Hỏi về phân tích kỹ thuật

:doctor ( Ptkt là môn học mang tính chất tổng hợp nên hơi khó.Vậy H_Dragon mạo muội mong thầy minhtruc cung cáp cho toàn dan AC một số tài liệu về ptkt( file…, website… etc) Rất cám ơn thầy. :noel7 ( :noel6 ( :noel7 (

Lâu quá rồi, minhtruc đã không ghé diễn đàn đặng cùng chia sẻ hạnh phúc, vui cùng vui, buồn cùng buồn…ngủ cùng anh em. Nhân chuyến trở lại này. Minh Trúc sẽ trả lời cho câu hỏi Học Phân tích kỹ thuật như thế nào ? nhằm giúp các bạn chuyên ngành hóa phân tích học môn này được tốt. Trước hết cần phải hiểu được ý nghĩa hay tư tưởng chung của môn học, từ đó sẽ tìm ra cách học tốt nhất. Tư tưởng chung của môn học là: đi từ lấy mẫu, xử lý mẫu, bảo quản mẫu, lựa chọn phương pháp phân tích, bình luận số liệu và báo cáo kết qủa. Học xong môn học này, kết hợp các môn học về các phương pháp phân tích khác, sinh viên sẽ giải quyết được các vấn đề (Minh Trúc không trình bày tổng quát, mà cụ thể hóa nó thành các câu hỏi thực tiễn), ví dụ:

  1. Phân tích hàm lượng chì trong sữa đậu nành để đánh giá chất lượng sữa đậu nành
  2. Đánh giá tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong sông Sài Gòn… Trước hết, đi từ khâu lấy mẫu và bảo quản mấu: Vì lấy mẫu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, lấy mẫu để phân tích kiểm tra chất lượng, hay đánh giá,…đều có văn bản pháp quy hướng dẫn thông qua các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), hoặc ISO hoặc EPA Guide…Các bạn cần phải chịu khó tham khảo nhiều tài liệu về các vấn đề này thông qua các TCVN hay ISO,… tìm được ở trung tâm 3. Khi học cần chú ý đến cách lấy mẫu và mục đích lấy mẫu. Khâu xử lý mẫu cũng được chú trọng trong một môn học riêng, các bạn học là học các nguyên tắc chung của xử lý mẫu cho từng đối tượng phân tích (gồm chất phân tích, loại mẫu). Học phần này các bạn cần hệ thống hóa chung lại có bao nhiêu cách xử lý mẫu chính. Tuy nhiên vì đối tượng phân tích là rất đa dạng và phong phú, do vậy cách tốt nhất theo Minh Trúc khi học về xử lý mẫu là đọc thêm nhiều bài báo trong đó chú ý nhiều đến giai đoạn xử lý mẫu. Không nên học từng quy trình xử lý mẫu riêng biệt mà cần tìm ra những điểm chung giữa các quy trình xử lý mẫu. Ví dụ, xử lý mẫu tôm để xác định kháng sinh chloramphenicol chẳng hạn, tuy tồn tại nhiều quy trình, nhưng tựu trung lại có thể chia các quy trình này thành các giai đoạn chiết tách với dung môi phân cực như acetonitril, etyl acetat, sau đó qua giai đoạn loại béo với dung môi không phân cực như n-hexan,… và làm sạch trên cột SPE C18, giai đoạn sau cùng là tiêm mẫu vào máy sắc ký. Lựa chọn phương pháp phân tích dựa vào các tiêu chí: hàm lượng chất phân tích trong mẫu, độ chính xác yêu cầu phân tích, lượng mẫu, thiết bị phân tích và con người. Theo kinh nghiệm của Minh Trúc,và thực tế làm việc cho thấy, người phân tích kinh nghiệm thường nắm được nhiều phương pháp phân tích cho nhiều chất phân tích khác nhau. Các bạn nên nắm một số phương pháp phân tích cho các chất phân tích cơ bản như : các kim loại Pb, Cu, Zn, Hg, các phi kim như Cl, S các á kim như As, các chất thuốc trừ sâu như clo hữu cơ, lân hữu cơ, các phương pháp phân tích như trắc quang xác định nitrit và sắt, phổ nguyên tử xác định các kim loại, đặc biệt phương pháp hóa hơi lạnh cho Hg và As, các phương pháp sắc ký khí, sắc ký lỏng và một vài ứng dụng để phân tích các chất hữu cơ… Nói đến đây, chắc các bạn cũng hình dung phần nào cách học môn này rồi, còn tài liệu thì vô kể, các bạn có thể tham khảo các semina hóa 3 mà mình làm, hoặc tìm kiếm trên mạng. Mình giới thiệu ở đây một số website mà các bạn sẽ thấy hữu dụng:

Đề nghị các bạn học phân tích phản hồi về bài viết này để cùng dạy và học tốt hơn

