mấy câu hỏi lý thuyết và bài tập phân tích

cho em hỏi tại sao chuẩn độ ion I3- bằng thiosufat, phải cho thiosunfat đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng rơm sau đó mới cho tinh bột vào chuẩn mất màu.

Do hồ tinh bột hấp phụ rất mạnh I, để lâu sẽ rất khó “lôi” ra —> nếu cho hồ tinh bột vào ngay từ đầu thì sẽ gây sai số dương khi chuẩn. Do đó, phải chuẩn cho đến khi dd có màu vàng rơm nhạt, nghĩa là I còn ít, khi đó cho hồ tinh bột vào chuẩn nhanh sẽ “lôi” được I ra tốt hơn, hạn chế sai số dương.

Thiosulfate là chất khử không quá mạnh, có thể xác định nồng độ chính xác khá dễ dàng nên thường đi với Iodine dưới dạng I3-, gọi là phương pháp thiosulfate (chuẩn độ oxyhóa khử). Về cách dùng chỉ thị hồ tinh bột thì như tieulytamhoan nói nhưng là để tránh sai số dương chứ không phải sai số âm. Thân ái

Trong phương pháp chuẩn độ Complexon: vì sao trong môi trường đệm pH=10 chúng ta dùng chỉ thị net. Còn môi trường đệm pH=5 lại dùng chỉ thị XO. Trong phương pháp chuẩn độ kết tủa, dùng môi trường kiềm, lưỡng tính. Còn chuẩn độ Oxy hóa khử lại là môi trường acid.Vì sao có sự khác nhau về môi trường vậy? Xin trả lời giùm em! Cảm ơn nhiều!

chỉ thị Net có công thức H3In sự thể hiện màu trong với các dạng ở môi trường axit khác nhau : H3In, H2In- có màu đỏ pH= 0-6.3 . HIn(2-) có màu chàm các phức của ion kim loại với chỉ thị NEt thường có màu đỏ. Do đó để chuyển màu một cách rõ rệt ta tiến hành trong khoảng pH = 7 -11 để sự chuyển màu có tính tương phản. cũng như vậy đối với XO ( xylenol cam) có dạng H6In trong khoảng pH =1-6 tồn tại ở các dạng H5In-, H5In(2-), H5In(3-), tất cả chúng đều có màu vàng trong dung dịch. H2In(4-) trở đi có màu tím hoặc đỏ tía hầu hết phức của kim loại với XO đều có màu đỏ tía hoặc màu tím, vì vậy để chuyển màu mang tính tương phản ta nên chon khoảng pH khoảng từ 1-6

Chuẩn độ kết tủa của thể thực hiện trong môi trường acid, trung tính hay kiềm. Sử dụng pH trong môi trường nào là tùy thuộc vào dạng kết tủa, tích số tan điều kiện của kết tủa, thành phần của mẫu để hạn chế các phản ứng phụ, loại chỉ thị để có sự đổi màu tương phản và điểm cuối nằm gần điểm tương đuơng.

Ví dụ như chuẩn độ ion Cl- bằng Ag+, nếu thực hiện trong môi trường acid thì phản ứng chính tạo tủa không có vấn đề gì, nhưng nếu thực hiện trong môi trưoờng kiềm thì có thể có hiện tượng thủy phân Ag+ (phản ứng phụ). Nếu dùng chỉ thị chromate thì phải thực hiện trong môi trường tương đối kiềm vì môi trường acid thì chromate –> bichromate, và hợp chất Ag2Cr2O7 không kết tủa. Vì vậy phải thực hiện trong môi trường pH khoảng 7-gần 10. Vậy dùng đệm gì? Nếu dùng đệm ammoniac thì sẽ có phản ứng phụ Ag+ tạo phức với NH3, làm giảm tích số tan điều kiện của AgCl. Người ta dùng NaHCO3 để tạo pH 8.3, nhưng nếu dùng nhiều NaHCO3 quá thì lại có tủa Ag2CO3!!! Điều kiện tiến hành phản ứng này khá nghiêm ngặt!!! Nếu dùng chỉ thị hấp phụ là fluorescein hay dẫn xuất của nó thì pH cũng phụ thuôc vào chỉ thị, sao cho tại môi trường phản ứng, chỉ thị có thể hấp phụ vào hạt keo dương ((AgCl)n)Ag+ để phát hiện điểm cuối cho đúng. Chỉ thị fluorescein có pKa = 8 nên pH phản ứng phải hơn 8, chỉ thị Eosin có pKa = 2 nên có thể thực hiện chuẩn độ trong môi trường acid.

