Kỹ thuật chuẩn độ (các phương pháp phân tích Hoá học)

Nếu nói dùng KMnO4 sẽ có sai số lớn trong việc xác định COD. Vậy tại sao khi phân tích COD trong mẫu nước nhiễm mặn có người lại nói sd pp KMnO4 tốt hơn dùng K2Cr2O7? Có cách nào để xđ COD trong nước nhiễm mặn chính xác hơn không?

Các bạn ai biết về chỉ thị Ferroin thì cho mình ít kinh nghiệm nha. Mình làm Tổng Carbon hữu cơ trong phân bón, nhưng đến khi dùng chỉ thị Ferroin thì chuẩn độ mãi mà ko chuyển sang màu đỏ.:24h_068:

Bạn nên kiểm tra lại chỉ thị ferroin bằng mẫu chuẩn tức là chuẩn độ dung dịch Fe2+ có nồng độ biết trước bằng dung dịch dichromate chuẩn để xem chỉ thị có chuyển màu tại điểm tương đuơng không? Sau đó chúng ta bàn luận tiếp. Thân ái

Mình được biết rằng chỉ thị Ferroin chuyển từ màu tối sang đỏ khi có 1 giọt Fe2+ dư. Và màu đó gây nên là do tạo phức giữa Fe2+ với o-phenalthroline. Mình chuẩn độ thử như bạn nói, kết quả là không ra màu đỏ. Dung dịch chuyển từ màu tối sang xanh thẫm. nếu cho tiếp Fe2+ vào thì tạo ra màu đen. vậy có phải chỉ thị Ferroin của m có vấn đề không? Mình đã pha đúng chỉ dẫn, nhưng nghe nói chỉ thị này rất nhạy. Bạn có kinh nghiệm gì về Ferroin không? Giúp mình nhé. Thanks a lot. :24h_067:

Chỉ thị 1,10- phenantroline tốt sẽ là những tinh thể không màu, tan tốt trong nước, trong môi trường đệm pH = 5 sẽ tạo phức màu đỏ cá vàng (hấp thu cực đại ở 508 nm) với Fe2+(1 mL dung dịch 1,10-phenantroline + 1 mL Fe2+ 10ppm). Nếu trong điều kiện như đã nói mà không thấy màu đỏ cá vàng thì có lẽ thuốc thử của bạn có vấn đề. Thuốc thử ferroin là phức Fe(phen)3 (2+) có màu đỏ cá vàng. Khi chuẩn độ dư một giọt Fe2+ sẽ chuyển từ màu xanh lục sang đỏ cá vàng. Bạn kiểm tra một lần nữa xem sao. Nếu cần thì đi xin một ít 1,10-phenantroline mới. Thân ái

Mình thấy các bạn hình như đang hiểu nhầm chỉ thị Ferroin với 1,10 Octophenal throline. Thực tế chỉ thị Ferroin là hỗn hợp màu đỏ được pha từ 1,10 Octophenal throline với sắt sunfat. Pha bằng cách hòa tan 1,485g 1,10 Octophenal throline monohydrat với 0,695g FeSO4.7H2O với nước cất thành 100ml. Khi chuẩn độ bạn chú ý điểm chuyển màu sẽ chuyển từ màu xanh lá cây sang màu đỏ gạch. Hì màu của trái tim :matcuoi ( Chúc bạn thành công trong phương pháp phân tích của bạn!

Ferroin Solution

Tris(1,10-phenanthroline)iron(II) sulphate complex prepared in the following manner. Dissolve 0.7 g of iron(II) sulphate and 1.76 g of phenanthroline hydrochloride in 70 ml of water and add sufficient water to produce 100 ml.

Complies with the following test.

Sensitivity to cerium(IV) Add 0.1 ml of the solution and 0.15 ml of osmium tetroxide solution to 50 ml of 1M sulphuric acid. Add 0.1 ml of 0.1M ammonium cerium(IV) nitrate. The colour changes from red to light blue.

vậy khi chuẩn độ mà sử dụng chỉ thị Ferroin thì có nhất thiết phải điều chỉnh pH ~4.5-5 hay không? Màu xanh lục là màu của Crom (III), Vậy nếu chuẩn độ dd sẽ chuyển từ màu đỏ vàng của Cr (VI) –> màu xanh lục của Cr (III), và điểm tương đương sẽ chuyển từ màu xanh lục sang màu đỏ cá vàng?

