máy đếm chớp

Các phương pháp phát hiện và đo cường độ phóng xạ đó là máy đếm chớp, phòng sương mù wilson… Vậy mấy người có thể kiếm giúp em vài tấm ảnh về mấy thí nghiệm trên được không.

Máy này có tên là Geiger-Müller counter. Cấu tạo gồm 1 tube chứa khí trơ helium, neon hay argon và một chất hữu cơ bay hơi hay halogen. Vỏ bên ngoài là kim loại hoặc kim loại phủ graphite đóng vao trò cathod. Bên trong là 1 dây đóng vai trò anod. Giữa anod và cathod được áp một điện thế lớn khoảng vài trăm volt. Phía đầu tube là 1 tấm chắn mica hay thuỷ tinh cho phép các bức xạ hay dòng hạt alpha, beta, gamma, neutron… đi vào.

Khi các bức xạ hay dòng hạt sinh ra từ phân rã phóng rạ đi vào tube. Nó sẽ ion hoá các phân tử trong tube tạo thành các ion dương và electron. Do điện thế lớn giữa anod và cathod, các ion và electron được tăng tốc khi di chuyễn về các điện cực, kết quả là ion hoá thêm nhiều ion khác. Các electron đi về anod và di chuyển sang cathod tạo nên các xung điện Các xung điện đi qua resistor và được ghi nhận.

Để kết thúc quá trình ion hoá, các phân tử hữu cơ bay hơi hay halogen có nhiệm vụ bắt hoặc làm mất năng lượng của các ion này.

Nếu trong bức xạ neutron, các neutron ko có khả năng ion hoá, thì trong tube se phủ thêm boron trifluoride hoặc He-3. Neutron sẽ kết hợp với Boron giải phóng hạt alpha hoặc kết hợp với He-3 tạo ion tritium và electron. Các ion này sẽ ion hoá khí.

Buồng sương mù Wilson (Wilson cloud chamber) chứa hơi nước hoặc hơi alcol quá bão hoà hoặc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ (supercooled). Khi bức xạ đi vào buồng, các phân tử bị ion hoá và tạo mầm ngưng tụ. Kết quả là hình thành các hạt sương trên quảng đường di chuyển của bức xạ.