Về phản ứng oxyhóa khử, tính oxyhóa sẽ thể hiện mạnh nhất trong môi trường acid, tính khử sẽ thể hiện mạnh trong môi trường kiềm. Tuy nhiên người ta thường thực hiện phản ứng trong môi trường acid vì thường các chất oxyhóa, để chuyển từ dạng oxyhóa cao sang oxyhóa thấp sẽ cần H+ phản ứng với O trong chất oxyhóa (ví dụ MnO4- –> Mn2+, Cr2O7 –> Cr3+). Nếu dạng oxyhóa và dạng khử không cần H+ (như Sn4+ –> Sn2+, Fe3+ –> Fe2+) thì cũng cần môi trường acid để tránh sự thửy phân của các ion kim loại. Thân ái

Chuẩn độ acid acetic kỹ thuật Cần xác định hàm lượng acid acetic trong acid acetic kỹ thuật có hàm lượng 45-50%. Hãy thiết lập quy trình phân tích cho mẫu acid này biết acid acetic có pKa=4.75, tỷ trọng của dung dịch acid này xấp xỉ 1. Hãy chọn cỡ dung dịch thích hợp ( cân, kích cỡ buret, pipet…) cho phép phân tích. Cho MCH3COOH= 60.053. Bài giải của mình như sau: CH3COOH là một acid yếu pKa=4.75, nên ta chuẩn bằng dung dịch bazo mạnh là NaOH. Phương trình chuẩn độ : CH3COOH + NaOH = CH3COONa + H2O. Điều kiện chuẩn độ chính xác 99.9%: pKa + pC0 + pDF < 8  pC0 + pDF < 8 – 4.75 = 3.25. Nếu nồng độ acid ta chọn tương đương với nồng độ NaOH thì tại điểm tương đương pDF= 0.3.  pCo<2.95 hay Co> 10-2.95N. Ta chọn nồng độ Co= 0.1N và chuẩn bằng dung dịch NaOH=0.1N. F= 0.99 pH= pKa +2 = 4.75 + 2= 675. F= 1 pH = 14 – 0.5 ( pKb + pCo + pDF ) = 14 – 0.5( 9.25 + 1 + 0.3) =8.725. F= 1.01 pH = 14 – 0.5 ( pCo + pDF +2)= 10.7. Khoảng bước nhảy là 6.75 – 10.7 , ta có thể chọn chỉ thị có pT nằm trong khoảng này nhưng sai số ít nên chọn phenolphatlein sai số nhỏ. Phần thực hành: Bình định mức : 100 mL. Pipet bầu: 10 mL. Buret 25 mL. Dung dịch acid acetic 0.1 N. Dung dịch NaOH 0.1 N. Giả thiết hàm lượng acid trong mẫu là 47.5% lượng mẫu cần cân: m= 60.053 X 0.1 X 100: 1000 X 100:47.5= 1.264 gam vậy cân chính xác khoảng 1.26 g mẫu hòa tan vào bình định mức 100 mL. Lấy 10mL dung dịch acid bằng pipet vào erlen rồi chuẩn bằng NaOH trên buret đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng lặp lại thí nghiệm ít nhất ba lần. Nhờ anh chị thầy cô đánh giá dùm :24h_057:

Bài này chỉ đuợc tối đa 9 điểm thôi vì:

  • Đây là đơn acid nên chọn chỉ thị nằm trong khoảng F0.999-F1.001.
  • Chưa có công thức tính toán hàm lượng acetic acid. Những phần chuẩn độ lại NaOH, công thức tính lan truyền sai số có thể bỏ qua trong điều kiện thời gian thi hạn chế. Thân ái

thầy ơi cho em hỏi: nếu em chọn nồng độ cần chuẩn của acid acetic là 0.05 được không và một chỗ nữa là người ta cho tỷ trọng acid acetic làm gì vậy

chọn nồng độ 0.05 M cũng đuợc chứ, miễn làm sao thỏa mãn điều kiện chuẩn độ định luợng > 99.9%, khoảng bước nhảy F0.999-F1.001 khoảng 2 đơn vị pH là đuợc. Nồng độ nhỏ quá thì khó chọn chỉ thị và sai số do chủ quan trong việc xác định sai điểm cuối sẽ khá lớn. Thân ái

và một chỗ nữa là người ta cho tỷ trọng acid acetic làm gì vậy

đổi nồng độ sang nồng độ mol và ngược lại thì cần tỷ trọng nữa chứ! KHông biết cái này thì làm bài đúng cũng bị trừ 50 điểm rồi Thân ái

