vậy đó! Còn 1 điều nữa, nếu bạn ko có một tình yêu môn Hóa sâu sắc, nếu bạn ko có ham muốn sau này là giáo viên một cách mãnh liệt, tốt hơn bạn đừng vào SP. Đại học bên TN học ra sao thì mình ko biết, chứ bên cao học, thầy cô TN dạy rất hay. Còn SP… Khi mình học năm 2, 3, mình đã cứ tự nhủ một câu “May mà mình có tình yêu môn Hóa mãnh liệt để thầy cô bào mòn dần dần, hy vọng là tình yêu này đủ để thầy cô bào mòn cho đến năm cuối, hy vọng là tình yêu môn Hóa đến năm cuối vẫn còn một tí để dùng”. Nếu ko phải cấp III thầy đã truyền cho mình một tình yêu môn Hóa sâu sắc đến mức mình muốn làm việc với bộ môn này suốt đời, thì có lẽ mình đã bỏ học giữa chừng ở SP rồi. Bạn nào muốn vào SP hãy suy nghĩ cho thật kĩ, để sau này ko phải hối hận. Bản thân mình, sau khi vượt qua được hết mấy cái “chán ngán lẻ tẻ” rải đều trog 4 năm học (đến năm 3, khi đi thực tập, thật tình mình ko muốn quay về trường học lại mà chỉ muốn đi dạy luôn thôi!), đến lúc đi xin việc lại cả một khối bất mãn. Nói thẳng là mình được hiệu trưởng trường mình đi thực tập mời mình về dạy từ khi mình chưa tốt nghiệp nên mình ko phải nếm mùi thất nghiệp 1 ngày nào, nhưng những điều mình chứng kiến đã cho mình một khối bất mãn to lớn! Bạn học giỏi, bạn có khả năng, chưa chắc bạn có việc. Chết tiệt hơn nữa là bạn khó lòng mà cầm cái bằng tốt nghiệp SP đi xin việc ở các ngành có liên quan đến Hóa khác. Bạn chỉ có thể xin dạy mà thôi! Mà cái ngành này, việc làm rất ít, trừ khi bạn về quê thì có lẽ sẽ có nhiều hơn đó! Nói chung, đường ra của SP hẹp hơn hẳn các trường khác. Học TN, bạn có thể xin việc ở nhiều ngành nghề, miễn có chút dính dáng ít nhìu gì đó đến môn Hóa. Học SP, bạn chỉ có thể xin đi dạy, chỉ có điều ko có chỗ để bạn xin mà thôi, và với cơ chế xin - cho (Sở phân công nhiệm sở) trong ngành SP, cuộc đời bạn chỉ là một sự bó buộc. Sau khi mình tốt nghiệp, mình đã tự nhủ một điều: “Sau này nếu có con mình sẽ ko bao giờ ép buộc / gợi ý / khuyến khích con mình theo ngành SP, trừ khi nó quá đam mê, quá khao khát, và nó phải thật giỏi. Còn ko, ko bao giờ mình sẽ cho nó vào ngành SP”. Các bạn nên nghĩ lại thì hơn. Và… Nếu là xin việc trong các ngành khác liên quan đến hóa học, cái bằng SP với trình độ chuyên môn Hóa thấp lè tè, khó mà cạnh tranh với các bằng đại học khác (TN, BK). Nếu bạn thích đi dạy, bạn có thể học TN rồi học thêm cái bằng giảng dạy của SP (nó gọi là chứng chỉ giáo dục gì gì đó thì phải?), lúc đó bạn có thể chọn đi dạy hoặc đi làm, chứ nếu tốt nghiệp SP, bạn khó mà có thể đi làm được.

Đó là những suy nghĩ thật của mình. Ở trong chăn mới thấy chăn nó rận rệp đến mức độ nào! Các bạn hãy chọn đi, chọn cho kĩ vào, để đừng hối hận.

Riêng mình, mình hối hận vì đã học trường SP. Vì đến khi học bên TN, khi học cao học, mình mới thấy rõ ràng là trình độ chuyên môn và kiến thức của 2 bên chênh lệch đến mức độ nào. Mình đã phải học cao học hơi bị vất vả (và thật sự đi dạy ko cho bạn nhiều thời gian rảnh. Nếu đi làm, bạn chỉ cần làm 8h công sở và ko phải ôm thêm việc về nhà, thì đi dạy, công việc ở nhà của bạn, nhiều tương đương, hoặc đôi khi còn hơn là việc bạn đi dạy, nhất là trong những năm bạn mới ra trường, sau này thì đỡ hơn một tí). Nhưng, mình ko hối hận với cái nghề mình chọn. Mình yêu học sinh và công việc giảng dạy. Dù học bao nhiêu đi chăng nữa, cuối cùng mình cũng sẽ quay về với công việc giảng dạy mà thôi! Nếu bạn ko có tình yêu nghề, thì nhớ cho kĩ, đừng bao giờ chọn SP!!! Các bạn quên không nói là học Sư phạm thì được miễn Học phí, học Tự nhiên thì phải đóng tiền !!!

