Một chút suy nghĩ về nghiên cứu khoa học

Q. Toi rat dam me khoa hoc nhung lai khong biet ve phuong phap nghien cuu khoa hoc. Toi rat mong duoc cac nha khoa hoc cho toi biet phuong phap nghien cuu mot de tai khoa hoc nhu the nao? cho toi mot vai vi du ve nghien cuu mot de tai nao do de toi co the hoc tap A. Trong lãnh vực tư động hoá thì kiến thức cơ bản về thiết kế mạch điện tử (nhất là mạch số) và viết phần mềm là bắt buộc. Theo tôi, bạn ít nhất phải viết khá rành ngôn ngữ C và Java (cũng như ngôn ngữ máy nếu cần - vì lí do này mà tôi đã không ngần ngại lấy 2 lần cuả 1 lớp ASM programming mặc dù biết rằng lần trước tui đà có điểm A – nhưng lấy lần thứ nhì là để hỏi GS chứ không phải để học). Cách để mình rành 1 ngôn ngữ là … viết nó thành các chương trình và test nó viết cái gì mình thích và tưởng tượng ra. Đừng sợ 1 program khó mà hãy thử đi. Ngày xưa tôi ở và xài ké máy computer nhà một người họ hàng … vì xài ké nên các program mà tôi viết ra thường bị xoá mất mà không có lí do … vậy mà mỗi lần bị xoá tôi lại viết lại 1 cái mới hay hơn xâu hơn và dùng trình độ cao hơn. Đó là 1 loại thách đố cho bộ não mình tìm cách vượt … chướng ngại.

  • Bản thân chữ nghiên cứu khoa học không nói lên được điều gì hết. Tập cho bộ não vận động mới quan trọng. Thí dụ như trước đây gần 20 năm tôi đọc rất nhiều sách về phát minh và sáng chế nhưng chưa bao giờ tôi thực sự chế ra được cái gì cho đến khi … tôi lọt vào trong môi trường mà có thể loay hoay được và làm quen với nó trong vài năm.

  • Theo tôi trong thời gian bạn rèn luyện khả năng cuả bộ óc (bằng nhiều cách bắt nó suy nghĩ) hãy cố găng trao giồi Anh ngữ chuyên ngành hết sức nghiêm ngặt (bạn có thể nói tiếng Anh dở ẹt nhưng bạn phải đọc và viết được, tối thiểu hiểu đuợc các tài liệu chuyên về điện tử và computer!)

  • Hãy tập dùng search engine (trang google) có nhiều khi chính những trang viết rất tầm thường về mắc nối thiết bị điện cuả 1 học sinh vớ vẩn nào đó trên Internet lại giúp bạn lấy ra í giải quyết vấn đề lớn hơn cả ngàn lần. Nhờ vào các search engine mà tôi đã thu ngắn được rất nhiều nghiên cứu mà tưởng chừng không bao giờ xong.

  • việc tìm cái để khám phá và phát minh tuy không nhiều nhưng không ít đâu. Hãy xem lại loạt bài các phương pháp tư duy và sáng tạo cho kì xem bộ óc cuả bạn thích nghi hay không. Đây là lơì khuyên giá trị cuả 1 nhà phát minh Kĩ sư Lê Hữu Trung tặng cho tôi khi còn học lớp 8: Lúc nào Bạn cũng nên có 1 cây viết (chì) và 1 cuốn sổ nhỏ xíu bỏ trong túi hay bóp (nếu là nữ) để ghi lại những ý hay tự nhiên nảy sinh ra trong óc khi đang ở không hay đang làm việc khác Bạn hãy to mắt và hÀy đặt các câu hỏi ngớ ngân vào các thiết bị mà bạn đang làm việc với chúng … thí dụ như tại sao cái relay này phải nảy lên thay vì dùng relay tôi dùng cái khác dược hông? Hãy đặt câu hỏi tại sao cho tất cả mọi đặc tính và tìm ra nguyên nhân … Sao khi có nguyên nhân hãy tự hỏi có cách khác khá hơn hông? Khi bạn rõ ràng được nguyên do cuả các vận hành thì cũng là lúc bạn có thể có cơ hội phát minh … bằng cách thay một bộ phận mới có chức năng trả lời cho nguyên do (chứ không phải bộ phận mới này làm công việc tương dương vì như thế bạn sẽ không qua mặt cái thiết bị sẵn có.)

-Hãy tưởng tượng và tập “tin” là có những thứ vô lí có thể xãy ra: hãy thử tìm cách giải thích những thứ vô lí đó một cách có lí va khoa học và hãy nghĩ xem những cái như vậy có áp dụng cho ngành cuả bạn được không? Bào chưã hay tự vệ là bản năng thường thấy cuả mấy người giỏi nhưng đó cũng chính là mầm mống … bịt mắt và giới hạn sức làm việc cuả bộ não … hãy ráng tập mềm mại hơn với tất cả mọi thứ đi ngược với ý tưởng cuả bạn bằng cách tìm cái lý do cuả chúng một cách hoàn toàn chân thành.

  • Bạn thích cái gì thì cứ mua thiết bi về mà vọc phá. (Tốn tiền nhưng nó sẽ trả lại vốn lãn lời về sau) Khi mua không cần mua đồ đắt tiền vì mình biết rõ mình đang khám và phá. Rất khó khăn là bạn sẽ không bao giờ … đủ tiền chi… cho thí nghiệm … Cái khó nó sẽ ló cái khôn. Trong khó khăn hãy tìm có cách thay thế.

  • Hãy tuởng tượng lên … bóng đèn không cần switch, máy bay không cánh, tề thiên nhổ lông hoá thành tề thiên mới , xe không cần bánh, và ngay cả đèn không phát ra ánh sáng… hày thử xem con người làm được cái gì trong những thứ mình tưởng ra … rồi xem xét lại xem mình tìm hiểu được cái gì và cái nào có cơ may làm được và nếu đã có thể làm được thì thử đi! Nếu bạn tưỏng ra 1000 thứ khó tin thì tôi cam đoan bạn sẽ tìm thấy ít nhất vài thứ mình có cơ may làm được trong sức cuả mình.

  • Đừng bao giờ bỏ cuộc. Tôi có 1 bài toán thiết kế mạch điện đơn giản từ năm lớp 8 về điện mà mãi đến năm lớp 12 mới nghĩ ra cách giải. Nhưng tôi đâu có thực sự ngồi nghĩ vê nó … chỉ thỉnh thoảng đem ra xem … có cái gi` minh chưa rõ có cái gì mới? có cái gì …kì cục trong đề bài. Trích Q. em mơ ước mình có một đề tài để nghiên cứu nó thành công,nhưng hiện tại đối với, việc thành lập đề tài và hướng nó đi đúng hướng quả thật là khó khăn A. Thành lập đề tài:

  1. Bạn đã có mơ ước tức là có 1 “cái vật chống lưng” không gì thay thế được mừng cho bạn. Hãy nuôi dưỡng nó và tin tưởng chính mình .

  2. Ước mơ chưa phải là điều kiện đủ: chủ động thực thi ước mơ thì thật là gian nan cho bạn nhưng nếu quyết tâm không nản trước các thất bại thì có cơ hội thành công.

  3. Bạn nên nghĩ kĩ về khả năng của bạn; việc tự đánh giá đôi khi hơi khó nhưng nếu bạn tự đo được mình phần nào thì bạn sẽ lường được bước đi nào hợp

  4. thường thì các “đề tài” có thể đến với bạn trong nhiều ngỏ: _ Từ trong lúc làm việc, học tập và nghiên cứu: bạn có thể nay ra 1 ý tưởng hay hãy ghi lại và thử đào sâu thêm thông tin bằng các phương tiện sẵn có xem (nhất là hãy tận dụng Google). Đọc thật nhiều thông tin mới về chuyên ngành và các khoa học lân cận sẽ giúp bạn “nảy sinh ý kiến” đôi khi đó sẽ là đề tài hay ho nhất mà bạn tìm ra. _ Được người khác gợi ý: Thuờng các GS sẽ biêt’ được phần nào khả năng và các mặt mạnh c&a bạn, GS sẽ có thể đặt ra cho bạn những đề . dù sao những ợi ý từ các GS cũng mang tính chủ quan và có thể không hợp với bạn. Bằng cách nào đi chăng nữa thì việc đầu tiên vẩn phải là: Bạn có cảm thấy đề tài này hay ho thích thú hay không? _ Bị chỉ định điều này có lẽ không nằm trong câu bạn muốn hỏi

  5. Như vậy, việc đầu tiên là tìm ra nhiều chủ đề mà bạn cho là “hay”; không nên lọai bỏ bất kì đề tài gì cho đến khi bạn đã thực sự đào thử thêm thông tin về nó.

  6. Một khi đã hiểu khá nhiều thì bạn sẽ có 1 cảm giác đúng hơn về các đề tài. Bưóc này hãy đặt cho câu hỏi “vấn đề đặt ra là cái gì, khó khăn nào? tại sao có các khó khăn đó?” nếu không đặt được câu hỏi này thì dề tài không thể hình thành và định hướng chính xác được! Có nhiều đề tài trông có vẻ rất hay ho nhưng đến khi đào thêm thông tin nó trở thành vô nghiã.

