Hỏi về rượu

Tại sao uống rượu có hàm lượng đường cao lại dễ bị say ?Có cách nào khắc phục không ?

Chuyện này tương tự như khi uống rượu với nước ngọt, sẽ làm mau xỉn hơn, nguyên nhân là do đường saccarose bị thủy phân thành các đường đơn glucose giúp rượu hòa tan tốt vào máu hơn, nên nhanh xỉn hơn. Còn khắc phục chuyện này thì giống giúp hổ mọc cánh, vẽ đường cho bợm chạy nên xin phép không nêu. Còn nếu trong sản xuất thì nguyên tắc vẫn như cũ, hạn chế lượng cồn tan vào máu bằng cách kìm hãm quá trình phát tán cồn trong cơ thể (chậm say) hoặc giải thoát nhanh chóng cồn ra khỏi máu bằng đường bái tiết như nước tiểu, mồ hôi … Chậm say thì có nhiều cách, theo dân gian vẫn dùng tỏi, gừng, lá trà, lòng trắng trứng gà, cam chanh quít …

Blue đang sản xuất loại rượu đặc sản của Lạng Sơn trong thành phần rượu này có pha thêm mật ong .Rượu thì ngon nhưng mà uống chưa được bao nhiêu thì đã say rồi .Rượu không chỉ ngon mà còn bổ nữa chứa nhiều loại vitamin đặc biệt là vitamin A . Anh em chỉ giúp blue nên thêm vào thành phần rượu chất gì để giảm bớt tác dụng của đường có trong thành phần của rượu . mail của blue Nguyenphong097@yahoo.com

Nhất định là sẽ mời anh em nếm thử loại rượu đặc sản này nếu có cơ hội ! Thanks!

Hôm nay mới hỏi thầy nhưng chưa tìm tài liệu kĩ, tạm thời post lên, sau này sẽ edit lại. Anh em thông cảm hen. Khi uống rượu vào thì sau khi qua bao tử sẽ đến gan. Tại đây gan có tác dụng giải độc cho cơ thể, vì cơ thể ta xem rượu là 1 chất độc. Trong gan có CYP-450, 1 loại men xúc tác chuyển hóa rượu thành CH3CHO, và sau đó thải CH3CHO ra ngoài. Nếu loại men này bị ức chế hoặc lượng rượu quá nhiều mà cơ thể không thể chuyển hóa hết hoặc không chuyển hóa kịp thì rượu sẽ đi vào máu và cơ thể bắt buộc phải hấp thu (do rượu tan vô hạn trong máu) nên cơ thể sẽ bị say. Vấn đề uống rượu với mật ong nhanh xỉn hơn thì phải xét lại căn cứ vào thành phần của rượu và mật ong cũng như những chuyển hóa của nó trong cơ thể. 2 vấn đề còn lại cần giải quyết là có thật uống rượu với mật ong nhanh xỉn hay không. muốn kiểm chứng phải nhờ các cao thủ cỡ BM ^^) Vấn đề thứ 2 là vai trò của bưởi để giải quyết vấn đề 1 (nếu có). 2 vấn đề này sẽ giải quyết trong bài viết sau, sau khi có tài liệu. Mục tiêu hướng tới: Ăn bưởi sẽ giải quyết được uống rượu xỉn!

Không theo dõi topic này, nhưng hai vấn đề trên có thể kiểm chứng bằng kinh nghiệm “ăn nhậu” của mình.

  1. Uống rượu khi trộn với bất kì chất ngọt nào cũng “ra đi” mãnh liệt. Tuy lúc uống có dễ dàng (vì mình khoái ngọt), nhưng uống xong ra đi cũng khốc liệt lắm lắm. Rượu pha với các nước có gas như nước ngọt, hay các nước tăng lực đều ra đi sớm và khốc liệt hơn.

  2. Các chất có vị mạnh, như chanh (chua mạnh), ớt (cay mạnh) … có thể kìm được sự xỉn. Và hình như các chất chua có thể giải xỉn khá ngon lành. Do vậy, bưởi cũng có thể đóng vai trò giải quyết uống rượu xỉn. Tuy cách này mình chưa dùng bao giờ ;))

Anh em cứ bàn tiếp đi nhé ! hehe !