Hihi, năm mình thi cao học cũng có 2 thủ khoa 2 chuyên ngành là dân SP, đó là bên Hóa Lý và Hóa Vô Cơ (mình học Hóa Lý nên biết, còn bên Vô Cơ thì là lớp trưởng của mình). Lý do: lớp trưởng là một người cực kì siêng năng, chăm chỉ, học giỏi nữa, nhưng chưa có nhiệm sở chính thức nên có nhiều thời gian để học bài hơn. Cái anh thủ khoa bên HL cũng là người chưa có nhiệm sở chính thức. Nhưng đến hồi vào học trong lớp thì bên HL, anh thủ khoa đó học đâu có bằng các bạn tốt nghiệp TN và được giữ lại trường. Có thể là vì SP giỏi gạo bài hơn TN!

Ngày truyền thống 1/1 của khoa Hóa mình có biết. Có những đàn anh cấp cha chú cũng về trường, hình như rất là đông vui, bữa nào mình cũng sẽ xin đi theo thử cho biết! Vụ áo đồng phục thì mình ko biết, vì thời mình thì mạnh lớp nào (hoặc theo năm) lớp đó làm đồng phục thôi!

Mà Tiger quên nói 1 điều: Học SV và học TN có “con đường tình duyên” ở chính giữa. Bạn trai TN có thể qua “thăm” em gái SP qua con đường mà nơi ấy có chỗ ngồi uống nước và cantin :tinh (

hihi… vui nhỉ… hoc Tự Nhiên đi… vào cho thầy cô luộc đầu… cái đầu nó bưng bưng luôn… có chị học bên SP wa nói là thầy cô bên TN thân thiện và hòa đồng hơn SP… muốn hỏi j` cũng được… còn thầy cô bên hóa lý thì khỏi chê… rất là tốt… hóa lý muôn năm…

Có vẽ thomun hơi quá đà nhỉ, dù sao cũng cảm ơn những bạn đã nói ra suy nghĩ của mình, ít nhất là cho các thầy cô bên SP biết.

Hehe, bản thân em dân sư phạm, cũng phải thừa nhận bạn thomun nói đúng. Sư phạm chỉ được duy nhất cái thực tập sư phạm và kiến tập thôi ^^ . Về việc thi đầu vào cao học sư phạm thường cao hơn cũng chẳng có gì khó giải thích, sư phạm toàn làm lý thuyết nên đụng lý thuyết là làm ngon, còn tự nhiên chú trọng về thực nghiệm hóa học (năm 3 và 4 học sâu về thực hành) nên lý thuyết không bằng sư phạm. Tuy nhiên vào học cao học yêu cầu thực nghiệm cao thì các bạn tự nhiên ưu thế hơn là dễ hiểu. Điển hình như môn phương pháp cô lập của cô Phụng các bạn dẫn đầu lớp chủ yếu là tự nhiên, còn sư phạm thì may mắn được một ^^ Thực sự nếu vào sư phạm nếu không có tình yêu khoa học, và yêu nghề giáo sẽ không thể trụ nổi, em đồng ý với ý kiến đó. Trừ khi các bác sư phạm làm sao đó để giúp sinh viên yêu thích bộ môn hơn chứ thế này thì…

Xin lỗi nha, mình ko nghĩ là mình quá đà! Chỉ đơn giản là mình nói ra những cảm xúc của mình mà thôi, và thành thật mà nói, đó mới chỉ là một phần nhỏ, chứ mình chưa hề nói đến những bất mãn của riêng mình và mình cũng ko nói nhiều vào chi tiết. Và mình cũng ko nói nhiều về trường SP mà mình chỉ nói chủ yếu về cái ngành này và những điều mà các bạn sẽ gặp phải sau khi ra trường, để các bạn trẻ có sự lựa chọn cho đúng đắn. Nếu các thầy cô bên SP biết thì thật hay đó! Thật sự mình cũng mong sẽ có sự thay đổi theo hướng tích cực để các bạn SV sau này có điều kiện hơn. Hì, cũng may mà mình chưa nói cái suy nghĩ của mình khi chọn trường thi cao học, chứ ko chắc bài viết của mình bị nhận xét là “cố tình bôi nhọ” luôn wá! :24h_062:

