hỏi về tráng mang mỏng lên thủy tinh

chao các bạn hiện tại tôi đang làm dề tài về việc tráng màng mỏng oxyt titan lên kính thủy tịnh có ai giúp tôi cách làm sạch kính và phương pháp đưa sol TiO2 lên màng mỏng cam on nhiều

Nếu bạn ở sài gòn có thể liên hệ PGS Nguyễn Thị Dung ở Viện Công nghệ Hóa học, số 1 Mạc đĩnh Chi. Bạn có thể gặp các anh như anh Duy, anh Khoa bên đó. Nhóm nghiên cứu của cô Dung đã làm khá nhiều nghiên cứu trên TiO2.

Trong công nghiệp thì việc tráng màng mỏng lên bề mặt thủy tinh bằng pp CVD hay PVD, có những máy móc riêng dùng trong việc này. PVD là pp vật lí chỉ thực hiện tráng màng cực mỏng và kém bền hơn pp CVD. Hai công nghệ này đã sử dụng từ những thập niên 80 of thế kỉ trước. Còn đối với trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu thì pp thường sử dụng nhất là pp ngưng tụ lên bề mặt tấm thủy tinh bằng sol-gel, chỉ trong phòng lab thoi chứ dùng trong công nghiệp thì không vì quá tốn chi phí mua hóa chất. PP này dùng những hợp chất cơ titanium chủ yếu và cho khả năng ngưng tụ tốt nhất, môi trường cơ kiềm.

Hồi 2005 mình có làm thinfilm TiO2 trên thủy tinh. Mình dùng sol-gel dipcoating, thin film ko bị crack, bề mặt đồng nhất. và chất lượng thinfilm tốt hơn dùng CVD, PVD… chất lượng ở đây là thin film phải xốp, bám dính tốt và không bị crack. Mấy cái phủ thin film lên thủy tinh nhiều lắm lắm, bạn tìm trên science direct đầy luôn. Thủy tinh rửa thật sạch, có 1 dd để rửa mình không nhớ kỹ lắm, xà phòng trộn với cái gì đó, sau đó cho chạy microwave để làm sach hơn. Thân!

Gửi vinhchem07:

Bạn có biết giá 1 hệ CVD hiện đại mà ĐHQG TpHCM dự định mua là bao nhiêu không? Gần 1 triệu USD đó bạn . PVD hay CVD cùng một số phương pháp vật lý khác là các kỹ thuật cao cấp để chế tạo các màng mỏng kim loại, oxit kim loại … với độ dày thấp và định hướng cấu trúc. Không thể lấy sol-gel để đi so sánh với CVD . Ngược lại nếu kết luận PVD, CVD chỉ dùng cho công nghiệp là sai lầm to .

Với TiO2; sol-gel cho sản phẩm tốt . Chi phí hóa chất của solgel là không đáng kể so với chi phí đầu tư mua các thiết bị như CVD. Ngưng tụ pha hơi cho độ chính các cao, ngược lại phải trả giá bằng năng suất thấp .

Cái này hoàn toàn tùy thuộc vào các hệ cụ thể, không thể nói “ko thể lấy sol-gel để so sánh với CVD được” như chocolate nói. Mình đang làm một để tài hợp tác giữa nhiều lab. Hệ xúc tác được điều chế từ nhiều lab khác nhau, các pp điều chế để phủ kim loại quý và washcoat là MOCVD, DLI-MOCVD, CO2 supercritic, impregnation… sau đó tiến hành các test. Mình không đề cập đến kết quả, nhưng mình muốn nói đến tính riêng biệt và đặc trưng ở các hệ cụ thể mà không làm thì không thể biết pp nào là tối ưu cả. Trở lại với vụ TiO2, tùy thuộc mục đích sử dụng của TiO2 mà dùng pp điều chế phù hợp. CVD cho phép khống chế tốt về độ dày thin film, nhưng sol gel lại rất có ưu thế trong việc điều khiển khả năng xốp của thin film thông qua việc sử dụng các phụ gia, template… làm tăng hoạt tính xúc tác cũng như khả năng làm support của TiO2. Thân!

Gửi nguyencyberchem va chocolatenoir, Các bạn thân mến, mình không nghĩ đến khía cạnh khoa học thuần tùy lắm nên có một chút gì đó hơi không đúng khi so sánh giữa phương pháp sol-gel và các phương pháp CVD hay PVD. Mình chỉ nghĩ rằng khoa học thì cần phải đi đôi với thực tiễn một chút. Nhưng mà pp sol-gel theo nguyencyberchem nói và theo mình nghĩ chỉ có thể ứng dụng để làm những màng xúc tác rắn với hệ tương đối nhỏ. Những chất xúc tác rắn thì cần có những tính chất tốt như nguyencyberchem đã nói. Cho nên chúng cần được làm bằng pp sol-gel thì tốt hơn nhiều, đúng không. Giờ mình giải thích khả năng ứng dụng của pp CVD và pp PVD nhe. Trong những sản phẩm cần tráng màng mỏng để gia tăng những tính chất riêng nào đó như: cách nhiệt, điện, giảm độ truyền quang, tăng khả năng phản xạ quang…Một số vật liệu trong công nghiệp như: thủy tinh tấm, kính car…đều được phủ CVD bằng màng TiO2. Nếu bạn chocolate nói mình lầm to thì mình gửi các bận file này tham khảo thử nhe.

trùi, lâu rồi mới thấy topic này, ko biết bạn tom đã tìm ra giải pháp chưa. Có 1 cách tráng màng mỏng lên thủy tinh rất đơn giản là phương pháp doctor blading. Bạn chuẩn bị paste TiO2 trước, sau đó dán 1 miếng tape lên bề mặt thủy tinh, tape đã được đục lỗ có hình dạng bạn muốn. Và bạn cũng có thể chọn loại tape có chiều dày khác nhau để có được chiều dày màng TiO2 khác nhau. Sau đó bạn chỉ việc quét paste TiO2 lên thủy tinh có dán tape. Sau đó lấy tấm tape ra, bạn có 1 lớp TiO2 phủ lên thủy tinh. Và đem đi nung, sẽ được màng TiO2 bám rất tốt trên thủy tinh.

Để rửa thủy tinh thì rất đơn giản, bạn cho vào bồn siêu âm và đánh siêu âm thôi. Có thể dùng 1 ít chất tẩy rửa, sau đó rửa lại bằng nước cất.

Bạn có thể tham khảo thêm trong luận văn của mình, trang 32-34.

http://rudar.ruc.dk/handle/1800/1921

Good luck.

chao ban Moderator cam on ban vi da tra loi va goi duong link. tuy nhien TiO2 cua minh o dang solgel co bo sung chat huu co nen ko the phu len dang paste duocva cung khg nung o nhiet cao duoc (chat huu co bi phan huy). cam on ban nhieu

Hi bro! Bro có thể dùng sol-gel dip coating, có thể thay đổi điều kiện dip coating để thay đổi chiều dày thin film cũng như khả năng chống crack, nói chung, hồi trước mình làm trên thủy tinh thì rất ok, chỉ có điều, mục đích của mình là trên thép không gỉ, :slight_smile: THân,

vậy dùng dip coating có vẻ khả thi hơn cả. nếu có thiết bị bạn thử dùng thêm spin coating xem sao.