B Định hướng: thường sau khi bạn đã nắm và hiểu rõ cũng là lúc mà biết hướng đi khá nhất mà bạn nên chọn. Trong vài trường hợp vì nội hàm của vấn đề này có những chi tiết bạn lại chưa có đủ thông tin về nó nên bạn sẽ thấy khó xử; như vậy hãy ráng cô lập chổ nào chi tiết cụ thể nào bạn mù mờ? chổ nào bạn “thấy” rõ hơn. Hãy xem kĩ các tiền đề xem có thể điều chỉnh thêm bớt chi tiết gì để giảm thiểu chổ mù mờ không? Tại sao?

  1. Tôi cho rằng Bạn không thể và không bao giờ trả lời dứt khoát được là bạn đi đúng hướng hay không nhưng ít nhất bạn có thể có “cảm nhận” về hướng đi của mình nếu biết được: _ Đề tài bạn để ý đã có người khảo sát chưa, kết quả, và hướng họ giải quyết, chổ mạnh yếu của hướng đó, cũng như cách đặt vấn đề cuả những người đó ? Bạn có thể thấy được những bổ xung/ hoàn thiên hơn hay không? _ Nếu chưa, thì nên xem kĩ mức rộng lớn của đề tài: Nên thu hẹp hay nên mở rộng ra hay thay đổi chi tiết hay giữ nguyên ? tình trạng hiện tại vấn đề bạn đặt ra có hợp lí không thiếu thưà những gì? _ Thường thì bạn biết được phần nào sở trường của mình nên nếu có thể định hướng giải thì hãy định theo sở trường hơn là dùng phương pháp bạn chưa hề có biết vì nó có thể dẫn tới chổ mà bạn không đủ khả năng làm

  2. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự kiên trì và lòng tin. có nhiều đề tài ngưòi ta thử nhiều hướng tốn nhiều thời gian mà vẩn không tới đâu hết. Trừ khi bạn là "đấng sáng thế " thì bạn mới biết 100% là bạn đi dúng hay không! Tuy nhiên, nếu biết mình và biết chút it’ về cái đề tài thì bạn sẽ có cơ hội loại bớt những mơ tưởng viển vông thya vào đó là những câu hỏi xác thực hơn. (ở đây tôi không có ý nói rằng những ý tưỏng mới lạ là không giải quyết được mà thường các ý kiến tạo bạo to tát phải được gọt dũa lại và trong đa số trường hợp thì chúng hoàn toàn “bất khả thi” — tức là bạn phải tập “nảy sinh trong óc thất nhiều ý kiến mới” may ra một vài trong hàng trăm ý mới như vậy có cái hay cái giúp bạn thành công)

C. Thử nghiệm các hướng đi: Phải thử nghiệm thì mới biết thêm thông tin về hướng đi đừng vội kết luận chủ quan cho đến khi bạn có lí do chắc chắn là không nên chọn đi hướng đó! Và ngay cả lúc loại bỏ hày nghĩ xem hướng đi đó có thể giúp giải quyết được chi tiết nào hay phần nào của vấn đề? 9. Đừng có nản sau một vài thất bại cứ mỗi thất bại bạn hãy phân tích lại xem lí do thất bại? Thiếu cái gì, sai cái gì ? Phân tích phải thật sự chính xác không bưà bãi không chủ quan mà mỗi phân tích phải có lí do cụ thể kiểm nhận lại được nguyên do sai sót vì đây chính là chổ mà bạn thành công về sau 10. Hãy khiêm tốn đặt những câu hỏi nhỏ vói nhiều người có kinh nghiệm liên quan đến đề tài, cho dù họ chỉ là người thợ lành nghề! qua những ý kiên khách quan đôi khi sẽ giúp bạn thấy được vài chi tiết quan trọng mà bạn chưa thấy trước đó.

Trong mọi bước thử: ghi chép cẩn thận chính xác thông tin về điều kiện và các bước tiến hành có thể giúp bạn phát hiện sai sót và tìm ra chổ đúng

bài này cũng hay, nhưng đọc mệt quá, chắc golddawn sưu tầm bài này phải không? Nói gì thì nói, chứ từ nhỏ, mình đã nghe mấy cái vụ truyền đạt kinh nghiệm học giỏi của các bạn trên TV rồi, nghe vậy thôi, chứ mọi thứ là tùy ở mình thôi. Mỗi người có mỗi cách để tiến hành tốt công việc của mình. Như bài ở trên, tác giả nêu 10 lời khuyên, nhưng không ai có thể làm 10 cái ấy được cả, tùy điều kiện, tính cách mà họ sẽ chọn cho mình cách phù hợp. Quan trọng nhất là lòng say mê, và “lửa” thôi, có cái đó, bằng cách này hay cách khác, cũng sẽ tiếp cận được với thành công

LTS. Bài viết này của GS Hoàng Tụy trên Tia Sáng cách đây 8 năm (1999), trong đó GS đã phát biểu trong nỗi niềm trăn trở trước sự tụt hậu ngày càng xa về một số lĩnh vực trong khoa học, giáo dục… của nước ta trong xu thế toàn cầu hóa, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Tia Sáng đăng lại bài viết này cùng với lời bàn thêm năm 2007 của tác giả.

Năm 1969, hơn một tháng trước khi Hồ Chủ tịch qua đời, tôi được vinh dự và may mắn gặp Chủ tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau buổi làm việc bàn về các biện pháp cải tiến một số dịch vụ trong thành phố lúc bấy giờ, khi bắt tay ra về, Chủ tịch căn dặn chúng tôi hãy cố gắng áp dụng vận trù học. Suốt 40 năm qua, tôi không bao giờ quên được hình ảnh vị Chủ tịch nước cho đến những ngày cuối cùng trong đời vẫn còn quan tâm thiết tha tới việc ứng dụng các phương pháp khoa học vào những vấn đề cụ thể phục vụ đời sống của dân. Tuy vậy, đến hôm nay tôi vẫn chưa hết day dứt vì sự thể câu chuyện sau đó đã không có sự tiếp tục xứng đáng. Nếu trước đây hơn 30 năm, trong hoàn cảnh chiến tranh, nước ta vẫn đi đầu ở Đông Nam Á về giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khoa học (trong đó có vận trù học và lý thuyết tối ưu) thì ngày nay chúng ta không còn giữ được vị trí đó, thậm chí có mặt đã tụt hậu so với họ và có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn. Đã đến lúc không còn chỗ để thụt lùi thêm nữa. Tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt đang đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn khắc nghiệt: hiệu quả, tối ưu hoặc là sa sút và lụn bại. Những ý kiến dưới đây xin được phát biểu trong nỗi niềm trăn trở đó. Lý thuyết tối ưu là một ngành toán học đang phát triển mạnh, và ngày càng có nhiều ứng dụng quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý hiện đại. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có để ứng dụng tối ưu hóa một cách rộng rãi và thiết thực. Ngược lại nó cũng nêu lên nhiều vấn đề mới, quan trọng, về khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, không thể xử lý tốt nếu không sử dụng công cụ và tư tưởng tối ưu hóa.

Phải ghi nhận rằng những nghiên cứu về hệ thống và tối ưu từ những năm 1960 đã có đóng góp tích cực vào việc xây dựng một cách nhìn thực tế và một tiếp cận khoa học đối với các vấn đề kinh tế xã hội nhằm đưa đất nước vượt qua các khó khăn, ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Việt Nam là một trong số các nước nghèo nhưng đã ứng dụng vận trù học (chủ yếu là các phương pháp tối ưu) sớm nhất. Những năm 60 đã có thời ngành khoa học này được phổ biến khá rộng rãi ở Miền Bắc, khiến các từ vận trù, tối ưu, hệ thống, đã đi vào ngôn ngữ hằng ngày của người dân lúc bấy giờ. Sau đó, những năm 70, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, các phương pháp tối ưu bắt đầu được nghiên cứu vận dụng vào kế hoạch hóa và quản lý kinh tế vĩ mô. Song, rất tiếc vì những nguyên nhân không thuộc quyền chủ động của anh em khoa học, công việc chưa thu được kết quả cụ thể thì đã không thể tiếp tục duy trì mà ngày càng sút kém qua cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của đất nước rồi gần như tan rã khi chuyển sang kinh tế thị trường. Tuy vậy, cũng phải ghi nhận rằng những nghiên cứu về hệ thống và tối ưu thời kỳ đó đã có đóng góp tích cực vào việc xây dựng một cách nhìn thực tế và một tiếp cận khoa học đối với các vấn đề kinh tế xã hội nhằm đưa đất nước vượt qua các khó khăn, ra khỏi cuộc khủng hoảng. Bây giờ nhìn lại có thể thấy rõ những ý kiến phân tích và các kiến nghị về cải cách quản lý kinh tế của giới toán học thời kỳ đó (như những ý kiến đóng góp ở Đồ Sơn trước Nghị quyết VI (1979), hay những ý kiến đóng góp về chiến lược kinh tế xã hội những năm (1985 - 1989)) là rất đúng đắn và có tác dụng tích cực.