Cân tương ứng khoảng 20mg carbon (khoảng 2g mẫu đất thử) cho vào 1 Erlen 500ml, thêm 10ml K2Cr2O7 1N khuấy nhẹ phân tán mẫu. thêm 20ml H2SO4 đậm đặc và lắc đều, vừa khuấy đều vừa gia nhiệt Erlen không quá 135oC (Dùng nhiệt kế theo dõi) khoảng 30 phút.

Làm lạnh tự nhiên (khoảng 20-30”) pha loãng đến 200ml bằng nước (nước RO) và chuẩn độ với FeSO4 0,4N, dùng Ferroin làm chỉ thị.

Lưu ý quá trình chuẩn độ Ferroin: thêm 3-4 giọt Ferroin (CT) và chuẩn độ bằng FeSO4 0,4N đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh lục xang xanh đen (end point), tại điểm này thêm từng giọt FeSO4 đến khi màu thay đổi đột ngột từ xanh lá xang xám đỏ. (nếu bị quá điểm “End Point” thêm từng giọt K2Cr2O7 1N để thiết lập lại điểm “end point”)

bạn nên dùng chuẩn độ điện thế, lúc này khỏi lo chỉ thị Ferroin. Sơ đồ phản ứng: xem hình

Em có 1 người bạn đang cần chuẩn độ nồng độ gốc của dung dịch Na2S và SnCl2 (pha từ hóa chất rắn với nước cất), nồng độ khoảng 0.25M nhưng không biết xây dựng qui trình và chất chuẩn như thế nào . Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ . Em xin cám ơn . Thân!

Trong khi chuẩn độ trong phương pháp xác định hữu cơ, Về nguyên tắc ta dùng một lượng dư Kali Dicromat để oxi hóa hết các chất hữu cơ trong mẫu rồi xác định lượng dư bằng muối Mo (FeSO4.(NH4)2.SO4.6H2O). Muối Mo sẽ khử Kali Dicromat về dạng ion Cr3+ có màu xanh lục. Chỉ thị được dùng là chỉ thị Feroin là chỉ thị oxi hóa khử. trong môi trường có axít sulfuric nếu nó tồn tại dạng oxihóa có màu xanh, khi Kali Dicromat bị khử hết với lượng muối Mo dư chỉ thị feroin chuyển sang dạng khử trong môi trường axit :24h_016:có màu đỏ. Vì vậy quá trình chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển sang màu đỏ sẫm. Trong phương pháp này dùng muối Mo để chuẩn độ không dùng sắt II sulfat