Gửi anh em 1 bài linh tinh về chuyện rượu, xem như món nhắm trong lúc chờ khai tửu vậy, bài viết sưu tầm từ website Trái tim Việt Nam online. Theo qui định diễn đàn thì cái này vi phạm nội qui (copyright từ website khác) nhưng không thể để link load được vì bài viết này khá lâu rồi (2005) và search cũng khá mệt, nên thôi đem về edit lại, với lại bài viết toàn chữ với chữ nên đọc cũng hơi ngán, nhưng ai đã bỏ công đọc rồi thì cũng không uổng phí đâu. Enjoy!

PS: Mong BQT thông cảm, đừng ban nick em tội nghiệp :mohoi (

Lượng rượu trong máu (Blood Alcohol Level - BAL hay BAC với C là concentration) có đơn vị là %. Khi uống rượu ethanol được hấp thụ trực tiếp từ dạ dày vào máu luôn sau đó đến các cơ quan khác như gan, tim, óc. Do đó khi uống bia rượu ta sẽ có cảm giác ngay đặc biệt nếu bụng lại đói. Nếu uống 1 lượgn rượu thì sau 5 phút là có thể phát hiện được rượu trong máu và sau 30-90 phút thì BAC sẽ đạt max.

Rượu tác động chủ yếu lên chức năng óc, tim, gan sau đó mới đến cơ.

Ảnh hưởng của BAC đối với việc lái xe như sau:

BAC = 0.02% : sảng khoái, lái xe tốt = 0.05% phản xạ kém nhạy hơn = 0.10% phản xạ, suy nghĩ và phối hợp động tác chậm = 0.20% quáng gà, loạng quạng đi không vững, nôn ói = 0.30% thân nhiệt giảm, ngộ độc, mất khả năng lái xe = 0.40% hôn mê, hơi thở yếu, phản xạ yếu ớt = 0.50%: gần như chắc chết

Ở Mỹ người trên 21 tuổi mới được uống rượu và BAC không được vượt quá 0.08

Tuy tửu lượng của từng người khác nhau nhưng một số nhận xét khoa học được rút ra là:

1/ Đàn bà chịu rượu kém hơn đàn ông: cơ thể quý bà chứa ít nước hơn và nhiều chất béo hơn, rượu không thấm vào được các tế bào chất béo nên sẽ đi vào máu nhiều và nhanh hơn. BAC tang nhanh khi uống cùng lượgn rượu bia.

2/ Kí lô: người càng nặng cân thì lượng máu và lượng nước trong cơ thể càng nhiều dãn đến BAC tăng chậm hơn (rượu khi vào cơ thể bị pha loãng hơn)

3/ Càng già uống càng mau say

4/ Nếu trong dạ dày có thức ăn thì BAC tăng chậm hơn hẳn

5/ Tửu lượng hay thói quen uống rượu, người uống rượu thường xuyên có BAc tăng chậm hơn dân amateur.

6/ Trạng thái tâm lý và tình trạng sức khỏe lúc đó : nếu tốt thì BAC tăng chậm

Từ vài số liệu trên thì cao thủ như nếu nặng 60kg, có khoảng 5 lít máu trong người (d = 1) thì có thể chịu được (nếu cơ thể hấp thu hết, không bài tiết, không chuyển hóa giải độc ở gan gì ráo) Mức sảng khoái: 1,25g ethanol tinh chất Mức chắc chết: 25g ethanol tinh chất

Quy đổi ra rượu đế loại vừa 25% thì uống được khoảng 5ml (nhấp môi) hay 100mL (4 chung) thôi.

Tuy nhiên nhờ gan lọc, nhờ sự hấp thu không hoàn toàn mà ta có thể chơi được tới 1 lit.

Gan (liver) coi rượu là chất độc cho cơ thể do vậy khi máu có rượu, gan sẽ huy động toàn bộ vào công tác “lọc rượu giải độc”, các chức năng khác sẽ tạm ngưng.