Tra cứu tiêu chuẩn môi trường VN: http://www.nea.gov.vn/TCVNMT/Tracuu.aspx?IDLoai=5&IDLoaihinh=25&subselection=4&selection=2 Phương pháp phân tích liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản: http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=261264550&News_ID=261265545

Với mong muốn mở rộng kiến thức cho các bạn sinh viên phân tích, mình gửi 2 bài tạp chí: On-line sample treatment—capillary gas chromatography http://rapidshare.com/files/921075/On_line_sample_treatment_capillary_gas_chromatography.pdf.html

Automation of sample pretreatment for liquid chromatography http://rapidshare.com/files/921241/Automation_of_sample_pretreatment_for_liquid_chromatography.pdf.html

Hy vọng các bạn có thời gian xem qua một số kỹ thuật trong việc xử lý mẫu ứng dụng trong phân tích kỹ thuật. Mong các bạn sẽ có thể sáng tạo trong các kỹ thuật xử lý mẫu để phù hợp với điệu kiện trong nước. Chúc vui.

Đính chính Trong phần bài của Thầy Trúc dòng 5 từ dưới lên có ghi “đặc biệt phương pháp hóa hơi lạnh cho Hg và As”. Xin đính chính lại là chỉ có Hg phân tích đuợc bằng CVAAS, As phân tích bằng HGAAS Thân ái

thấy có thể cho thêm các ví dụ về phân tích hoi lanh cho Hg và As ko ạ ? với lại thầy có thêm bí kíp về giáo trình về phân tích kỹ thuật để em tham khảo thêm . chứ em thấy mình còn hới mơ hồ về việc lấy mẫu và ký thuật bảo quản mẫu về tới nơi mình phân tích ( nếu lỡ đường vận chuyển xa thì việc bảo quản mẫu là rất cần thiết phải ko ạ ?) mong thây giúp thêm chúng em ! có bí kip gì thì thấy cung cấp thêm cho chúng em mở rộng thêm kiến thức cám ơn mấy thầy nhiều

có bí kip gì thì thấy cung cấp thêm cho chúng em mở rộng thêm kiến thức cám ơn mấy thầy nhiều

Hi.

Nên hạn chế những đề nghị như thế này. Thật khó để các Prof chỉ vẻ gì cho bạn nếu bạn ko tìm hiểu kĩ, ko thắc mắc. Và việc giải đáp thắc mắc sẽ giúp bạn tốt hơn, cũng như tiện hơn với các Prof, vì biết bạn đang cần cái gì, và ko phải reply một cách chung chung không định hướng.

Một vài ý kiến với Napoleon9. :quyet (

Gởi Napoleon 9 Thực ra không có cái gọi là giáo trình thực tập phân tích kỹ thuật. Tất cả các quy trình phân tích ghi trong các tiêu chuẩn quốc tế đều có thể đuợc coi như giáo trình phân tích kỹ thuật rồi đó, bởi vì chúng đã đuợc chuẩn hóa, định trị… Nếu Napoleon 9 cần phân tích những chỉ tiêu nào, đối tượng nào thì có thể tìm các tiêu chuẩn tương ứng. Trong trường hợp không có các tiêu chuẩn cho các đối tượng cần tìm thì Napoleon 9 có thể tự xây dựng quy trình, chuẩn hóa và định trị nó. Thân ái.

sorry nha ! mình thắc mắt là ở chỗ này chứ em thấy mình còn hới mơ hồ về việc lấy mẫu và ký thuật bảo quản mẫu về tới nơi mình phân tích ( nếu lỡ đường vận chuyển xa thì việc bảo quản mẫu là rất cần thiết phải ko ạ ?) mong thây giúp thêm chúng em vi dụ : như phân tích hàm lượng Hg trong thủy sản như cá ba sa chẳng hạn thì ta tiến hành thế nào ? tiến hành lấy mẫu thế nào ( để hỗn hợp tương đồng ) ?

nếu như ta phân tích các chỉ tiêu về thuốc kháng sinh trong cá thì khi nguồn lấy mẫu ở quá xa thì ta nên bảo quản mẫu nhử thế nào để ko làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích. ( em chỉ muốn biết những điểm cần lưu ý , nếu có ví du thi càng tốt )

  • cám ơn BM góp ý , ý của mình là xin thêm tài liệu tham khảo để giải quyết mấy vấn đề mình ko hiểu ở trên ?
  • còn về giáo trình thực tập phân tích kỹ thuật " của moder giotnuoctrongbienca " cái này thì em có rồi , em chỉ kiếm thêm tài liệu về nhũng vấn đề trên nhung ko biết nên kiêm ở đâu " nên dùng từ bi kíp " có gì mấy huynh bỏ qua cho em. :hun (

To Napoleon 9. Khi lấy mẫu cần chú ý đến tính đại diện của mẫu sao cho tập hợp nhỏ của mẫu lấy đại diện cho toan bộ mẫu tại hiện trường. Ngoài ra cần tính tới luợng mẫu cần lấy để giảm sai số lấy mẫu. Công thức tính toán sự phụ thuộc giữa lượng mẫu, kích thước lấy mẫu và sai số khi lấy mẫu nằm trong các giáo trình hóa phân tích bằng tiếng Anh như cuốn Modern Anlytical Chemistry. Tiếng Việt có chương cuối cùng của giáo trình “cơ sở phân tích định lượng” của PGS. TS Cù Thành Long, ĐHKHTN. Về cách bảo quản mẫu thì tùy theo tính chất của mẫu, chỉ tiêu phân tích. Ví dụ lấy mẫu cá basa phân tích hàm luợng Hg thì cần chú ý đến những yếu tố như độ tuổi và khối lượng từng cá thể của cá basa phải tương đồng nhau (Hg xâm nhập qua chuỗi thức ăn, cá cùng dộ tuổi và cùng trọng luợng thì có thểượuợng thức ăn dung nạp vào mỗi cá thể gần giống nhau hơn). Do Hg có thể bị mất nên bảo quản trong điều kiện -20 oC hoặc gần vậy tùy theo điều kiện thực tế của Lab. Ngoài ra cần phải phân tích càng sớm càng tốt. Nói chung về vấn đề lấy mẫu hay phân tích, để làm tốt cần có kiến thức tổng hợp tất cả các ngành về đối tuợng nghiên cứu, như vậy mới có thể có những biện pháp toàn diện để đảm bảo chất luợng kết quả phân tích là tốt nhất. Thân ái

như cá ba sa đến lứa tuổi bán thì cũng cân nặng 3-4 kg 1 con vậy nhug thế thì ta lấy mấy con để đảm bảo la tương đồng ? ( dựa vào đâu để có thể ước lượng mẫu cần lấy ? ) . -như lúa gạo kiểm tra hàm lượng thì theo em được biết thì nó được lấy 1/10 khối lượng của 1 đợt . nhưng nếu nhiều quá thì chỉ lấy 5-10kg từ đó trộn đều chia ra lam 4 phần lấy 1 phần ( với lượng vừa đủ để đi phân tích ) các phần còn lại được lưu giữ lại để có gì kiểm chứng nếu có sự việc tranh chấp xảy ra …

  • như thế đối với trường hợp của cá thì ta lấy nguyên con thì ta sẽ xây ra à ? ( tới chỗ này em hơi bối rối ) khúc sau ko biết có giống như gạo ko ? nếu có khác thì khác thế nào ? thân

To Napoleon 9 Cá ba sa quá to nên không thể lấy số lượng quá nhiều đuợc (trừ phi napoleon 9 đem mẫu gởi tới cho tôi phân tích, em có thể đem 10 con! hahahah) nên em chỉ cần lấy 2 con thôi, khi phân tích thì lấy từng phần một, mỗi thứ một ít mà xay ra (bỏ phần xuơng). Thực ra điều nên biết là Hg tồn tại trong cá chủ yếu ở dạng CH3Hg+ liên kết với protein và người ta ăn chủ yếu là thịt nên cần tách riêng nội tạng và xuơng ra khỏi thịt. Thân ái

  • anh nào có tài liệu về “tiêu chuẩn việt nam” trong thủy sản và thuc phẩm thì cho em với. trang web thầy minh trúc đua co ghi nhiều tiêu chuẩn việt nam trong kiểm định quá , ma nó ko nói rõ .
  • trong xi măng ta muốn kiểm tra chất lượng của nó thì nên kiểm tra những chỉ tiêu nào ? cho vi dụ ? …

To Napoleon 9 Hãy tìm tiêu chuẩn kỹ thuật của cement thì biết cần kiểm tra những chỉ tiêu nào! Thân ái

hic anh ko cho em địa chỉ trang web hay file . em lên google tìm ra 1 đống mà chẳng thấy cái gì dùng được. nhân tiện anh làm ơn trả lời tiều chuẩn việt nam trong thủy sản . có nêu 1 vài ví dụ về kiểm nghiệm các chỉ tiêu trên được ko ? thân

To napoleon 9 các tiêu chuẩn về kiểm nghiệm thủy sản và cement có thể mua tại 49 pasteur, Q 1, TP HCM (trụ sở trung tâm 3). Mong napoleon 9 thông cảm cho. Hãy làm một chuyến đi lên TP. HCM, ghé trung tâm 3 (quatest) mua tiêu chuẩn và tham quan trường ĐHKHTN luôn thể. Napoleon 9 có thể hỏi cô Diệp Chi xem có tiêu chuẩn nào không? thân ái