Bài toán “quy hoạch lõm” mà tôi bắt đầu nghiên cứu năm 1964, xuất phát từ sự suy ngẫm trên các vấn đề giao thông vận tải hồi ấy ở một đất nước kinh tế lạc hậu lại đang có chiến tranh, không ngờ đã có ứng dụng trong nhiều vấn đề kinh tế, kỹ thuật hiện đại. 12 năm sau, trong Hội thảo quốc tế lần thứ IX về quy hoạch toán học ở Budapest năm 1976, mấy bạn đồng nghiệp Nhật ở hãng NEC đã thông báo cho biết họ đã gặp bài toán ấy trong ngành công nghiệp của họ và đã dựa vào các ý tưởng trong bài nghiên cứu của tôi để xử lý. Ngày nay quy hoạch lõm có nhiều ứng dụng và đã trở thành bài toán cơ bản của lý thuyết tối ưu toàn cục tất định. Song song với nó và ít nhiều nhờ sự kích thích của nó, nhiều phương pháp tối ưu toàn cục phi tất định cũng đã ra đời, như phương pháp phỏng tôi (simulated annealing), phương pháp di truyền (genetic algorithm), phương pháp tabu (tabu search).

Hơn hai thập kỷ qua, ngành khoa học về các phương pháp tối ưu đã có những bước tiến lớn. Thông qua các phần mềm ứng dụng, quy hoạch tuyến tính đã trở thành công cụ cơ bản của các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, thiết kế kỹ thuật, cung cấp dịch vụ nhất là từ khi máy vi tính được phổ biến rộng rãi và có tính năng ngày càng mạnh. Nhờ các thành tựu đột phá của Khachian (1978) và Karmarkar (1983), ngày nay người ta đã có những phương pháp điểm trong (interior point methods), hữu hiệu hơn “phương pháp đơn hình” cổ điển, để giải những bài toán cực lớn trong khoa học, kỹ thuật và quân sự hiện đại (chẳng hạn một bài toán 150.000 biến với 12.000 ràng buộc giải bằng phương pháp điểm trong chỉ mất 1 giờ trong khi một bài toán tương tự với 36000 biến và 10000 ràng buộc giải theo phương pháp đơn hình mất 4 giờ). Mặt khác thế giới chúng ta đầy rẫy những hiện tượng phi tuyến và những quan hệ qua lại phức tạp. Trước đây do tầm nhìn hạn hẹp về cả không gian lẫn thời gian nên mọi cái xung quanh ta đều được coi như bằng phẳng, biến thiên tỉ lệ, quan hệ giản đơn một chiều nhưng khi mở rộng tầm mắt và đi sâu hơn vào bản chất sự vật thì ở đâu cũng gặp những quan hệ chằng chịt phức tạp, và các hiện tượng phi tuyến, toàn cục. Càng đi sâu vào tố chức của xã hội, thiên nhiên, vũ trụ, càng phân tích hoạt động của máy tính, bộ não, càng thấy sự phổ biến của cấu trúc tổ hợp, rời rạc, cấu trúc mạng phân cấp, liên kết, và phát hiện khả năng biểu diễn mọi hình ảnh âm thanh bằng số. Chính trên nền tảng đó mà cuộc cách mạng số hóa đã bùng nổ và đang làm đảo lộn toàn bộ công nghệ hiện đại đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và liên tục suốt 20 năm qua của các ngành tối ưu phi tuyến , tối ưu rời rạc (tổ hợp), và gần đây nữa là tối ưu toàn cục. Nếu giữa những năm 60 các bài toán phi tuyến khoảng mười biến còn được coi là cỡ quá lớn, rất khó giải, thì nay nhiều bài toán hàng trăm, hàng nghìn biến có thể được xử lý dễ dàng. Cách đây ba mươi năm bài toán “người du lịch” còn được xem như chỉ có tính chất thuần túy lý thuyết, vì chỉ với 50 điểm bài toán đã vượt quá khả năng tính toán thực tế lúc bấy giờ. Thế mà đến giữa những năm 80 đã trở thành bài toán thường ngày trong công nghệ sản xuất vi mạch, với số điểm phải đi qua lên tới mấy vạn hay mấy chục vạn thậm chí cả triệu. Còn nhiều bài toán tối ưu khác, vốn có vẻ viển vông xa thực tế đã có ứng dụng rất thiết thực trong công nghiệp sản xuất vi mạch, rô bốt, viễn thông và nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác.

Các thành tựu kinh tế của ta mười năm qua tuy rất đáng khích lệ nhưng thật ra chưa dựa vào những nhân tố bảo đảm sự tăng trưởng bền vững mà còn chủ yếu dựa vào những nhân tố không tự nhiên và có xu hướng cạn kiệt dần. Nếu ta không nhận thức được điều đó để nhanh chóng cải tiến quản lý, phát huy nội lực bằng cách khai thác tối ưu các tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng trí tuệ mà đặc điểm là càng khai thác càng phát triển, thì sự tụt hậu khó tránh khỏi.

Bài toán “quy hoạch lõm” mà tôi bắt đầu nghiên cứu năm 1964, xuất phát từ sự suy ngẫm trên các vấn đề giao thông vận tải hồi ấy ở một đất nước kinh tế lạc hậu lại đang có chiến tranh, không ngờ đã có ứng dụng trong nhiều vấn đề kinh tế, kỹ thuật hiện đại. 12 năm sau, trong Hội thảo quốc tế lần thứ IX về quy hoạch toán học ở Budapest năm 1976, mấy bạn đồng nghiệp Nhật ở hãng NEC đã thông báo cho biết họ đã gặp bài toán ấy trong ngành công nghiệp của họ và đã dựa vào các ý tưởng trong bài nghiên cứu của tôi để xử lý. Ngày nay quy hoạch lõm có nhiều ứng dụng và đã trở thành bài toán cơ bản của lý thuyết tối ưu toàn cục tất định. Song song với nó và ít nhiều nhờ sự kích thích của nó, nhiều phương pháp tối ưu toàn cục phi tất định cũng đã ra đời, như phương pháp phỏng tôi (simulated annealing), phương pháp di truyền (genetic algorithm), phương pháp tabu (tabu search). Như chúng ta đều biết, bài toán tối ưu đặt ra trong bất cứ hoạt động nào mà ở đó việc thực hiện mục tiêu phải tuân thủ những điều kiện ràng buộc nhất định và phải hao tốn phương tiện, cho nên cần tìm ra phương án hoạt động sao cho thực hiện được mục tiêu với hiệu quả cao nhất, với những hao tốn phương tiện thấp nhất. Những tình huống như thế rất phổ biến trong các hoạt động kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, quản lý. Song ít người biết rằng các phương pháp tối ưu còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nữa, mà thoạt nhìn tưởng chẳng có quan hệ gì đến tối ưu.

Trong toán học đã có một kinh nghiệm nối tiếng, thường được nhắc đến như một bài học lớn : ngay từ những năm 20 - 30 các nhà toán học Anh, Mỹ đã có nhiều thành tựu thống kê lý thuyết rất quan trọng (phân tích thống kê, đặc biệt là giải tích dãy) nhưng phải đợi đến những năm 50 người Nhật mới nghĩ ra được việc áp dụng các thành tựu đó vào kiểm tra chất lượng. Kết quả là người Nhật đã đem lại những bước tiến nhảy vọt về chất lượng sản phẩm, khiến chỉ một thời gian ngắn công nghiệp của họ đã cạnh tranh ngang ngửa và đánh bại nhiều đối thủ quan trọng mà trước đó không ai ngờ họ có thể qua mặt được.

Chẳng hạn, trong y học, sau khi thu thập các dữ liệu quan sát về những trường hợp ung thư ở một số bệnh nhân, để phân tích mớ dữ liệu ấy và tìm ra quy luật giúp cho sự chẩn đoán bệnh chính xác nhanh chóng, mà ít phải dùng đến những phương pháp kiểm tra vật lý nặng nề tốn kém mà có khi đau đớn cho bệnh nhân, người ta biểu diễn mỗi trường hợp bằng một điểm trong không gian các thông số cơ bản, rồi dùng phương pháp chia cụm (clustering) để phân tích, rút ra kết luận giúp chẩn đoán trường hợp nào chắc chắn ung thư, trường hợp nào chỉ là u lành. Đó là một bài toán cụ thể về khai thác dữ liệu mà về hình thức toán học là đồng nhất với bài toán định vị (optimal location -lựa chọn vị trí tối ưu), tức cũng là một bài toán tối ưu toàn cục nằm trong đề tài nghiên cứu mươi năm nay của các chuyên gia tối ưu. Một lần, năm 1994 tôi có dịp trình bày tiếp cận mới đối với bài toán này trong xêmina tại Học viện Công nghệ Tokyo thì chỉ sau đó vài hôm nhận được thư của hãng Toshiba mời đến giảng lại vấn đề đó cho nhóm nghiên cứu của họ, chứng tỏ bài toán đó đang trong tầm theo dõi của các nhà công nghệ điện tử.