1/ Hạ đường huyết: cơ thể khi ăn uống thì các chất đường bọt chuyển hóa thành glusoce vào máu, 1 phần khác sẽ tích trữ năng lượng từ gluxit dưới dạng glycogen ở gan. Khi nồng độ đường trong máu giảm gan sẽ chuyển hóa dạng carbohydrate này thành glucoz. Rượu uống vào thì gan sẽ lơ chức năng này đi cho đến khi nào lọc hết rượu khỏi máu thì thôi và đường huyết sẽ hạ b(nếu không ăn). Nếu việc uống này lại diễn ra sau khi chơi thể thao nữa thì đúng là thảm họa. VD đá banh xong anh em rủ nhau đi uống bia khan.

2/ 90% rượu ra khỏi cơ thể nhờ gan, 10% còn lại nhờ thận và các chuyển hóa khác. Phản ứng giải rượu ở gan xem ở đây

Sản phẩm của quá trình “lọc rượu” ở gan là acetaldehid, sau đó nhanh chóng chuyển sang dạng acetate và cuối cùng bị chuyển hóa bơi enzym thành cacbonic và nước. Trong 1 đơn vị thời gian nếulafm việc uy nhiên bản thân lại là chất độc với gan. Nếu uống lượng rượu lớn trong một đơn vị thời gian thì dù cố gắng gan cũng chỉ xử lý được 1 lượng giới hạn ethanol thôi. Nếu ta uống nhiều thì gan sẽ phải làm việc hết công suất và chấp nhận lượng thừa rượu và acetaldehid trong suốt thời gian đó.

Mình không uống rượu (vị đắng không thích chút nào ^^) nhưng lại hay ngửi mùi rượu (thơm, nồng và cay, tựa tựa như ngửi dầu vậy :D). Không biết như vậy thì có hại gì hay không, hại nhiều hay ít so với việc chỉ uống rượu thôi. Mọi người ai biết chỉ giúp mình với ^^!

<spam> Nếu bạn ngửi đúng cách (để rượu cách xa mũi 1-2 cm, dùng tay phất nhẹ để hương bay vào mũi) thì không sau, dân hóa hữu cơ suốt ngày trong lab còn hít methanol no nê mà tới nay vẫn chưa sao hết, cho nên ngửi chắc chẳng nhằm nhò gì, nghe nói có nghề ngửi rượu để đánh giá chất lượng rượu của các hãng nổi tiếng nữa muh. Theo bác chocolatenoir thì ta còn nhấp môi khoảng 5 mL là okie, gan có thể lọc được. Vậy là yên tâm hen!

Nhân nói về rượu thì trên thế giới chia làm mấy trường phái lớn (anh em đọc thêm trong www.danong.com nhé)

  • Trường phái rượu lên men:
  • Đỉnh cao của trườn phái này là wine (vin hay rượu vang) có độ rượu maximum khoảng 12 độ. Vang thì nổi tiếng nhất là vang Pháp, sau đó có vang California, vang Chilê, vang Úc và gần đây là vang … Đà lạt

  • Ngoài ra còn có dòng rượu Champagne (sâm-panh) độc quyền của người Pháp với quy trình sản xuất phức tạp hơn, có thêm gas và giá rẻ nhất nếu ở châu Âu cũng phải 500.000VND/chai, dzậy mà ở Saigon có thể mua được mấy chai đó với giá 100.000VND mới lạ chứ.

  • Trường phái rượu ngâm hay còn gọi là rượu mùi (liquor): rượu chưng cất với độ cồn có thể lên đến hơn 70o (tùy loại), rồi cho trái cây vào ngâm. Các dòng rượu như Martini… thuộc loại này. Ở VN thì có các loại Tiên tửu, quỷ tửu bán tràn lan với thành phần ngâm hết sức bí hiểm như thuốc bắc, tắc kè, rắn…Ngoài ra cũng có thể sản xuất bắng cách đun và cho hơi rượu đi qua để chiết (extraction) các thành phần có mùi thơm của cây cỏ.