À, cái câu này là mod thêm vào. Nhưng hình như mình nghe nói bên SP cũng bắt đầu rục rịch thu học phí đó bạn ạ. Có điều bao giờ thu và thu thế nào thì chưa biết mà thôi! Quên giới thiệu thêm, bên SP mấy năm trước có mở thêm “Cử nhân Hóa” để phân biệt với “SP Hóa”. Hình như ngành này lấy điểm thấp thì phải (ko bít bi giờ có còn ngành này ko nhỉ?). Bởi vậy bạn nào yêu Hóa mà thấy “ko chắc ăn” thì có thể học ngành này. Nhưng học xong các bạn sẽ thu được cái gì thì ko ai biết hết, mình lại càng ko biết.

To Longraihoney:

Có lẽ các anh chị đã làm cho Longraihoney hoang mang vì không biết nên chọn trường nào. Theo mình, việc đăng ký thi vào trường nào là phụ thuộc nhiều vào năng lực của bạn và mong muốn của chính bạn về nghề nghiệp sau này. Mình đã từng có thời gian ngồi trên giảng đường SP cũng như giảng đường KHTN. Và mình thấy rằng thật khó để có thể so sánh hơn thua giữa 2 trường KHTN và SP vì mục đích và tiêu chí đào tạo của 2 trường này hoàn toàn khác nhau. Vì thế, môi trường học tập, chương trình học và điều kiện học tập hoàn toàn khác nhau. DH SP là nơi nuôi dưỡng và đào tạo những người giáo viên, và tại đây, mình đã được học, được tiếp xúc với nhiều người thầy tâm huyết, giản dị nhưng đẹp cả về cuộc đời và cách sống, cách giảng dạy. Điều ấy đã thêm nuôi dưỡng trong mình mong muốn trở thành một người giáo viên được phần nào như thế. Mình không bao giờ hối hận về khoảng thời gian ở đây. :slight_smile: DH KHTN là nơi đào tạo những nhà khoa học đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học, phát triển kinh tế của nước nhà. Nơi đây, được trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại tạo những điều kiện tốt nhất để các thầy cô và sinh viên nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Tại đây, mình đã được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo tận tình, đáng để học tập. :slight_smile: Do mục đích đào tạo của 2 trường như vậy, nên chương trình học của KHTN có sự phân chia thành các chuyên ngành: Vô cơ, Hữu cơ, Hóa Lý, Phân tích,… giúp sinh viên có điều kiện đi sâu vào chuyên ngành mình chọn. Trong khi SP không có sự phân nhỏ ngành như vậy. Về cơ hội việc làm: Tốt nghiệp KHTN, bạn có thể công tác tại các trung tâm, các viện nghiên cứu, các nhà máy (tuy nhiên khi đi vào các nhà máy, họ thường ưu tiên Bách Khoa hơn)… Với SP, bạn không sợ thất nghiệp, nhiều nơi rất cần giáo viên, cơ bản là bạn có chịu đến với học sinh nơi đó hay ko? Tốt nghiệp một trường đại học sẽ cấp cho bạn một tấm bằng đại học, nhưng việc vào đời với tấm vé đó thế nào là do sự khéo léo của bạn. Sử dụng những gì bạn học được - từ nhà trường, từ cuộc sống xung quanh và tự học, bạn sẽ khẳng định và chọn được vị trí phù hợp cho mình. Tại mỗi ngôi trường, các hoạt động xã hội của sinh viên liên tục diễn ra. Nếu như đặc thù SP, bạn có thể tự hào vì trường mình chính là nơi đầu tiên phát động chiến dịch tình nguyện “Ánh sáng văn hóa hè” (phù hợp với công việc tương lai của sinh viên SP), sau này có tên là chiến dịch Mùa hè xanh. Hoạt động xã hội của sinh viên hôm nay rất phong phú, mang đầy sức trẻ nên bạn không lo là thiếu hoạt động xã hội đâu, chỉ lo là bạn không đủ thời gian và không đủ sức để tham gia thôi. :slight_smile: Đó chỉ là đôi dòng suy nghĩ của mình. Mong longraihoney có một lựa chọn đúng đắn cho con đường tương lai của bạn.:24h_006:

Nghe trong Nam mà thấy chả khác ngoài Bắc nhỉ. Mình học ĐH KHTN - ĐH QGHN, cũng từng có ý định vào ĐH SPHN I. He he he, Hóa học ở đâu cũng thế hay sao ấy…