  1. Chuẩn độ sodium sulfide: Quy trình này chỉ áp dụng cho những dung dịch Na2S tinh khiết. Trong thực tế Na2S dễ bị oxyhóa trong khi bảo quản, hiện tương này có thể quan sát thấy khi chai chứa Na2S chảy ra và có cặn S màu vàng. 2Na2S + O2 + 2H2O–> S + 4NaOH. NaOH sinh ra do phas3n ứng oxyhóa Na2S sẽ ảnh hưởng tới phép chuẩn độ phía sau.
  • Đây là 1 baz hai nấc có nấc 1 tương đối mạnh pKb1 = 1, pKb2 = 7.
  • Delta (pKb) = pKb2 - pkb1 = 6 –> có thể chuẩn độ riêng hai nấc với độ chính xác 99.9%.
  • Định lượng sodium sulfide chỉ cần chuẩn độ nấc 1.
  • Nồng độ sodium sulfide chỉ cần 0.1M –> nên pha loãng bớt dung dịch mẫu.¨
  • Chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0.1 N. Na2S + HCl –> NaHS + H2O
  • Đường cong chuẩn độ:
    • Chuẩn độ hết 99%: dung dịch chứa 1% Na2S + 99% NaHS, pH = 14 - (pKb1 + 2) = 11
    • Tại điểm tương đuơng dung dịch chứa NaHS, là muối lưỡng tính pH = 14 - 0.5 (pKb1 + pKb2) = 10.
    • Chuẩn độ lố 1%: dung dịch chứa 1% H2S + 99% NaHS, pH = 14 - (pKb2 - 2) = 9.
  • Chỉ thị nên chọn có pT (điểm đổi màu tương phản) gần 10 –> có thể dùng thymolphthalein (pT = 9.7) (0.1% trong ethanol 90%), đổi màu xanh sang không màu.
  • Điểm cuối (kết thúc chuẩn độ): chỉ thị vừa mất màu.
  • Thực hành:
    • Dung dịch HCl 0.1 N có thể pha từng ống chuẩn (fixanal) hoặc pha loãng từ acid đậm đặc (xấp xỉ 12N) và xác định lại nồng độ đúng bằng cách chuẩn độ với chất gốc sodium tetraborate. Thể tích HCl cần pha tùy thuộc vào số mẫu sodium sulfide cần phân tích, có thể pha 500 mL hay 1000 mL. Xác định lại nồng độ chính xác của HCl như sau: cân trực tiếp một lượng chất gốc thích hợp (số đuơng lượng Na2B4O7 tương đuơng số đương lượng của dung dịch HCl cần xác định lại nồng độ) cho vào erlen 250 mL. Hòa tan lượng sodium tetraborate này bằng 10-20 mL nước cất, nạp HCl lên buret, thêm vài giọt chỉ thị Tashiro (0.1% bromocresol green + 0.1% methylene blue trong Ethanol 90%). Chuẩn độ cho đến khi màu chuyển từ xanh sang tím. Điểm cuối chuẩn độ là màu xám nhạt trước khi dung dịch chuyển sang màu tím 1 giọt HCl. Na2B4O7 + 5H2O + 2HCl –> 4H3BO3 + 2NaCl: đuơng lượng của sodium borate trong phản ứng này bằng 2, đương lượng của HCl bằng 1. Tính toán nồng độ HCl: NHClVHCl = NborateVborate = 2Cborate*Vborate .
  • Chuẩn độ dung dịch sodium sulfide: Pha loãng dung dịch mẫu sodium sulfide đến nồng độ xấp xỉ 0.1 M. Hút dung dịch sodium sulfide đã pha loãng (bằng pipet bầu 10 mL hay 20 mL) vào erlen 250 mL. Thêm vài giọt chỉ thị thymolphthalein. Chuẩn độ bằng HCl (trên buret) cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu.
  • Tính toán kết quả: vì chuẩn độ 1 nấc nên đuơng lượng của sodium sulfide trong phản ứng này = 1 (nồng độ mol bằng nồng độ đuơng lượng). Công thức: C(HCl)*V(HCl) = C(Na2S)*V(Na2S).
  • Độ chính xác của kết quả phân tích: phụ thuộc vào độ chính xác của nồng độ HCl, lượng chỉ thị sử dụng, lượng cân sodium tetraborate, thể tích pipet, thể tích HCl từ buret chuẩn xuống.
  1. Xác định nồng độ SnCl2: chuẩn độ oxyhoa khử.
  • Trong thực tế, SnCl2 chuyển một phần về SnCl4 nên phương pháp thích hợp để xác định SnCl2 còn lại là sử dụng phương pháp chuẩn độ oxyhoa khử mà không dùng các phương pháp xác định tổng Sn trong dung dịch mẫu.
  • Chất oxyhóa thích hợp là KMnO4 có nồng độ 0.05N-0.1N.
  • phản ứng: 2MnO4(-) + 16H(+) + 5Sn2+ –> 2Mn2+ + 5Sn4+ + 8H2O. Phản ứng diễn ra trong môi trường acid, acid thích hợp là acid sulfuric. Đuơng lượng của Mn trong phản ứng là 5, của Sn là 2 –> dung dịch KMnO4 1M = KMnO4 5N; dung dịch SnCl2 1M = SnCl2 2N.
  • Xét về mặt nhiệt động học (so sánh 2 thế tiêu chuẩn điều kiện) thì phản ứng này xảy ra hoàn toàn
  • Xét về mặt động học thì phản ứng này diễn ra khá nhanh nên không cần đun nóng.
  • Chỉ thị: KMnO4 có màu tím nên không cần dùng chỉ thị khác –> xét 3 lập luận trên nên không cần xây dựng đuờng cong chuẩn độ cho phản ứng này (nhưng nếu là bài thi thì SV phải xây dựng đuờng cong chuẩn độ, đề phòng các SV đọc bài này xong, bắt chước nguyên xi cách làm để làm bài thi thì sẽ bị zero điểm phần này).
  • Thực hành:
  • Pha 1L dung dịch KMnO4 0.1 N (từ muối rắn) bằng nước cất. Để yên 1 ngày và lọc qua phễu lọc xốp (phễu Gooch số 4).
  • Xác định lại nồng độ KMnO4 bằng chất gốc acid oxalic 0.1000 N (pha từ ống chuẩn fixanal): nạp dung dịch KMnO4 trên buret, hút 10.00 hay 20.00 mL dung dịch acid oxalic 0.1000 N vào erlen, thêm 2 mL acid sulfuric 1:1, dung nóng dung dịch đến 60-70 độ.
  • Chuẩn chậm dung dịch acid oxalic bằng KMnO4 cho đến khi màu hồng bền trong 30s.
  • Tính toán nồng độ KMnO4: NKMnO4VKMnO4 = Nacid oxalicVacid oxalic.
  • Pha loãng dung dịch mẫu SnCl2 về dung dịch xác định SnCl2 xấp xỉ 0.1N (lưu ý quan hệ nồng độ đương lượng và nồng độ mol).
  • Hút 10.00 mL hay 20.00 mL SnCl2 vào erlen, thêm 2 mL thêm 2 mL acid sulfuric 1:1, chuẩn bằng KMnO4 cho đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 30 s.
  • Tính toán nồng độ mol SnCl2: C(SnCl2) = 0.5*(NKMnO4*VKMnO4/V(SnCl2)).