  • Trường phái rượu chưng cất : đây là trường phái hùng mạnh nhất với 4 tên tuổi lớn được các quý ông yêu thích:

  • [b]Whisky /b: là loại rượu 40-45o khét tiếng xuất xứ từ Scotland, đuợc làm từ các loại ngũ cốc. Sau quá trình lên men thì được chưng cất qua hệ thống bằng đồng hay inox rồi cuối cùng ngâm ủ trong các thùng chứa làm từ gỗ sồi. Màu nâu đỏ trong suốt của rượu là do màu tự nhiên của thùng gỗ mang đến hay do thêm một số thành phần có màu như caramen. Các tên tuổi đình đám của họ này là Johnny Walker (red, black, green, gold and blue label), Chivas…Càng để lâu (12 năm, 18 năm, 21 năm …càng đắt)

  • [b]Cognac /b: xuất xứ từ Pháp, cách làm tương tự như whisky nhưng nguyên liệu là NHO. Các nhãn hiệu Hennesy, Napoleon, Rémy Martin, XO… thuộc dòng này

  • Vodka (vốt-ca); Nga và các nước Đông Âu, nhiều loại nổi tiếng như Smirnov, Vertical (đáng tiếc lại là do sản xuất tại Tây Âu)

  • Quốc lủi hay đế: gạo tẻ, gạo nếp, khoai mì hảo hạng. Thương hiệu Áp Sanh, Bàu Đá, làng Vân… rất có tiếng trong nước. Nhưng chưa thấy nước nào bán cả. TQ thì xuất khẩu mạnh Mai Quế Lộ, Nhật có saké…

Nói chung uống chút rượu lên men và liquor vào bữa ăn thì có lợi cho sức khỏe. Rượu càng cao độ thì càng có hại do vậy nước nào cũng giới hạn lượng rượu 1 người được xách qua biên giới và đánh thuế rượu (cũng như thuốc lá và mỹ phẩm) rất cao. Do vậy ai mà đi qua các duty shop ở sân bay quốc tế thì sẽ thấy bày bán rượu nặng rất nhiều.

Em xem phim kiếm hiệp thấy mấy nhân sĩ giang hồ uống càng nhiều lại càng tỉnh! Mà thực tế cũng thấy và trường hợp như vậy là tại sao?

Ồ! Theo như lời trên thì chắc cậu đã mang thân mình ra thí nghiệm hay sao mà lại chắc chắn như thế nhỉ?! Nếu đã thử thì cậu hãy nói rõ lưu lượng rượu cậu nạp vào người là bao nhiêu và vào lúc nào mà có thể “phán” như thế nhé :smiley: Theo như tui biết khi ethanol đi vào cơ thể sẽ tạo liên kết hydrogen với nước làm chúng ta cảm thấy khát, người nóng lên 1 chút; ngoài ra, ethanol còn làm cho não và tai trong bị tê khiến chúng ta đi lảo đảo, không vững. Có 1 vài báo cáo y khoa cho thấy dùng nhiều ethanol trong thời gian dài quá sẽ khiến cho con người ta bị bại não.

1 vài ý kiến chủ quan. Thân ái

cac’ anh chị bàn tán xôn xao quá… em thì rất muốn uống… nhưng mà 1 lon ken là ngât ngưỡng rồi… cho em hỏi là làm sao để nâng cao tửu lượng vậy các anh? @anh bán rượu: muốn thử rượu của anh thì đến đâu đây anh?

Theo minh ngâm cứu thì, tửu lượng phần lớn phụ thuộc vào nhóm máu. Kết quả nghiên cứu: Máu hiếm Nhóm máu O: ưống rượu dỡ tệ> tuổi thọ cao vì khôn guống rượu. Nhóm máu AB uống rất khoẻ> tuổi thọ thấp vì uống nhiều rượu. Nhóm A, B thì loại biết uống vưa phải nhưng chịu không thấu với nhóm AB. bạn náo đấy nói đúng: rượu là chất độc, nhưng uống vừa phải cũng tốt ấy chứ, bằng chứng là các vua chúa hồi xưa toàn uống rượu ngâm không à, mà thường ít uống say. mà có uống say thì có mỹ nữ làm cho hết say, mỹ nữ làm cách nào thì chúa biết. Các bạn thấy góp ý được không. quá lới thì đừng giận nghen.