Lỡ hít một lượng lớn băng phiến?

Hôm nay mình đun băng phiến lên nó bốc mùi nòng nặc, khoản 5 viên. Khi hít vào khoản 15-30 phút sau mình có cảm giác ngạt thở, hơi choáng choáng, khó kiểm soát.

Nghe nói băng phiến làm giảm hồng cầu thế 5 viên như thế ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, hiện tại mình vẫn bị choáng có cần đi kiểm tra ko?

Cảm ơn và mong tư vấn giúp mình !!

Theo moi, bạn ko nên suy nghĩ j hết mà hãy mau mau đến bác sĩ đi. Bị hiện tượng bất thường kéo dài như thế thì đừng chần chừ j hết! Sức khỏe là cái quý nhất! Có sức khỏe là có tất cả! Bạn ko nên khinh suất với sức khỏe của mình nhé. Lần sau khi làm thí nghiệm bạn nên tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm nhé (mặc dù bạn có thể bạn ko làm thí nghiệm trong lab)! Nhớ mang kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay bạn nhé! Sau mỗi khi thí nghiệm bạn nên uống 1 cốc sữa nhé! Chúc bạn mau chóng hồi phục sức khỏe để cống hiến thật nhìu cho chem! Thân!

thói quen của sinh viên trường ta là không rất kị việc mang các thiết bị bảo hộ nhiều khi mình vào đeo găng tay và khẩu trang thấy như là siêu nhan ấy. quê chết mồ mà kệ nó bạn ơi mang nhiều lần thì quen thôi mà nếu mang khẩu trang thì mang luôn cái có than hoạt tính luôn đi, nó có mùi cay cay nhưng vẫn đỡ hơn ít một ít hóa chất khẩu trang thì có nhiều loại từ 10 ngàn, 25 ngàn đến 50 cái 10 ngàn thì chỉ giống mấy cái khẩu trang bình thường thôi, còn nếu như với phương châm tiền nào của nấy thì xài cái 50 nghìn luôn đi

Tác hại của băng phiến (napthalene C10H8) Exposure to large amounts of naphthalene may damage or destroy red blood cells. Humans, particularly children, have developed this condition, known as hemolytic anemia, after ingesting mothballs or deodorant blocks containing naphthalene. Symptoms include fatigue, lack of appetite, restlessness, and pale skin. Exposure to large amounts of naphthalene may cause nausea, vomiting, diarrhea, blood in the urine, and jaundice (yellow coloration of the skin).

Theo hướng dẫn thì nếu bị ngộ độc băng phiến qua đường hô hấp thì cho nạn nhân uống ngay 2 cốc nước và sau đó rửa thật sạch cốc nước đó trước khi cho người khác dùng, đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát và đưa đến cơ quan y tế càng sớm càng tốt. Trường hợp của bạn thì “chuyện đã rồi” nhưng mình nghĩ mức độ độc hại không nặng lắm. Tốt nhất vẫn là đi kiểm tra nhưng mìh chưa biết 1 cơ quan y tế nào của Việt Nam có khả năng kiểm tra nhiễm độc hóa chất. Do đó tự mình nên hiểu sức khỏe mình đang ntn là tốt nhất. Cách khắc phục (do mình nghĩ ra) là như thế này, bạn có thể uống rượu (loại có độ cồn cao nhưng không có lẫn chất khác) vì rượu hòa tan tốt băng phiến và nước giúp tăng bài tiết, uống rượu và sau đó là lượng lớn nước, hi vọng sẽ đào thải hết hơi băng phiến bạn hít phải. Chúc bạn sức khỏe. Thân!

Như đã nói bạn hít một lượng băng phiến lớn tương đương 5 viên theo mình bạn nên tới bác sĩ đẻ kiểm tra lần sau đừng nên làm mấy thi nghiêm đó nếu có lam nên mang các dụng cụ bảo hộ và làm ở nơi thoáng khí Chúc bạn ko phải gặp lại những điều đã xảy ra:24h_016:

Chuyện đã rồi, đã biết sai lầm, lần sau nếu làm thì không tái phạm. Xử lý trường hợp này sẽ không cần đến bệnh viện, các bệnh viện VN thường ít đuợc trang bị để xử lý trường hợp này. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi, sống nơi thoáng khí như ra ngoại thành chẳng hạn, uống nhiều nước để tăng cường thải napthalene qua hô hấp cũng như qua đường tiết niệu. Quan trọng là tinh thần vui vẻ “một chút napthalene này thì làm sao giết đuợc mình!!! hãy nghĩ vậy”.Mọi sự sẽ ok thôi thân ái

