Hydrogen bond in organic compounds

Mình thấy diễn đàn này cũng thú vị nên tuần này post lên 1 vấn để “đơn giản” để các bạn tranh luận, thư giản cho vui.

Question> Tại sao khi ăn đường lại thấy vị ngọt? Vì sao đường “hoá học” ngọt hơn một số loại đường tự nhiên (saccarozơ, matozơ…) Vì sao ăn nhiều đường “hoá học” có thể gây ung thư?

Các bạn thử suy nghĩ xem nhé! Cứ đưa câu trả lời lên cùng tranh luận để học tập thôi.

Hẹn gạp lại với câu trả lời của mình ở tuần sau:24h_027::

câu hỏi hoc búa quá mình chỉ biết như vậy thôi *Tại sao khi ăn đường lại thấy vị ngọt? => Vị ngọt hình thành khi liên kết các phân tử với các protein là thụ thể đặc hiệu ở các nụ vị giác. Khi đó các xung thần kinh sẽ hình thành, truyền về não và được giải đoán là vị ngọt *Vì sao đường “hoá học” ngọt hơn một số loại đường tự nhiên (saccarozơ, matozơ…)? => Điều gì quyết định liên kết phân tử - thụ thể? Năm 2001, hai nhóm nghiên cứu độc lập cùng công bố, protein T1r3 là thụ thể sơ cấp của chất ngọt. Giống các thụ thể khác, T1r3 có cấu hình phân tử xác định để các phân tử nhỏ hơn có thể đi vào gắn kết. Liên kết phụ thuộc vào sự phù hợp về hình dạng giữa phân tử liên kết và thụ thể. Đường sucrose liên kết tốt với T1r3, dẫn tới vị ngọt và có thể chuyển hóa thành năng lượng. Đường nhân tạo saccharin liên kết rất tốt với T1r3, tạo vị ngọt gấp 300 lần sucrose nhưng không chuyển hóa thành năng lượng. Loại đường nhân tạo phổ biến nhất hiện nay là aspartame có vị ngọt gấp 200 lần sucrose nhưng tạo ra rất ít năng lượng. nguồn http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=175669&ChannelID=17

Mình đồng ý với ý kiến của Daotrang và xin giải thích thêm để rỏ. 1-Khi ăn đường, do trong phân tử đường (saccarozo …) sẽ xuất hiện liên kết hiddro giữa nhóm OH của các phân tử đường với các phân tử với các protein là thụ thể đặc hiệu ở các nụ vị giác. Khí đó xuất hiện các xung thần kinh và não xử lý cho ta cảm giác ngọt.

2-“Độ ngọt” tùy thuộc vào lực liên kết và số liên kết hiddro tạo thành. Thông thường thì trong đường Hóa học có chứa các dị tố trong dó có nhóm nhóm -SH. Trong trường hợp này liện kết hidro của nhóm SH mạnh hơn OH trong đường tự nhiên nên độ ngọt cao hơn đường tự nhiên.Vì vậy mà khi ăn đường hóa học chúng ta cảm nhận vị ngọt (đắng) ở lưỡi chứ ko ngọt (thanh) như đường tự nhiên.

3-Vì cơ thể không có khả năng để phân hủy đường hóa học tạo năng lượng (tức là khi an đường hóa học ngọt cho vui thôi chứ ko co ích chi cả) nên nếu ăn nhiều đường hóa học thì hàm lượng đường này trong cơ thể rất cao, và vì nó là chất hóa học lạ nên cơ thể sẽ tiết ra chất bao bọc lấy nó nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Chính quá trình này đã làm xuất hiện các mô lạ trong cơ thể và dần dần nó thành các hạch. Nếu hạch là ác tính thì chính là triệu chứng đầu của ung thư rồi đó.

Vì vậy các bạn han chế dùng đường hóa học nhe.:24h_027: