kiến thức về thí nghiệm

Tại sao khi dùng Zn tinh thiết để điều chế hydro người ta thường nhỏ vài giọt CuSO4 vào dd H2SO4?:24h_052:

Cái này liên quan đến quá thế của hidro Nếu dùng mỗi Zn thì lượng khí H2 thu được ít với tốc độ khá chậm Quá thế của hidro trên Cu thấp hơn trên Zn nên H+ dễ nhận e->khí H2 thu được nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn

nhưng mà mình lại nghỉ là Zn+CuSO4=>Cu góp phần làm cho Zn bị ăn mòn điện hóa dẩn đến kết quả là sinh ra khí H2 nhiều hơn không biết có đúng không nữa

Ok,thì lúc cho CuSO4 vào thì hình thành Cu2+/Cu và Zn2+/Zn và giải thích rằng quá thế của hidro trên điện cực Cu nhỏ hơntrên Zn->tăng khả năng nhận e của H±>H2 nhiều hơn

hic. thế điện cực chỉ cho biết phản ứng có xay ra hay không , xảy ra có hoàn toàn hay không mà thôi. nó đâu có nói đến vận tốc phản ứng đâu mà mấy bạn giải thích như vậy. cho thêm CuSO4 vô để tạo ra Cu , e chuyển từ Zn sang Cu rồi kết hợp với H+ sinh ra H2 nếu không thêm CuSO4 vào thì H2 sinh ra sẽ tạo bọt khí bám vào thanh Zn ,ngăn không cho Zn tiếp xúc với dd acid làm cho phản ứng chậm lại .

Mình biết pha hóa chất nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, thủ thuật để pha được các hóa chất theo đúng yêu cầu hay chất lượng tốt, ai biết chia sẻ với mình nhé (ví dụ như khi pha CuSO4 thì khi pha xong cần thêm vào vài giọt dung dịch H2SO4 đặc)

Tất cả đều là do tính chất hóa học của các chất, nên ta phải có cách tạo các dung dịch phù hợp. VD: muối Fe2+ dể lâu trong không khí ( hoặc bình đựng ko kín ) sẽ bị oxi kk oxi hóa thành Fe3+, dung dịch muối Fe2+ có màu hơi trắng ( nếu loãng ) hoặc lục nhạt ( nếu đặc ) sẽ chuyển dần sang màu đỏ nâu của Fe3+. Để khắc phục thì ng ta cho thêm 1 miếng Fe vì: Fe3+ + Fe –> Fe2+

Còn các muối mà dễ bị thủy phân ( VD: CuSO4, FeCl2, FeCL3…) cho môi trường axit thì phải thêm chút axit để làm chuyển dịch cân bằng, tránh thủy phân Cu2+ + H2O <–> Cu(OH)+ + H+ khi thêm axit H+ thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang trái. …