đúng bạn đừng nên lo lắng quá bạn àh. tinh thần tốt sẽ cho 1 sức khỏe tốt. nhân đây chúng ta nên bàn lại 1 chút xíu về cách làm thí nghiệm ở các trường đại học cũng như các phòng thí nghiệm trong nước và ngoài nước nhé. mình không biết các phòng thí nghiệm ở nước ngoài thế nào, các quy định của họ về an toàn thí nghiệm thế nào, song đối với Việt Nam thì việc này dường như chưa được quy định một cách chặt chẽ. Như ở các trường đại học, khi sinh viên đi làm thí nghiệm thì chỉ quy định mặc áo blouse trắng hoặc các loại áo có hình dạng như áo blouse trắng. còn găng tay, khẩu trang hay kính bảo hộ chỉ là điều lựa chọn, mà thường những ai chọn 1 trong 3 món đó sẽ được coi như là 1 nhân vật ngoài trái đất vậy. cảm giác “dị” sẽ khiến mọi người ngại mang. cái thứ 2 là cách lấy hóa chất và xử dụng hóa chất: SV rất hồn nhiên vô tư xài tay không để lấy hóa chất khô hoặc đưa hóa chất lên mũi hít để thử mùi vị. chính t đã chứng kiến 1 bạn trong nhóm sau khi hít thử tí anhydric acetic đã phải chạy ra nhà vệ sinh mà ói. Chúng ta chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc xử dụng hóa chất tại các phòng thì nghiệm mà hầu hết sv trước khi làm tn ở buổi đầu tiên chỉ được nhắc chung chung. thứ 3: theo t thấy thì các ngàng học có liên quan đến hóa chất hay các ngành khác đều không có 1 cái gì đó phổ biến các kiến thức về an toàn và cách xử lí khi gặp sự cố. Như các ngàng có liên quan đến hóa chất thì cần dành vài tiết học để giới thiệu cho sv về các loại hóa chất, cách xử lí khi bị nhiễm độc hay bị bỏng hóa chất. như thế sẽ giúp sv chủ động hơn, đồng thời nó có thể giúp sv hiểu thêm về các loại hóa chất. đó là những suy nghĩ của t về an toàn thí nghiệm. mọi người cùng đóng góp thêm nha. nhất là mấy bác làm ở mấy lab ở nước ngoài, có thể chia sẻ thêm kn khi vào phòng lab cho mọi người được mở rộng tầm mắt. chào thân ái^^

Hổm rày thấy mấy bác bàn nhiều về an toàn phòng thí nghiệm quá, em cũng có vài ý thế này. Số em may mắn cũng được làm thí nghiệm ở 3 nước phát triển của Châu Âu là Đan Mạch, Thụy Điển và Pháp, sắp tới sẽ là Mỹ. Các phòng thí nghiệm ở các nước em từng làm, về cơ bản cũng tương tự như bên VN. Cũng chai lọ, hóa chất… và họ có thêm nhiều máy móc chuyên dụng nữa. Các dụng cụ, hóa chất, máy móc… nói chung là mới và tốt hơn ở VN. Ví dụ VN xài hàng TQ, thì người ta xài hàng Merck… Tất nhiên là họ có những hệ thống máy móc lớn để nghiên cứu mà nhiều phòng thí nghiệm ở VN không thể có được, ví dụ như hệ thống laser, hệ thống magnetron sputtering mà em đã từng làm.

Khi em bước vào phòng làm thì cũng không ai nói gì nhiều, chỉ chỉ em biết cách sử dụng các hệ thống máy lớn thôi. Còn những cái khác, không biết gì thì hỏi. An toàn phòng thí nghiệm thì cũng không ai nhắc. Chỉ có cái thông báo chung chung như bên VN, như sau khi làm xong nhớ chùi rửa… Cũng chưa bao giờ em thấy là sẽ có nguyên 1 course để dạy cái này cả !

Về vấn đề các bác sinh viên bên VN làm thí nghiệm hay gặp sự cố thì em nghĩ thế này. Cũng như vấn đề mũ bảo hiểm và đèn giao thông, ai cũng biết là đi đường phải đội mũ bảo hiểm, đến đèn đỏ thì phải dừng. Tuy nhiên ai cũng biết ý thức của dân ta thế nào rồi. Vào phòng thí nghiệm cũng vậy, ai cũng biết phải mặc áo blouse, bảo hộ… hóa chất nguy hiểm thì không được ngửi hay bốc bằng tay… Không hiểu sao các bác lại hay gặp rắc rối với những sự cố rất ngớ ngẩn này. Với các hóa chất lạ hay hệ thống phản ứng phức tạp thì phải hỏi người đi trước rồi hãy sử dụng, em nghĩ không có vấn đề gì.

Em học và làm thí nghiệm Hóa đến nay cũng gần chục năm, chưa bao giờ em gặp sự cố gì. Các bạn em hay các đồng nghiệp của em, em cũng chưa bao giờ nghe nói họ gặp sự cố. Nên khi em nghe các bác bảo nào là ngành Hóa nguy hiểm, nguy cơ rình rập gì gì đấy. Em mà không học ngành hóa chắc em cũng sợ chết khiếp lên.

Vài ý kiến của em về vấn đề này. Trên này cũng có nhiều bác từng làm thí nghiệm ở nhiều nước phát triển như Scooby-Doo (Canada, Đức), golddawn (Đan Mạch, Nhật, Mỹ), chocolatenoir (Áo, Pháp), trinhthanhthuat (Pháp, Hà Lan) và các bác ở Singapore (ngoctukhtn, hanh_khat). Các bác cho ý kiến với.