Hôm nay mới được biết có topic này , và điểm lạ là toàn dân Sư Phạm và học Cao học TN. @Thỏ Mun (bạn Q - K27) mình cũng có suy nghĩ như bạn và mình cũng nếm mùi vị như bạn đã trải qua. @ Nắng SG( đệ - K28) Cái này em nói cũng đúng, nhưng để 4 năm học được bấy nhiêu thì thực sự quá ít và quá đáng tiếc, cái cần chúng ta ko học. @ n2h ( a.H K25) Anh là người trong Khoa sao lại không biết, mà đáng lý anh là người biết hơn ai hết mới đúng, hi vọng thế hệ của anh và các bạn sau này sẽ làm mới trường SP, cái này chắc chắn các anh sẽ làm được:24h_094: Suy nghĩ của cá nhân Nếu các bạn là người đam mê học hoá và giỏi hoá, mình thường nói với các bạn phổ thông lúc này con vào SP hơi phí, nên đi Tự Nhiên hoặc dược Ở Phổ thông các bạn đã được trang bị tương đối kiến thức hoá cổ điển, nếu lên ĐH học tự nhiên và dược thì sẽ thuận tiện để phát huy và tiếp thu 1 cách hứng thú. Còn nếu học SP, thì hơi phí vì mình cảm giác như đào tạo lại, và không mới hơn( mình chỉ nói môn Hoá thôi nhé) Thế nên mình khuyên bạn Longrai nên suy nghĩ và có lựa chọn đúng. Chào thân ái. Thanh K27:24h_027:

(p/s:Tưởng thầy Thanh quên mình rồi, thầy cũng không cần lấy sách nữa hay sao ấy nhỉ?) Rất cảm ơn vì đã nhận được những lời khuyên rất có ý nghĩa từ các thầy cô, anh chị. Qua những gì thu thập được, tiếp nhận những suy nghĩ, ý kiến của các tiên bối, vừa rồi em đã đăng kí trường để thi tuyển vào và gửi gấm tương lai của mình ở đó. Câu trả lời là : Khoa Hóa - Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM. Hi vọng với những gì đã được học ở phổ thông, sự giúp đỡ của các thầy cô,anh chị ( đặc biệt là của thành viên chemvn) trong 3 năm qua, em sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trên giảng đường đại học. Chắc rằng lúc đó em sẽ rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Hẹn gặp lại mọi người một ngày không xa. Một Longraihoney hoàn toàn mới (tập 3). Thân ái!

trường DHKHTN có truyền thống là cho sv học nặng.như năm nay (năm2) mình phải học bù đầu đây,mình phải học lại 2 môn trả nợ,nhưng cả tuần ko nghỉ bửa nào,toàn là học cả ngày,

Anh chị ơi !Khoa hóa trường KHTN có 4 chuyên ngành. Em lo nhất là vấn đề việc làm sau khi ra trường. Em không biết nên học chuyên ngành nào để dễ tìm việc làm hơn. Xin các anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm cho em vài gợi ý. Em xin cám ơn.

Học chuyên ngành nào thì khả năng kiếm việc làm cũng như nhau thôi. Nếu em vào các viện nghiên cứu thì có chút ưu thế, chứ vào các công ty thì chỉ có các bạn tốt Bách Khoa BK là được xem trọng thôi. Kiến thức ở trường chỉ là cơ sở để em tìm hiểu thêm khi đi làm thôi, không có giá trị thực tiễn lắm đâu.

Học chuyên ngành nào thì khả năng kiếm việc làm cũng như nhau thôi. Nếu em vào các viện nghiên cứu thì có chút ưu thế, chứ vào các công ty thì chỉ có dan BK là được xem trọng thôi.

Anh này nói chưa logic, câu sau đá câu trước.

Kiến thức ở trường là kiến thức cơ bản mà lại không có giá trị thực tiễn là sao ?

Hi thuy dung

bom04 không có phủ định hoàn toàn giá trị học của kiến thức cơ bản trong trường. Theo tôi hiểu là bom04 nói đến sự lạc hậu về kiến thức truyền đạt trong trường cho sinh viên. Cụ thể là năm nay mới có chuyện đổi phương pháp dạy, thảo luận theo nhóm, lồng ghép kiến thức về phát triển bền vững -bảo vệ môi trường- ý thức công dân vào các chương trình môn học. Đây là một trong những ảnh hưởng lớn đến kỹ năng làm việc giải quyết vấn đề của sinh viên sau này.

Thân,

Teppi