kiến thức về cơ lưu chất

chào những ai hiểu về cơ lưu chất xin trình bày giúp về lý thuyết lớp biên và các phương trình.thank

hôm nay mình mới thấy topic này thực tình mình thấy cái này là một cái hay, mà ko phải ai cũng được học và có hiểu biết đúng mực về nó .trong kỹ thuật đặc biệt là thủy động nó có vai trò khá quan trong đáy ạ, mình cũng có chút hiểu tuy chỉ là cơ sở ko hề xâu xa chút nào .để post một bài tổng quan thì ko thể nhưng nếu các bạn có câu hỏi cân trao đổi thì mình xin hầu chuyện trong khả năng kiếm thức của mình cho phép . thân!

Các trạng thái lỏng và khí gọi các chất lưu chúng trái ngược với trạng thái rắn . Sự khác biệt giữa chất lỏng và khí là : chất khí chiếm toàn bộ thể tích mà nói chứa , còn chất lỏng thì không - ví dụ như lọ đựng khí và lọ đựng nước . Ranh giới giữa chất lỏng và khí sai lệch về độ lớn của khối lượng thể tích (p) và mật độ riêng ( hoặc hạt ) - n* . Chất lỏng lớn hơn khoảng 1000 lần .

[ p = M/V n* = (p . MA) / M ( MA : Avogadro ) => khối lượng thể tích càng tăng thì các phần tử càng gần và các lực tương tác phân tử trong chất lỏng rất quan trọng . Giữa chất lỏng và rắn có sự khác biệt : Dễ cháy , lấy dạng chứa nó làm hình dáng , có thể cấu tạo lại sau khí giải phóng ( rót ra ngoài ). Hiện tượng khác biệt của chất lỏng và rắn đc giải thích bởi tích di động vủa các phân tử trong trạng thái lỏng . Một sự khác biệt nữa là vận tốc các điểm của chất rắn đc tính theo : V(P) = V(M) + " Ôm " ^ MP ( diễn đàn không có LATEX =.=!! )

mình chưa hiểu cho nắm ý của bạn .chúng ta đang nói về lớp biên mà (phần bề mặt phân giới giữa hai môi trường trở lên )mà bạn. cũng có thể đây chỉ là phần đầu những gì bạn muốn nói ,nếu vậy thì bạn hay tiếp tục nhé!

Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi một chất lưu thực chuyển động qua một cố thể sẽ chịu tác dụng của lực cản và trong các điều kiện nào đó cố thể sẽ chiụ tác dụng của cả lực nâng.

Đặt tính của dòng được chia là hai miền:

Một miền lớp biên mỏng mà trong đó lưc ma sát nhớt là quan trọng và một miền trong đó định lý Bernouli chủ yếu được dùng đến. Các quá trình làm xuất hiện các lực trên xảy ra chủ yếu trong lớp chất lưu ở sát bề mặt của cố thể và lớp đó gọi là lớp biên.

Lớp biên là lớp mà vận tốc của dòng thay đổi từ 0 trên chính bề mặt cố thể đến một giá trị bằng vận tốc của dòng không bị nhiễu loạn .Lớp biên phụ thuộc vào vận tốc của dòng, các tính chất của chất lưu và hình dạng cố thể.Ở gần bề mặt cố thể vận tốc chất lưu thấp do tính nhớt nhưng càng xa bề mặt cố thể ,thì vận tốc càng tăng đến Un Lớp biên xuất hiện ở bề mặt của vật thể trong dòng chảy nhớt vì chất lưu dường như dính vào bề mặt vật thể. Chất lưu ngay tại bề mặt vật thể có vận tốc tương đối bằng 0, và nó truyền động lượng sang các lớp kế bên nhờ vào tác dụng của tính nhớt .Khi chiều dày lớp biên tăng, lớp chảy tầng mất tính ổn định và mất cân bằng. Điểm tại đó gọi là điểm chuyển đổi và tại đó bắt đầu miền chuyển đổi là miền mà chất lưu chuyển từ chảy tầng sang chảy rối, ở gấn sát bề mặt của cố thể là một lớp mỏng chuyển động chậm có bề dày nhỏ hơn lớp biên rối

“Lớp biên là lớp mà vận tốc của dòng thay đổi từ 0 trên chính bề mặt cố thể đến một giá trị bằng vận tốc của dòng không bị nhiễu loạn .Lớp biên phụ thuộc vào vận tốc của dòng, các tính chất của chất lưu và hình dạng cố thể.Ở gần bề mặt cố thể vận tốc chất lưu thấp do tính nhớt nhưng càng xa bề mặt cố thể ,thì vận tốc càng tăng đến Un” TOtun tà cưa: theo mình biết thì trong ttiếng anh lớp biên có được gọi là sheer được định nghĩa là phần có sự thay đổi tốc độ theo phương ngang với phương chuyển động của dòng lưu chất. và vận tốc maximum của nó có thể đạt 99%.lớp biên ít phụ thuộc vận tấc của dòng mà cái phụ thuộcvận tốc dòng là chiều dày và phân vùng chảy của lớp này (rối , tầng , quá độ). lớp biên phụ thuộc chủ yếu vào áp của dòng, nhiệt độ, tính nhớt của lưu chất,hình dạng của vật thể, tính trạng của vi bề mặt vật thể(cái này cũng giống chế độ chuyển động trong thủy động thôi.

"Lớp biên xuất hiện ở bề mặt của vật thể trong dòng chảy nhớt vì chất lưu dường như “dính vào bề mặt vật thể. Chất lưu ngay tại bề mặt vật thể có vận tốc tương đối bằng 0, và nó truyền động lượng sang các lớp kế bên nhờ vào tác dụng của tính nhớt .” theo đinh nghĩa đơn gian nhất của sự chảy của chất lỏng là sự trượt của các lớp chất lỏng khác nhau trên bề mặt của nhau. khi đó vận tốc cuả chúng tính theo vận tốc tương đối này. "Khi chiều dày lớp biên tăng, lớp chảy tầng mất tính ổn định và mất cân bằng. Điểm tại đó gọi là điểm chuyển đổi và tại đó bắt đầu miền chuyển đổi là miền mà chất lưu chuyển từ chảy tầng sang chảy rối, ở gấn sát bề mặt của cố thể là một lớp mỏng chuyển động chậm có bề dày nhỏ hơn lớp biên rối " theo minh lên đưa khái niệm miền quấ độ vào đây sẽ dễ thấy bản chất hơn đó bạn. thêm nữa vùng chảy tầng và rối không nhất thiết phải có định lượng do dàng cái nào hơn cái nào , theo mình nó tùy vào vận tốc. bạn TUN TÀ CƯA thấy minh lý giải vậy có được ko cho mình ý kiến của bạn nhé!<!-- Level System –><!-- / Level System –><!-- / message –><!-- sig –>