Dung dịch NaOH 0.1N ở đâu ra? Bạn thiếu phần xác định lại chính xác nồng độ NaOH rồi ? Vậy là trong phần công thức phải thêm vào .

hì hì, em hỏi cho rõ thôi, tại thầy cho =1 nên cũng không có tính. Còn phải chuẩn lại NaOH nhưng do đây là bài thi nên bỏ đi phần này. Nhưng cảm ơn bạn New-p, xém quên chỗ này

Chắc tại gần thi rồi nên các bạn tập trung vào giải bài tập định lượng dữ quá hả!!! Nhưng dù sao các bạn đã tiến đến cảnh giới này xem như đáp ứng đuợc mục tiêu của môn học mà Thầy Đông đề ra trên lớp rồi đó. Tuy nhiên điểm thi các bạn cao hay không còn tùy vào kỹ năng tính toán nữa. Ngoài ra các bạn cần phải nắm chắc ý nghĩa của các bài học, bài tập, thực tập và vận dụng linh hoạt, thông minh nữa đó Chúc các bạn thi môn này đuợc mỹ mãn, không phụ lòng mong mỏi của Thầy Đông! Thân ái

Chuẩn độ 0.05M Zn2+ bằng EDTA (Na2H2Y) 0.05M bằng chỉ thị xylenol cam trong dung dịch đệm acid acetic/actate sodium tại pH=5. a. Vẽ đường cong chuẩn độ tại pH=5? b. Cần chuẩn bị 1L dung dịch đệm (A) có pH=5 từ 200g CH3COONa.3H2O và dung dịch acid acetic 100% (d20=1.05 g/cm3). Tính thể tích dung dịch acid acetic cần thiết? Hãy tính chỉ số đệm của dung dịch đệm này? c. Chuẩn độ 10mL dung dịch Zn2+, hãy tính thể tích dung dịch đệm A cần thiết để pH của dung dịch thay đổi không quá 0.05 đơn vị khi kết thúc chuẩn độ? cho biết pKZnY=16.5. H4Y có pK1 đến pK4 lần lượt là : 2.00; 2.67; 6.16; 10.26. CH3COOH có pKa=4.75, MCH3COONa.3H2O= 136.081. Bài giải như sau:

a. α’(YH)=(k1k2k3k4): ( H^4+ H^3k1+H^2k1k2+Hk1k2k3+k1k2k3k4)=10^-6.45.

Điều kiện chuẩn độ chính xác 99.9%: pK’(MY) – pCo – pDF > 6

Ta có K’(MY) = K(MY): (α’(YH) + α’M(L,OH))= K(MY): α’(YH) ( do Zn2+ không tạo kết tủa và phức ở pH này).

Vậy pK’(MY)= pK(MY) – Pα’= 16.5 – 6.45=10.05. Thay vào ta có 10.05 – 1.3 – 0.3 = 8.45 > 6 . Do đó thỏa điều kiện chuẩn độ.

Đường cong chuẩn độ:

pM(0.000)= pC0 + pα’M(L,OH) =p0.05=1.3 (từ lúc này các công thức bỏ đại lượng pα’M(L,OH)

pM(0.999) = pC0 + pDF + p(1 - 0.999) =1.3 + 0.3 + 3=4.6

pM(1) = ½( pCo + pDF + pK(MY) – pα’(YH) = ½ ( 1.3 + 0.3 + 16.5 – 6.45)= 5.825.

pM ( 1.001) = pK(MY) – pα’(YH) – 3 = 7.05.

pM(2) = pK(MY) – pα’(YH) = 10.05.

b. pH( đệm) = pKa + lg(Cb/Ca). thay số vào 5= 4.75 + lg(Cb/Ca).

Cb/Ca=10^0.25 hay mol b/mol a= 10^0.25

Ta có mol b= 200/136.081 vậy mol a= 200/( 136.081 X 10^0.25)=0.826 mol

Vì nồng độ acid =100% ta suy ra V= m(dd)/d=m(ct)/d=0.826 X 60 : 1.05=47.2mL

Chỉ số đệm của dung dịch π=2.303 X C(đệm) X Ka[H]/(Ka + [H])^2= =2.303 X ( 1.45 + 0.826) X 10^-4.75 X 10^-5/( 10^-4.75 + 10^-5)^2=1.21.

c. 10mL dung dịch Zn thì ước lượng cần 10mL EDTA do đó V(cuối)= V(đệm) + 20

V(đệm)= (π’ V(cuối))/π= π’ (V(đệm)+20)/π.

Ta có π’= - a/pH( đệm)= - 2CoV0/(V(đệm)+20)/-0.05

Thay vào ta có hệ phương trình:

V(đệm)= 2CoVo/0.05/1.21=16.5mL

Hình như câu cuối có chỗ sai. Cái này khó đánh quá nên xin anh em và thầy cô thông cảm . ( cái này mới làm xong)

bài này cũng được thân ái

Hãy nêu vai trò của NaHCO3 trong phương pháp Morh? Tại sao khi thêm một lượng nhỏ NaHCO3(1%) vào dung dịch AgNO3 0.1N lại không thấy xuất hiện kết tủa Ag2CO3. Cho pT AgCl= 9.75 và pT Ag2CO3=11.09 Trả lời Vai trò của NaHCO3 trong phương pháp Morh là tạo ra hệ đệm. Câu hai Không xuất hiện kết tủa là do [Ag]^2X[CO3] <T=10^-11.09. Ta có phương trinh phân ly của HCO3- HCO3-  H+ + CO3(2-) Gọi x là nồng độ HCO3- phân ly ra . tại thời điểm tương đương ta có x^2/(1% - x)=ka2=10^-10.3 Vậy x=7.07 X 10^-7 Vậy [Ag]^2X[CO3]= 7.07 X 10^-7 X 0.1^2= Em giải tới đây thấy sai không biết sai chỗ nào. Có thể ý của bài này là so sánh độ tan của AgCl và Ag2CO3 qua pT thì khi đó chỉ tạo ra kết tủa AgCl chứ chưa tạo ra Ag2CO3.

Tại điểm tương đuơng nồng độ carbonate không phải là 7.07*10^-7M. tính sai chỗ này. Còn điểm nữa là không thấy kết tủa không nghĩa là không có kết tủa, có thể dung dịch đạt trang thái quá bão hòa nhưng chưa tủa. thân ái

Đầu tiên có các dung dịch sau đây: NaOH 0.1M ( A) HCl 0.1M (B) KHC8H4O4 0.2M ( 40.853g kalihydro phtalat trong 1 lít nước) pka1=2.93 pka2=5.41 ( C ) Na2B4O7.10H2O ( 19.069g trong 1 lít) pkb=4.76 (D)

Có bài tập như sau: Pha dung dịch pH = 4: lấy 50.0mL dung dịch C thêm 0.80 mL dung dịch A thêm nước cất đến 200mL. Pha dung dịch pH = 8.5 : lấy 62.25 mL dung dịch D thêm 19.30 mL dung dịch B thêm nước cất đến 100mL.

Bài giải của mình để thử lại coi có đúng pH này không thì thấy có vấn đề: Đối với đệm pH=4 NaOH + KHC8H4O4 = KNaC8H4O4 + H2O [NaOH]=0.8 X 0.1 : 200 =0.0004 M [ acid]= 50 X 0.2 : 200=0.05M Từ phản ứng ta thấy NaOH phản ứng hết sinh ra [ muối]= [NaOH]= 0.0004M [ acid ] (còn lại)= 0.05 – 0.0004=0.0496M pH ( đệm)= pKa2 + lg (Cb/Ca)= 5.41 + lg ( 0.0004/0.0496)=3.32 sai với kết quả trên.

Đối với bài pH= 8.5 BO2- + H+ = HBO2 [ BO2-] = 62.25 X 0.2: 100 =0.1245M [H]= 19.3X 0.1/100=0.0193M Acid tác dụng hết vậy [HBO2]= [H]= 0.0193M [BO2-] còn lại= 0.1245 – 0.0193=0.1052M pH(đệm)=pka + lg ( Cb/Ca)= 9.24 + lg( 0.1052/0.0193)=10 sai với kết quả trên.

Thầy cô anh chị chỉ chỗ sai giùm :24h_057: