hỏi về phễu lọc thủy tinh xốp

phiền mấy anh chị ,cho em hỏi về phễu lọc thủy tinh xốp. nó được dùng trong trường hợp nào và khi sử dụng thì cần lưu ý những điều gì? xin cảm ơn

thường thì phiễu lọc thủy tinh xốp dùng khi không thể sử dụng được giấy lọc, chủ yếu là lọc các dung dịch có tính redox mạnh(ex: KMnO4,…),vì các loại chất này sẽ phản ứng với cellulose của giấy lọc. Các loại phiễu này có nhiều kích cỡ lỗ rỗng khác nhau(pore size) từ vài trăm micromet đến vài micromet(các loại phiễu của Trung Quốc thường hay ký hiệu: G1,…G4) và thường giá khá cao(từ 600-850k cho một phiễu của pyret) Một số lưu ý: không dùng vật nhọn làm hỏng bề mặt của phiễu, nếu muốn rữa các chất bẩn bám trên thành phiễu thì có thể dùng acid oxalic loãng,

Trong chương trình tôi đã học hồi cơ sở, có 1 bài thực tập điều chế KMnO4 được thiết kế trong đó có dùng phễu lọc thủy tinh xốp để lọc lấy dung dịch KMnO4, bỏ rắn MnO2 mịn - có thể đi qua giấy lọc băng vàng, đỏ; sau khi lọc xong, ngâm phễu lọc thủy tinh xốp vào dung dịch acid oxalic để rửa sạch rắn MnO2 bám trong lỗ xốp. Như vậy, đến ngang đây, có thể thấy phễu lọc thủy tinh xốp có thể được dùng để lọc dung dịch huyền phù có kích thước hạt rắn nhỏ hơn kích thước lỗ xốp của giấy lọc nhưng lớn hơn kích thước lỗ xốp của phễu thủy tinh xốp.

Lưu ý khi dùng phễu thủy tinh xốp: rất đơn giản. Phễu thủy tinh xốp giống như nồi, niêu xoong chảo trong nhà bếp vậy. Khi dùng xong phải chùi rửa sạch sẽ để còn dùng tiếp lần sau. Vì vậy, 1 khi chọn phễu thủy tinh xốp để lọc thì phải giải quyết được vấn đề sau khi lọc, trả lại “nét đẹp thanh xuân” cho nó - làm như thế nào để rửa sạch chất rắn bám trong lỗ xốp - là OK. (Nếu thấy rắc rối thì mua bông thủy tinh mà dùng vậy ^^!)

1 vài ý kiến gà con ^^!

em đang làm thực tập hóa vô cơ 2 bài điều chế KMnO4 từ quặng pyrolusite,em có một số câu hỏi mong được giải đáp:

  1. Dấu hiệu kết thúc phản ứng khi sục CO2 vào bình chứa K2MnO4?
  2. Phễu lọc xốp khác phễu lọc thường thế nào?Tại sao trong bài này lại sử dụng phễu lọc xốp để lọc?
  1. phản ứng kết thúc dựa vào những dấu hiệu sau :
  • xuất hiện màu tím của KMnO4 trên thành erlen, mất hết màu xanh đậm của K2MnO4, ( dấu hiệu này khó nhận ra do lúc đó dd bị lẫn MnO2 màu đen).
  • lắc dd thấy không còn sóng sánh nữa ( hết KOH )
  • dựa vào sự thay đổi nhiệt độ, erlen ko nóng lên nữa ( cũng khó nhận biết )
  • CO2 sinh ra ko được hấp thụ nữa nói chung cũng hơi khó để nhận biết phản ứng đã kết thúc hay chưa, ở đây ta nên dùng dư CO2, bởi nếu K2MnO4 dư thì khi lọc nó sẽ bị dị phân –> MnO2 lẫn vào sp KMnO4. thể tích HCl khoảng 80- 90 là ok rồi.
  1. phễu lọc xốp làm bằng SiO2, dùng để lọc những dd có tính oxh mạnh như KMnO4 vì nếu dùng giấy lọc thường thì sẽ bị rách. cần lưu ý là phễu thủy tinh xốp ko dùng để lọc dd có tính kiềm. chúc bạn làm bài tốt hen!