Nếu có gì chưa rõ thì tigerchem có thể hỏi thên Thân ái

Trong trường hợp Na2S phân hủy một phần thành NaOH và S thì vẫn có thể chuẩn độ riêng Na2S trong sự có mặt của NaOH bằng 2 phương pháp sau:

  1. Phương pháp chuẩn độ acid baz: chuẩn từng nấc của Na2S.
  2. Phương pháp chuẩn độ điện thế Na2S với AgNO3 dùng điện cực chỉ thị là dây Ag.

Sẽ nói chi tiết hơn sau.

Câu hỏi của bạn rất thú vị và khá hóc búa nếu đặt trong Bài toán “Xác định nhanh nồng độ của 1 dung dịch kiềm mạnh như NaOH trong điều kiện thực tế”.

Mình thử với 2 giả thiết:

  • Đây là dung dịch nước của NaOH tinh khiết (chỉ có NaOH) và được đậy kín trước đó (không tiếp xúc hay tiếp xúc không đáng kể với không khí, có chứa CO2)
  • Phép xác định không yêu cầu độ đúng quá cao

Đầu tiên càn phải biết khoảng nồng độ NaOH là bao nhiêu. Có thể dùng phép thử nhanh với giấy pH vạn năng có khoảng pH xác định 1-14.

  • Nếu nồng độ NaOH cao, ứng với màu của giấy pH từ xanh đến xanh rất đậm thì tốt nhất là dùng phép chuẩn độ với HCl (chỉ thị phenolphtaleine chuyển màu từ hồng sang không màu)

  • Nếu nồng độ NaOH nhỏ (tức chỉ thị pH chỉ vùng từ màu vàng đến đỏ) thì mình nghĩ bạn có thể dùng máy pH kế để đo lại. Từ giá trị pH tính ra nồng độ NaOH

Gọi A= 14 - giá trị pH Nồng độ NaOH = Nồng độ OH- = 10 luy thua tru A (10-A) (đơn vị là mol/lit)

1 mol/lit NaOH tương ứng với 40g NaOH trong 1 lit dung dịch.

Với câu hỏi xác định nhanh nồng độ NaoH ma ta biết trước là khoảng 5%- 15% như bạn đưa ra thì mình thấy tốt nhất là dùng phép chuẩn độ với HCl. Đây là phương pháp vừa nhanh, vừa rẻ tiền. Bạn chỉ càn

  • 1 burette
  • 1 erlen
  • Dung dịch phenolphtaleine 1% pha trong cồn
  • 1 ống chuẩn HCl cho phép pha ra 1 lit dung dịch HCl 1N

Có gì bạn trao đổi thêm với thầy Minhtrúc và thầy Giotnuoctrongbienca ở Bộ môn Hóa phân tích - ĐH KHTN TpHCM

Thực ra nếu bạn đảm bảo đc nồng độ của KMnO4 thì ko phải là phương pháp đó sẽ có sai số lớn hơn đâu, nhưng thôgn thường ta vẫn dùng K2Cr2O7 vì nó ko phải mất công xác định chuẩn hóa lại nồng độ hơn (do dung dịch của nó bền hơn) Còn trong nước nhiễm mặn. nếu bạn dùng K2Cr2O7 thì do sự xuất hiện của muối sẽ gây sai số rất lớn, nên bắt buộc phải dùng KMnO4, khi đó mỗi lần làm một loạt mẫu bạn phải chuẩn lại nồng độ của nó thì phuơng pháp vẫn đc đảm bảo thôi

Chào bạn. Nhưng theo mình biết là pp KMnO4 chỉ xác định được với những mẫu có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Còn hàm lượng chất hữu cơ cao thì vẫn bị sai số.

Tình hình là mình đang cần tìm phương pháp xác định xyanua, đã tìm thấy trong TCVN 6181 : 1996 phương pháp xác định nhưng lại ko có phần công thức tính. Vậy bạn nào biết thì chỉ cho mình với nhé. Phần xác định theo phương pháp so màu với thuốc thử barbituric/pyridin và chuẩn độ dùng hiệu ứng Tyndall. Cám ơn rất nhiều!

Chào các bạn, Với các mẫu nước nhiễm mặn, hàm lượng Cl- > 1000mg/L thì bắt buộc phải dùng cột SPE (Cột chứa muối của Bismuth) loại trừ Cl- sau đó mới có thể xác định được COD bằng K2Cr2O7 hoặc KMnO4. Người ta chỉ dùng KMnO4 cho các mẫu COD có hàm lượng COD thấp và sạch. Ưu điểm của KMnO4 là khả năng oxid hóa nhanh do đó thời gian phân tích ngắn. Tuy nhiên đó cũng chính là nhược điểm của nó, nó có khả oxid hóa luôn cả nước trong môi trường acid như Tuấn Anh nói, vì thế kết quả xác định sẽ có sai số dương. Cho nên, trong các pp tiêu chuẩn của EPA, ISO, TCVN, DIN, EN đều dùng K2Cr2O7 làm chất oxid hóa.

Trang này có toàn văn TCVN cho bạn, nhưng bị che mất công thức tính rồi, bạn mò theo chú thích xem ra công thức được không, nếu không đành nhờ bác nào down hộ cái ISO 6703-1:1984 http://www.nea.gov.vn/TCVNMT/ToanVan/TCVN_6181_1996.htm Thân!

Bạn nói rằng với mẫu nước nhiễm mặn mà dùng pp permanganate tốt hơn thì thấy hơi bất cập. Vì nếu bạn không loại dc Cl- thì bạn không nghĩ đến khả năng 1 lượng chất oxyhoá bị tiêu thụ bởi Cl- à, Chromate còn bị tiêu tốn nói gì tới Permaganate? Trong khi APHA và các TC khác với pp Chromate người ta còn phải dùng muối thủy ngân sulfate để hạn chế ảnh hưởng của Cl- (với mâu nước có nồng độ Cl- thấp), hoặc phải dựng đường chuẩn khảo sát ảnh hưởng của Cl- tới COD của dung dịch phtalate (thêm vào từ 4000 ppmCl- tới 20.000 ppm) để tìm ra hệ số hiệu chỉnh. Phân tích COD là 1 phương pháp khó trong phòng TN đấy!