GS Hoàng Tụy tại Hội thảo: Đổi mới cơ chế quản lý KH do Tia Sáng tổ chức

Một vấn đề khác liên quan kỹ thuật cao hiện đại dẫn tới tối ưu toàn cục là bài toán cấu hình phân tử (molecular conformation) hay cũng gọi là bài toán cuộn protein (protein folding). Số là muốn tổng hợp những hóa chất mới, dược phẩm mới, vật liệu mới, hay protein mới, nhiều khi người ta phải tìm cực tiểu của một hàm thế năng phi tuyến phức tạp, mà phải là cực tiểu toàn cục mới ra được chất mong muốn, còn cực tiểu địa phương sẽ ra chất khác hẳn hoặc không đạt mục tiêu. Đấy là một bài toán tối ưu toàn cục cực kỳ khó, nếu không có phương pháp nào tốt thì đành phải tính hết các điểm tối ưu địa phương rồi so sánh chọn ra tối ưu toàn cục. Nhưng tìm được một cực tiểu địa phương đã khó, mà số cực tiểu địa phương của các hàm thế năng này lại là con số khổng lồ, cho nên theo cách đó người ta phải dùng máy siêu tính Cray-2 chạy liên tục hằng tháng trời mới giải nổi bài toán trong một trường hợp tương đối đơn giản. Vì bài toán này cũng là mấu chốt giải quyết vấn đề cuộn protein (một đề tài khoa học được xem như giai đoạn hai của việc giải mã di truyền), cho nên thực tế đây là một trong các vấn đề thời sự hóc búa nhất của một loạt ngành khoa học cơ bản: hóa học, sinh học, vật lý, toán học, có lẽ phải chờ vài thập kỷ nữa mới có được phương pháp xử lý thỏa đáng. Sự xuất hiện những bài toán thực tế như thế cộng với nhiều ứng dụng khác trong công nghệ và quản lý, là lý do thúc đẩy tối ưu toàn cục phát triển mạnh ở các nước công nghiệp. Nhân đây cũng xin kể thêm một việc để thấy tính thời sự của vấn đề. Tháng ba năm ngoái tôi được mời tham gia một số hội thảo và làm một số xêmina ở Đại học Gainesville và Học viện Công nghệ Atlanta (Mỹ). Tại các hội thảo và xêmina đó tôi đã trình bày lý thuyết mới về tối ưu đơn điệu mà những ý tưởng đầu tiên đã nảy sinh qua một chuyến đi hợp tác và trao đổi ở Úc năm 1998. Các bạn đồng nghiệp Mỹ đã đặc biệt chú ý các kết quả này, họ liền đề nghị và chỉ sau hai tháng được NSF chấp nhận tài trợ một đề tài nghiên cứu ứng dụng tối ưu đơn điệu vào một số vấn đề khoa học kỹ thuật thời sự trong đó có bài toán cấu hình phân tử và tính toán ổn định trong kỹ thuật chế tạo tuốcbin máy bay phản lực. (NSF là cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học của Mỹ thường rất chặt chẽ trong việc xét duyệt các đề tài).

Với hai nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc Hoa La Canh và Ngô Tấn Mưu (1964)

Qua vài việc cụ thể như trên đủ thấy sự nhạy cảm của giới công nghệ trên thế giới đối với từng thành tựu nhỏ của các phương pháp tối ưu, và vai trò ngày càng tăng của các phương pháp ấy trong thời đại kỹ thuật cao hiện nay. Ở nước ta dễ thấy rất nhiều lĩnh vực rõ ràng rất lãng phí, hiệu quả hoạt động thấp, khiến nền kinh tế vận hành khá xa trạng thái tối ưu. Quá trình đi lên của các nước công nghiệp bao giờ cũng là quá trình liên tục hạ chi phí và nâng cao chất lượng so với mức trung bình của thế giới. Nhưng ở ta thì thế nào? Chỉ lấy ví dụ tiêu biểu là ngành điện thì tổn thất điện năng hiện nay của ta gấp 1,8 lần Thái Lan, năng suất lao động trong ngành điện của ta chỉ bằng 1/5 của Thái Lan, trước đây 10 năm chỉ tiêu điện năng tính theo đầu người của Thái Lan gấp 5,1 lần của ta, nay gấp 5,3 lần. Vậy làm sao ta đuổi kịp được các nước? Mà Thái Lan đâu phải là nước tiên tiến gì ghê gớm. Nhiều cơ quan quốc tế đánh giá đại bộ phận khoa học của ta chỉ mới ở mức của Thái Lan cách đây 30 năm, không phải chỉ vì ta thiếu điều kiện phát triển, mà chủ yếu vì ta chưa biết khai thác hết tiềm năng. Một cách thẳng thắn họ muốn nói rằng ta chưa sử dụng thông minh các điều kiện nhân tài, vật lực của đất nước.

Tiếc rằng mặc dù ngành tối ưu của Việt Nam đã chiếm được một vị trí đáng nể trong khoa học thế giới nhưng mấy năm qua không tiến lên được về ứng dụng do thiếu những điều kiện tối thiểu về nhân lực và phương tiện. Điều đáng buồn là những điều kiện này cũng chẳng phải khó khăn gì, chẳng qua do thiếu sự quan tâm cần thiết của các cơ quan hữu trách. Từ nhiều năm nay các Công ty trên thế giới đã quen áp dụng quản lý chất lượng toàn diện đi đôi với hạ thấp chi phí, còn ở ta đã làm gì? Tôi thường được nghe giới chuyên gia kinh tế ở các nước nhận định rằng trong nền kinh tế hiện đại, lĩnh vực đòi hỏi nhiều trí tuệ quản lý nhất là lĩnh vực tài chính, tiền tệ (cứ xem sự thăng trầm của kinh tế Nhật Bản, Hồng Kông và các nước ASEAN vừa qua đủ rõ). Đã có cả một ngành gọi là công nghệ tài chính ra đời phục vụ cho quản lý tài chính, đòi hỏi vận dụng khá nhiều tính toán tối ưu. Nhưng ở nước ta đây lại là lĩnh vực rất lạc hậu so với các nước, và không nghi ngờ gì, những khó khăn lớn nhất của chúng ta đã xuất phát từ sự yếu kém trong quản lý nguồn tiền. Không ở đâu trên thế giới lương chính thức chỉ đủ trang trải 1/5 nhu cầu sinh hoạt mà chế độ tài chính lại cho phép rút tiền ngân sách vô tội vạ bằng trăm nghìn cách khác nhau, cả gián tiếp và trực tiếp, hợp pháp và phi pháp, để rồi tuy không ai sống nổi bằng tiền lương mà vẫn có không ít người sống quá ung dung, đồng thời tham nhũng, buôn lậu và bạn đồng hành của chúng là tệ nạn xã hội thì phát triển vượt tầm kiểm soát hữu hiệu của xã hội. Do đó vận dụng các quan điểm và phương pháp khoa học, bao gồm cả tư duy logic, hiệu quả tối ưu trong quản lý kinh tế, là việc có quan hệ trực tiếp và quyết định đến sự phồn vinh của đất nước.

Thông thường có hai loại vấn đề, nói đúng hơn hai hình thức ứng dụng, tối ưu: Một là những vấn đề riêng lẻ, độc lập, không lặp đi lặp lại ở một tổ chức hay đơn vị nào đó. Chẳng hạn, vấn đề chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung, vấn đề chiến lược phát triển năng lượng… Những vấn đề ấy đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu và thường có tính cách liên ngành chặt chẽ nên phải dùng tiếp cận hệ thống. Hà Lan đã có kinh nghiệm xử lý bằng phân tích hệ thống vấn đề lũ tương tự như ở ĐBSCL của ta (năm 1952 , Hà Lan bị một trận bão ở Bắc Hải gây lũ lớn, làm chết hàng nghìn người, ngập 13 vạn ha, sau đó phải lập cả một tập thể khoa học để nghiên cứu trong nhiều năm mới đề ra được cách xử lý và phòng chống). Đặc điểm các vấn đề này là thường có những hiệu ứng phụ (side effect), gọi là phụ nhưng rất quan trọng, nếu không phân tích và tính toán cẩn thận theo quan điểm hệ thống thì khó dự đoán được và có thể bị những bất ngờ tai hại. Điều đáng nói là ở các nước chậm phát triển, chúng ta hầu như chẳng bao giờ quan tâm các hiệu ứng phụ, hơn nữa, nếu có biết thì cái tư duy sống ngày nào lo ngày ấy (theo phương châm “sau đời ta là hồng thủy”!) cũng cản trở, không cho phép các phương pháp khoa học được có tiếng nói ở những nơi và lúc quyết định. Hai là loại vấn đề có tính chất tác nghiệp, lặp đi lặp lại thường xuyên trong hoạt động của cùng một tổ chức hay đơn vị. Từ khi công nghệ vi tính ra đời và phát triển mạnh, cách xử lý đối với các vấn đề này là xây dựng phần mềm ứng dụng để giải nó theo những thông số đầu vào thay đổi tùy tình hình. Còn nhớ những năm 60, khi chúng tôi giúp các xí nghiệp áp dụng vận trù thì phải tính toán bằng tay từng phương án cụ thể, cho nên hễ cán bộ khoa học rút đi thì xí nghiệp không tự tiếp tục áp dụng được. Ngày nay điều kiện thuận lợi hơn nhiều, và để ứng dụng thành công chỉ cần xây dựng phần mềm giải quyết từng loại vấn đề đó trên máy vi tính. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, nhiều Công ty phần mềm ở các nước đã ra đời không chỉ sản xuất phần mềm ngày càng hiệu quả về các công cụ tổng quát như quy hoạch tuyến tính, phi tuyến, tổ hợp… mà cả những phần mềm ứng dụng từng loại vấn đề thường gặp trong quản lý xí nghiệp và những môđun phần mềm làm sẵn để có thể vận dụng vào từng loại vấn đề đó khiến cho việc áp dụng ngày càng dễ dàng và có hiệu quả. Điều đó mở ra triển vọng rộng lớn đưa các phương pháp vận trù và tối ưu, nói rộng ra là các phương pháp khoa học, vào mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống. Cũng như mọi hoạt động khoa học, ứng dụng toán học cần phải có đầu óc tìm tòi, phân tích, nhất là nhiều trí tưởng tượng sáng tạo. Khi máy sao chụp (photocopy) Xerox mới được phát minh, người ta chỉ nghĩ đến công dụng của nó thay thế giấy cácbon, đến nỗi ngay cả Hãng IBM có tiếng là nhìn xa trông rộng mà cũng đánh giá thấp tác dụng của máy Xerox nên đã từ chối không mua phát minh của họ. Về sau, đầu óc tưởng tượng của người kinh doanh đã nghĩ ra biết bao nhiêu ứng dụng lúc đầu chẳng ai ngờ. Nhờ đó Xerox phát triển mạnh đến mức ngày nay nó đã đi vào đời sống thường ngày của mọi xã hội. Nghèo đến như Việt Nam mà gần đến ngày thi đại học, các máy sao chụp trên mọi miền đất nước đều được huy động hết công suất để phục vụ nhu cầu quay cóp. Đủ biết, khi một phát minh ra đời, dần dần sẽ xuất hiện nhiều cách sử dụng nó mà trước đó đố ai có thể nghĩ đến. Rồi máy vi tính, Internet, cũng theo con đường như vậy: ai có đầu óc tưởng tượng để nghĩ ra những ứng dụng mà người khác không nghĩ đến, kẻ đó cũng có công với khoa học như những nhà phát minh lớn. Và lại chính những ứng dụng mới sẽ kích thích những phát minh mới. Không có những nhân vật như Bill Gates thì làm gì máy vi tính phát triển như ngày nay. Cho nên, cứ làm đi, cứ phát triển tưởng tượng để nghĩ ra những ứng dụng rồi tìm cách thực thi kỳ được, đó là con đường hầu như bắt buộc phải trải qua để đưa các thành tựu khoa học vào thực tế một cách sáng tạo. Không lạ gì tối ưu toàn cục, khi xuất phát chỉ bó hẹp trong vài vấn đề kinh tế, nay đã mở rộng phạm vi ứng dụng vào nhiều vấn đề khoa học kỹ thuật mới: cuộn protein, NMR (cộng hưởng từ hạt nhân), khai thác dữ liệu (data mining) viễn thông… Tiếc rằng mặc dù ngành tối ưu của Việt Nam đã chiếm được một vị trí đáng nể trong khoa học thế giới nhưng mấy năm qua không tiến lên được về ứng dụng do thiếu những điều kiện tối thiểu về nhân lực và phương tiện. Điều đáng buồn là những điều kiện này cũng chẳng phải khó khăn gì, chẳng qua do thiếu sự quan tâm cần thiết của các cơ quan hữu trách. Ngoài các ứng dụng vào từng việc cụ thể, các khoa học về tối ưu, hệ thống, và các phương pháp toán học nói chung, còn có tác dụng rèn luyện và bồi dưỡng tư duy khoa học rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Nhiều việc, dù không có kiến thức cụ thể và không biết tính toán chính xác chặt chẽ, song nếu có tư duy logic, có khái niệm về hệ thống, tối ưu, hiệu quả, có khái niệm về mô hình, về thống kê… thì sẽ có cách suy nghĩ đúng đắn hơn để tiếp cận hàng loạt vấn đề thực tế hằng ngày, chẳng hạn như cân nhắc lợi hại, tính toán rủi ro, dự trữ, làm các kế hoạch dự phòng trong các môi trường nhiều yếu tố bất định… Chỉ đơn cử vài ví dụ. Từ lâu trong khoa học người ta đã biết cái gọi là “nghịch lý Braess” : mở thêm đường trong một mạng giao thông không nhất thiết bao giờ cũng làm giảm ách tắc, tăng hiệu quả, làm cho xe cộ đi lại thông suốt hơn, mà có khi có tác dụng ngược lại! Kinh nghiệm thành phố Stuttgart ở CHLB Đức cách đây vài chục năm cho thấy khi người ta mở thêm nhiều đường mới với hy vọng giảm bớt ách tắc giao thông thì trái lại đã làm cho giao thông ách tắc thêm, và chỉ sau khi đóng bớt một đường mới mở thì giao thông mới thật sự được cải thiện. Chúng ta không biết nghịch lý đó nên khi mở thêm đường Chùa Bộc ở Hà Nội cũng tưởng giảm bớt, không ngờ đã làm tăng thêm ách tắc giao thông, và mãi sau khi tích cực giải quyết một số nút chai thì mới giải tỏa được. Trong kinh tế xã hội có những hiện tượng không hoặc rất khó đảo ngược, nhà quản lý phải hết sức tránh và nếu đã lỡ để xảy ra một hiện tượng xấu thuộc loại đó thì ít khi có thể giải quyết bằng cách cố quay về trạng thái cũ. Các tệ nạn tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, việc dạy thêm học thêm tràn lan, gian trá trong học đường, … đều thuộc loại hiện tượng đó. Khi đã thành tật thì như một bản tính mới (seconde nature, nói theo người Pháp), không dễ gì thay đổi nếu không kiên quyết.

Với nhà toán học, kinh tế học Liên Xô Leonid Vitaliyevich Kantorovich (Nobel Kinh tế 1975)

ĐỂ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG TOÁN HỌC NÓI CHUNG VÀ TỐI ƯU NÓI RIÊNG:

  1. Cần có một cơ chế quản lý tốt (trước hết về tài chính, tiền tệ) để tạo một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh, thuận lợi cho các hoạt động khoa học chân chính, khuyến khích áp dụng khoa học, từ việc nhỏ trở đi (nhiều việc tưởng nhỏ mà thật ra vô cùng quan trọng như có những điểm chi tiết trong cơ chế quản lý hiện nay đủ sức vô hiệu hóa các chủ trương lớn) .
  2. Cần nâng cao nhận thức trong các cấp lãnh đạo đối với khoa học, phù hợp với yêu cầu thời đại công nghệ. Làm sao để sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với khoa học ít ra cũng ngang như thời kỳ những năm 60. Không có gì quan trọng hơn chất lượng và hiệu quả, mà hai thứ đó chỉ đạt được nhờ phát triển khoa học.
  3. Cần đẩy mạnh đào tạo cán bộ. Phải có những người trẻ đủ kiến thức, tài năng và nhiệt huyết. Đội ngũ khoa học của ta nhiều người tuổi đã cao, khó xông xáo, và ít nhạy cảm với những cái mới, dễ có xu hướng làm theo lối mòn, do lỗi của chúng ta trong nhiều năm đã buộc họ phải vất vả kiếm sống bằng nghề phụ và nhiều việc làm phụ có khi chẳng liên quan gì đến nghề nghiệp. Do đó phải giúp họ quay lại với chuyên môn, đồng thời cần có những hình thức đào tạo mới, mạnh dạn thoát ra khỏi các khuôn khổ hiện tại để có thể nhanh chóng xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, đáp ứng được nhu cầu phát triển.
  4. Giáo dục là căn bản. Không chấn hưng giáo dục bằng những biện pháp kiên quyết để thật sự nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài theo những yêu cầu của thời đại kinh tế tri thức, thì không thể có sáng tạo gì trong khoa học công nghệ, mà ngay cả những điều đã thành thông thường sơ đẳng ở các nước, ta cũng khó ứng dụng có hiệu quả. Singapore đang có kế hoạch cải cách giáo dục để biến đảo quốc này thành một đất nước học thức, lẽ nào truyền thống nghìn năm văn hiến của ta đến thế hệ này là chấm dứt?

Thật đáng mừng mà vừa cũng đáng lo là chưa bao giờ toán học cần cho sự phát triển của các quốc gia như bây giờ. Không phải vô cớ mà UNESCO đã bảo trợ tuyên bố của Hội Toán học Quốc tế lấy năm 2000 làm năm toán học của thế giới. Trong các hành trang để bước sang thế kỷ XXI, toán học nói chung và khoa học tối ưu nói riêng không thể thiếu được. Chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội phát triển trí tuệ của dân tộc vào thời buổi mà đâu đâu trên thế giới trí tuệ cũng được huy động tối đa để đạt hiệu quả, chất lượng, và tăng sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu như phi tuyến, nhảy vọt, là đặc trưng của nhiều hiện tượng kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, trong thế kỷ tới thì tại sao ta không có quyền hy vọng điều đó cho đất nước ? Lời bàn thêm năm 2007 Gần một thập kỷ đã qua kể từ lúc tôi viết bài trên đây. Trong thời gian đó, cùng với các ngành khoa học khác, lý thuyết tôi ưu đã có nhiều bước phát triển mới. Thế kỷ 21 đã mở màn với một thành tựu khoa học tuyệt vời: giải mã bộ gen người. Thành tựu này là kết quả hợp tác nghiên cứu của hơn 1000 nhà khoa học trên khắp thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó các công cụ toán học nói chung và các thuật toán tối ưu nói riêng, đã có phần đóng góp quan trọng. Dần dần đã hình thành rõ nét một khoa học liên ngành mới - khoa học tính toán (computational science) – mà các chiến lược gia khoa học đánh giá sẽ là một trụ cột của khoa học thế kỷ 21 quyết định năng lực cạnh tranh của các quôc gia trong thời đại toàn cầu hóa. Trong khi cả thế giới đang sôi nổi lao vào cuộc chinh phục những biên giới tri thức mới thì giải đất chữ S này xem ra vẫn hết sức im ắng. Ở đây, từ vài thập kỷ nay, khoa học hình như chỉ là một thứ xa xỉ phẩm, bỏ thì thương, vương thì tội. Chẳng lẽ thời nay mà không nhắc đến khoa học và giáo dục hay sao; hơn nữa, nghị quyết đã ghi rõ việc phát triển hai lĩnh vực này phải là quốc sách hàng đầu. Nhưng cái gốc có lẽ vì chúng ta chưa thật sự tin tưởng ở đường lối đó, nên thực hiện không nghiêm chỉnh, khiến cho đến nay, tuy đã đầu tư không ít, song tiền đầu tư không rõ đi đâu mà khoa học vẫn còi cọc không gượng dậy nổi. Thậm chí tình hình tồi tệ thảm hại khi bước vào sân chơi quốc tế. Ngành tối ưu tuy thuộc loại thiết thực lại có tiềm lực, nhưng những tiếng kêu liên tiếp của chúng tôi từ hai chục năm nay (mà bài viết trên đây chỉ là một) cũng chỉ rơi vào thinh không, dù có lúc đã kêu thấu đến cấp lãnh đạo cao nhất. Thông thường khi tham nhũng hoành hành hàng mấy chục năm mà chưa có cách nào kìm hãm nổi, đồng thời có quá nhiều chuyện gây bất an trong cuộc sống thường ngày của dân, như tai nạn giao thông tăng liên tục, môi trường ô nhiễm nặng, thực phẩm kém an toàn vệ sinh, lũ lụt, dịch bệnh liên miên, hành vi gian dối lừa đảo tràn lan, thì chỉ cần có chút tư duy hệ thống cũng đủ nhận ra đằng sau bấy nhiêu sự cố ấy ắt phải có một nguyên nhân sâu xa bao trùm. Không thể chỉ là trục trặc vận hành, trục trặc có tính cục bộ, tạm thời, mà là trục trặc hệ thống, trục trặc ngay trong cấu trúc, trong cơ chế. Những trục trặc đó chỉ có thể khắc phục bằng biện pháp sửa chữa căn cơ đi vào gốc của sự vật. It ra đó là cách nhìn theo tư duy hệ thống hiện là chỗ yếu kém nhất trong văn hóa quản lý của chúng ta. Vì tầm mắt hạn hẹp, cò con, chỉ nhìn thấy lợi ích cục bộ, trước mắt, không nhìn thấy lợi ích cơ bản, toàn cục, lâu dài, không tính đến các hiệu ứng phụ, không nhìn rõ những mối liên quan chằng chịt của sự vật, nên mới sinh ra bao nhiêu khó khăn phức tạp không đáng có, rồi cứ đổ cho đó là những khó khăn không tránh khỏi. Trong chiến tranh, chúng ta đã chăm lo cho khoa học, giáo dục bao nhiêu, thì ngày nay, trong hòa bình, chúng ta lơ là bấy nhiêu, để mặc cho khoa học, giáo dục tụt hậu, sa sút. Mười năm về trước, với mong muốn khôi phục những hoạt động ứng dụng tối ưu đã có thời sôi nổi trong những năm 60 thế kỷ trước nhờ được sự quan tâm, khuyến khích của các nhà lãnh đạo khi ấy, chúng tôi đã kiến nghị mở một trung tâm đào tạo tiến sĩ về toán ứng dụng theo trình độ quốc tế thật sự, làm cơ sở cho việc đào tạo nhân lực trình độ cao đáp ứng các nhu cầu ngày càng bức thiết về nghiên cứu và ứng dụng toán học trong khoa học, kỹ thuật, kinh tế và đời sống hiện đại. Giá như đề nghị ấy được chấp thuận, dù chỉ để tỏ lòng thành kính đối với vị Chủ Tịch đã từng lo nghĩ đến khoa học ngay trong những ngày cuối đời, thì tôi tin chắc nếu không làm được gì nhiều ít ra cũng gầy đựng được một trung tâm khoa học chất lượng cao, làm bàn đạp tiến xa hơn nữa, đồng thời khêu gợi trong xã hội một tâm lý, một nếp nghĩ, một tư duy hệ thống, hiệu quả, may ra tránh được hay giảm thiểu nhiều khó khăn gặp phải hiện nay mà chắc chắn một phần lớn chỉ do quản lý kém cỏi chứ không phải khách quan gây ra.

Hoàng Tụy Bài viết từ báo tia sáng.

Vietnamnet: http://www.tuanvietnam.net//vn/thongtindachieu/4301/index.aspx Không biết trung thực với chính mình và với xã hội, các trí thức khoa học kỹ thuật có xứng đáng với vai trò được trông đợi của mình hay không?

Ngộ nhận Từ thời gian chiến tranh và xây dựng CNXH ở miền Bắc, được tiếp nối bởi giai đoạn đầu xây dựng đất nước sau thống nhất, mỗi năm chúng ta chọn (chủ yếu qua thi tuyển) hàng ngàn học sinh đi du học ở các nước Đông Âu. Nhìn chung các lưu học sinh đã được lựa chọn của …chúng ta học tốt, và khi tốt nghiệp trình độ cũng không kém mức chung của bạn. Những kĩ sư, bác sĩ thực hành này, khi trở về nước, đã tạo thành lực lượng khoa học kỹ thuật nòng cốt cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và công nghiệp hóa đất nước.

Chúng ta cũng chú trọng xây dựng lực lượng khoa học cao cấp qua con số các tiến sĩ (TS) và tiến sĩ khoa học (TSKH) đã được đào tạo ở các nước Đông Âu. Lực lượng này được kỳ vọng có khả năng thực hiện những nghiên cứu khoa học trình độ cao và là đầu tầu cho khoa học và tiến trình hiện đại hóa nước nhà. Tuy nhiên khi đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ của mình qua con số các TS và TSKH này, chúng ta đã có không ít ngộ nhận.

Nhiều TS, TSKH của chúng ta trở về nước, phần vì trình độ còn non, phần vì hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh và thời kỳ bao cấp trì trệ kéo dài, đã chỉ duy trì được những hoạt động khoa học tầm thấp.

Để bảo vệ luận án TS (PTS cũ) ở Liên Xô, nghiên cứu sinh phải có kết quả nghiên cứu, thường tối thiểu là 2 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có phản biện nghiêm chỉnh của bạn. Bên cạnh những TS đạt chuẩn, một số TS của ta trình độ còn non, phải dựa nhiều vào thầy, và do áp lực của trình độ và thời gian, đã được các nước bạn chiếu cố.

Ở mức cao hơn, nhiều TSKH (TS cũ) của chúng ta chưa đạt được tới trình độ chuẩn mực tương ứng của nước bạn. TSKH của Liên Xô phải có được những bài báo khoa học mạnh, đứng tác giả độc lập, và thường phải có tới vài chục bài báo đăng các tạp chí khoa học có uy tín. Trong khi đó số bài báo đăng tạp chí có uy tín của số đông các TSKH của chúng ta chỉ đếm trên đầu ngón tay, và phần nhiều vẫn phải dựa vào thầy.

Nhiều TSKH trở về nước, tách khỏi thầy, đã không viết nổi một bài báo riêng đăng tạp chí quốc tế chuẩn mực – thể hiện rõ cái tầm chưa tới của họ. Đáng buồn hơn, vào giai đoạn nhộm nhoạm ở Đông Âu những năm 90, một số nhà khoa học của ta đã kiếm được bằng TSKH dù họ có rất ít, thậm chí không có nổi lấy một bài báo đăng tạp chí khoa học quốc tế nghiêm chỉnh (có thể nói, chỉ ở mức, hoặc thua cả cái chuẩn PTS của thời LX ổn định).

Trên trường quốc tế, bảo vệ luận án TS chỉ là bước đầu tiên trên con đường sự nghiệp của một nhà khoa học chuyên nghiệp. Tiến hành nghiên cứu khoa học nghĩa là họ phải có được các bài báo khoa học được phản biện độc lập để được đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành có uy tín, hay bằng sáng chế, dù nhà khoa học làm việc ở Đại học hay Viện nghiên cứu, trên lĩnh vực lý thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng.

Công bố khoa học buộc nhà khoa học phải thường xuyên cập nhập thông tin để duy trì và nâng cao trình độ, lao động sáng tạo đóng góp cho tiến bộ của khoa học công nghệ. “Publish or Perish” (Công bố hay Lụi tàn) là thực tế mà mỗi nhà khoa học chuyên nghiệp phải đối mặt.

Trong khi đó nhiều TS, TSKH của chúng ta trở về nước, phần vì trình độ còn non, phần vì hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh và thời kỳ bao cấp trì trệ kéo dài, đã chỉ duy trì được những hoạt động khoa học tầm thấp (trừ một số nhỏ các nhà khoa học), công bố trên những tạp chí quốc nội được lập ra kém xa chuẩn mực quốc tế. Đứng trên quan điểm quốc tế, họ đã không còn giữ được trình độ của mình tương xứng với bằng cấp quốc tế có được và đã tàn lụi về mặt chuyên môn.

[b]Thế nhưng, một số người trong số họ may mắn có được các bằng cấp cao sớm nhất và có thiên hướng họat động lãnh đạo hành chính đã nắm những vị trí được gọi là “đầu ngành” và ngự trị cho tận tới khi đã về hưu, và thậm chí cả chọn người kế tục, trong hệ thống chức sắc khoa học cứng nhắc (thiếu cạnh tranh về chuyên môn) của chúng ta.

Họ giữ quyền phân chia và chủ trì các đề tài nghiên cứu với nhiều bổng lộc, cho ra lò nhiều TS nội dưới xa chuẩn mực quốc tế. Họ cũng xây dựng nên các chức danh và chuẩn mực cho khoa học nước nhà, nặng về hình thức và xa rời các tiêu chuẩn quốc tế.[/b]

Một nhà chuyên môn giỏi có thể được rời nhiệm vụ chính của mình để trở thành một nhà quản lý kém, một nhà quản lý khoa học cố khoác lên người cái áo “chuyên gia đầu ngành”… là căn bệnh nan y của khoa học VN nhiều năm qua.

Một số chức trách khoa học của ta được mời vào một số Viện hàn lâm khoa học hay đứng chung tên giải thưởng với các đàn anh quốc tế, như một cử chỉ hữu nghị hay mang tính đại diện cho VN. Điều đó dẫn tới hiểu nhầm là một số lãnh đạo khoa học của chúng ta đã đạt tới trình độ đỉnh cao quốc tế, tới hàng Viện Sĩ.

Một thợ tay nghề cao, một kỹ thuật viên giỏi nhiều khi cần thiết hơn là một người có bằng cử nhân. Một kỹ sư giỏi có khi có giá trị hơn một tiến sĩ… Một quốc gia giầu mạnh cần những người giỏi trên mọi mức thang và ngành nghề của xã hội, và mỗi lĩnh vực đều chỉ cần một số lượng nhất định số chuyên gia đúng khả năng theo những giới hạn và yêu cầu của nền kinh tế.

Một nhà chuyên môn giỏi có thể được rời nhiệm vụ chính của mình để trở thành một nhà quản lý kém, một nhà quản lý khoa học cố khoác lên người cái áo “chuyên gia đầu ngành” không vừa với mình để bao việc, rồi bằng cấp chức danh rởm, đề tài nghiên cứu rởm, biên chế nhiều cơ quan khoa học phình to mà hiệu quả kém – là những căn bệnh nan y của khoa học VN nhiều năm qua.

Bám riết vào chức danh.

Vào website các ĐH quốc tế ta dễ dành tìm ra các nhà khoa học chủ chốt cùng danh mục các công trình khoa học của họ, còn ở ta các thông tin này, rất không bình thường, là không có hoặc không công khai.

Theo tư vấn quốc tế, Bộ KH&CN đã thành lập Trung tâm hỗ trợ đánh giá KH&CN để thu thập thông tin chuyên gia cụ thể về từng nhà khoa học và thành tích nghiên cứu của họ những năm gần đây theo mẫu quốc tế.

Tuy nhiên, như Trung tâm cho biết, sau cả năm gửi thư mời tới từng cơ quan khoa học thì mới chỉ thu được hơn 2000 phiếu đăng ký chuyên gia (bằng 1/10 lực lượng nghiên cứu), và phần lớn mẫu này là của thạc sĩ, tiến sĩ mới bảo vệ và số ít nhà khoa học làm việc nghiêm túc tới chuẩn mực quốc tế. Các đề xuất đưa các thông tin về các công trình khoa học lên các website của các cơ sở khoa học thường bị các chức sắc cơ sở phớt lờ.

Vì sao các nhà khoa học của chúng ta chỉ biết bám riết vào các chức danh, bằng cấp hình thức, chức vụ quản lý, và các mối quan hệ xã hội, thay cho các thước đo khoa học khách quan mà các đồng nghiệp quốc tế tuân thủ? Không biết trung thực với chính mình và với xã hội, các trí thức khoa học kỹ thuật có xứng đáng với vai trò được trông đợi của mình hay không?

Các thông tin chuyên gia theo chuẩn mực quốc tế sẽ giúp chúng ta có được các thước đo khách quan để chọn được các đầu tầu cho khoa học nuớc nhà, các hội đồng chuyên gia, kiểm sóat tính hiệu quả của các đề tài khoa học, giúp định hướng các nhà khoa học hướng tới năng lực chuyên môn đích thực.

Và khi đó các bằng cấp danh hiệu GS, TS,… sẽ trở về với giá trị thực của mình và chủ yếu mang tính định hướng nghề nghiệp, không phải là cái danh hão và công cụ trục lợi mà người ta phải nhằm đến, xã hội sẽ biết tôn trọng hơn với những đóng góp chuyên môn cụ thể của mọi nghề nghiệp theo giá trị thực, và chúng ta sẽ có được một nền kinh tế trí thức hài hòa.

Phạm Đức Chính (Viện Cơ học) Tiến sĩ Khoa học Phòng Thủy khí công nghiệp và môi trường lục địa

Sau đây là bốn vấn đề mà Tiến Sĩ Chính đưa ra cho Thứ trưởng GD-ĐT tương lai:

Thứ nhất, nghiên cứu khoa học ở các đại học Việt Nam hiện rất kém, không chỉ so sánh với quốc tế, mà với cả các nước trong khu vực.

Theo Báo cáo Harvard, trong năm 2006, 2.830 giảng viên của trường Đại học Chulalongkorn của Thái-lan đăng được 744 công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế. Trong khi đó, 3.360 giảng viên của hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ đăng được tổng cộng 36 công trình. Chỉ các giảng viên nghiên cứu, chứ không phải các thợ giảng thuần túy, mới có khả năng đào tạo được các sinh viên có năng lực sáng tạo.

Thứ hai, các bằng cấp và chức danh của chúng ta rất hình thức, không tương xứng với năng lực thật, và không khuyến khích nhà khoa học phấn đấu nâng cao năng lực khoa học tới chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, các Hội đồng khoa học, Hội đồng chức danh GS, Hiệp hội ngành thực chất chỉ gồm những chức sắc thâm niên, không phải là những nhà khoa học tiêu biểu theo chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đang hội nhập với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, yếu tố kỹ trị cần phải được đề cao, và khoa học và giáo dục cần phải đi tiên phong trên cách tư duy này.

Thứ tư, Chương trình đào tạo bằng ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Chương trình 322) sau một số năm thực hiện đã đào tạo được 1.740 cán bộ từ đại học trở lên ở nhiều nước có nền KH-CN tiên tiến (41,6% tiến sĩ, 34,25% thạc sĩ, 13,16% thực tập sinh và 10,97% đại học).

Thông qua hoạt động của Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), chúng ta cũng đã gửi đi đào tạo được hơn 100 tiến sĩ và thạc sĩ ở Hoa Kỳ.

Tiến trình này cũng đang được đẩy mạnh. Thế hệ trẻ được đào tạo tốt là niền hy vọng cho tương lai khoa học của nước nhà.

Nhưng chúng ta có tiếp tục để những tài năng trẻ sau khi đào tạo bị bỏ rơi và tàn lụi dần như nhiều người của thế hệ trước?

Bộ GD-ĐT cần có chính sách cụ thể hấp dẫn các nhà khoa học giỏi trở về nước phục vụ, giúp họ duy trì và phát huy năng lực khoa học ở chuẩn mực quốc tế đã lĩnh hội được ở nước ngoài.


Comments: Golddawn thấy tác giả bức xúc quá nên xin phép post lại đây mà chưa có sự đồng ý của Việt Nam Net. Phải nói là dân cơ học và dân toán là hai vị dám nói thẳng, nói tới thiệt (bài của giáo sư Hoàng Tụy và ông này). Cũng có rất nhiều giáo sư nước ngoài về Việt Nam giảng dạy cũng góp ý thẳng lắm nhưng chả thấy các cấp lãnh đạo xi nhê gì cả. Chắc các vị lãnh đạo đó nghĩ rằng họ nói riết mà không ai trả lời hay phản ứng gì thì sẽ thôi, đâu cũng vào đó.Golddawn nhớ lại câu chuyện trong sách dạy văn hồi nhỏ,đê vỡ trong đó quan huyện để dân cứu đê, đê vỡ trong lúc dân chờ quan ký lệnh cứu đê nhưng quan bận rộn quá với ván bài của mình, theo cái chủ nghĩa sống chết mặc bây.

Source: http://ledduy.blogspot.com/2005/09/lam-th-nao-anh-gia-cht-lng-cua-mt.html Golddawn không có chỉnh sửa lỗi đánh máy. Chắc bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả, có chỗ đúng cũng như không đúng. Các bạn đọc chỉ để tham khảo và chọn lọc. Thân, Có thể nói rằng, đọc tài liệu (reading) là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong quá trình NCKH. Theo bài Efficient Reading thì qui trình đọc paper có thể chia làm 2 giai đoạn tạm gọi là read for breadth (đọc theo chiều rộng) và read in depth (đọc kĩ). Trong đó ở bước đọc theo chiều rộng, việc xem xét độ tin cậy của bài báo (credibility) là một trong các bước rất cần thiết mà nhiều bạn chúng ta thường bỏ qua. Topic này tôi muốn trao đổi kĩ hơn về vấn đề này.

Publish (tạm dịch là xuất bản, công bố) các công trình nghiên cứu của mình ở các conference (hội nghị) hay các journal (tạpchí) là một trong những bước bắt buộc để đánh giá thành quả nghiên cứu của mình. Trong cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học, một nhà nghiên cứu được xem là có danh tiếng và nhận được sự nể trọng của các đồng nghiệp khi họ có các đóng góp quan trọng thông qua các publication. Đó là lí do tại sao trong các trang homepage của các nhà nghiên cứu, phần không thể thiếu luôn là publication.

Tuy nhiên publication cũng có nhiều loại, vấn đề thỏa hiệp giữa số lượng và chất lượng của các publication cũng là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đối mặt. Một cách lí tưởng mà nói thì nếu vừa được cả hai thì quá xuất sắc rồi, còn không thì là thỏa hiệp.

Có hai loại publication chính, một là proceeding (tạm dịch là kỉ yếu hội nghị) của các conference (thông thường là được in trước và phát trong thời gian diễn ra hội nghị, có một số workshop thì các paper có chất lượng được đánh giá qua báo cáo mới được tuyển lại và in thành proceeding sau), hai là journal. Hai loại hình này về bản chất là khác nhau mà được định nghĩa ở đây [1].

Distinction between proceedings and journal papers: The proceedings provide a vehicle for rapid reporting of ideas, techniques, and results to the optical engineering community. These reports may be somewhat incomplete, unpolished, and even somewhat inconclusive. It is generally understood that their purpose is to provide snapshots of recent or continuing work and that they are not intended or required to be archival in nature. The journal, however, is intended to be archival, and papers published therein are expected to be more complete and polished than proceedings papers, to contain comparisons of theoretical and experimental results, and to include references to other work, substantial conclusions, suggestions for future research, etc

Nói một cách nôm na là bài được chấp nhận đăng ở conference và bài được chấp nhận đăng ở journal có một số tiêu chí khác nhau nhất định. Bài ở conference thường được ưu tiên cho các ý tưởng mới, trong khi các bài journal thường là các bài vừa có tính mới (ko nhất thiết phải hoàn toàn mới) vừa có tính thuyết phục cao. Nếu như bài ở conference, khi bạn đưa ra một ý tưởng mới và làm một số thí nghiệm để minh họa cho tính hiệu quả của ý tưởng đó là đủ thì ở bài journal, bạn phải phân tích tại sao bạn chọn ý tưởng đó, ý tưởng đó so với các ý tưởng trước có gì đặc biệt mà giúp kết quả của bạn hơn những người khác. Rồi bạn còn phải làm thí nghiệm so sánh cách tiếp cận của bạn với các cách tiếp cận khác để thuyết phục người đọc tin là cách tiếp cận của bạn là đúng đắn.

Lấy ví dụ, nếu bạn làm về face detection, trước khi Viola đưa ra thuật toán dựa trên AdaBoost, face detection đã có một số kết quả đáng kể (ví dụ như tỉ lệ nhận dạng trên 80% với chỉ có 1-2 nhầm lẫn). Khi Viola đưa ra thuật toán mới dựa trên boosting, Viola khẳng định (claim) rằng thuật toán này cho độ chính xác cao hơn, chạy nhanh hơn. Trong thuật toán đó, Viola đề nghị xài Haar Feature và cho rằng nó là một trong các nguyên nhân làm nên sự vượt trội. Để thuyết phục mọi người, Viola phải đưa ra các thuật toán, các chứng cứ. Lập luận của Viola là: Haar Feature đã được nghiên cứu trước đó ở các bài toán tương tự và đã có thành công, cho nên nếu dùng vào đây thì sẽ có hiệu quả tương tự (kquả chứng minh bằng thực nghiệm). Hay khi nói AdaBoost có thể mang lại hiệu quả cao, Viola cũng phải dẫn ra các công trình của các tác giả khác đã chứng minh ở các bài toán tương tự. Từ những luận điểm đó, người đọc mới có thể hoàn toàn tin tưởng vào cách tiếp cận mà Viola đã đưa ra và chấp nhận nó.

Chính vì vậy mà các bạn có thể thấy rằng cũng là một vấn đề nhưng hai bài journal và conference hoàn toàn khác hẳn nhau và được xem như là hai công trình. Viết journal thông thường khó hơn conference vì không bị giới hạn thời gian của review process và reviewers thường là chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực đó.

Về việc tổ chức các conferences

Hàng năm trên thế giới, có hàng trăm các conference được tổ chức. Mục đích khi tổ chức các conference là nhằm tạo ra một nơi để mọi người có thể gặp nhau, trao đổi các ý tưởng, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm. Cũng chính vì lẽ đó mà việc nhận bài của các conference cũng rất khác nhau. Có những conference có thể chấp nhận gần hết (acceptance rate 70%-80%) các bài gửi đến (submission) nhưng cũng có những conference chỉ chấp nhận khoảng 15-20% trên số bài gửi đến.

Vậy làm thế nào để biết một conference có chất lượng hay không? Có thể liệt kê một số tiêu chí như sau:

  1. Có lịch sử lâu đời, tổ chức hàng năm và được bảo trợ bởi các society như IEEE, ACM, …, được các nhà xuất bản có uy tín như xuất bản proceedings. Một ví dụ là LNCS (Lecture Notes in CS) của Springer Velag hay các proceeding của IEEE/CS, …

  2. Là conference chuyên ngành chứ ko phải đa ngành (multidisciplinary). Chuyên ngành có thể hiểu là, nếu conference về CVPR thì sẽ không có bài liên quan đến e-bussiness vì hai lĩnh vực đó nó hoàn toàn ko có gì liên quan (tương tư như WorldCup thì chỉ có đá banh thôi, ko có điền kinh hay bơi lội gì). Mặc dù trong call for papers (CFP) của các conference đều có liệt kê các topics of interest nhưng cũng thòng thêm câu là “but not limited to” để muốn nói rằng họ có thể chấp nhận các bài ko chỉ ở các mục đã liệt kê. Tuy nhiên, trong lúc review, reviewer luôn được đòi hỏi phải cho biết paper đó có phù hợp với conference hay ko.

  3. Được điều hành và tổ chức bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực đó. Uy tín của một conference phụ thuộc rất lớn vào Program Chair (tạm dịch là phụ trách nội dung - là người sẽ quyết định bài nào được accept và là người sẽ nhóm các bài thành từng session. Program Chair cũng sẽ là người đóng vai trò chủ biên (Editors) của proceeding) và Program Committee - PC (tạm dịch là thành viên hôi đồng - là những người sẽ chịu trách nhiệm review các paper, recommend cho Program Chair về việc có nên accept paper họ review hay không). Thông thường, Program Chair phải là “cây đại thụ” trong lĩnh vực đó và có các publication có đóng góp quan trọng, … Các PC member cũng là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó và cũng đã có không ít publication publish ở các conf. và journal hàng đầu. Program Chair và Program Committee như vậy mới đảm bảo là paper của bạn được đánh giá đúng và các comment (lời nhận xét) là có giá trị.

  4. Được review khách quan và có tỉ lệ chấp nhận (acceptance rate) dưới 50%. Review khách quan ở đây là bài viết phải là blind review, nghĩa là reviewer không biết tác giả là ai. Thực tế hiện nay là vẫn có không ít conference vẫn cho phép tác giả để tên và địa chỉ trong paper. Thường các top conference luôn là blind review.

Để đảm bảo chất lượng cho conference, thông thường các conference đều có một acceptance rate nhất định. Với các conference sinh sau đẻ muộn chưa được nhiều người biết đến, việc tăng acceptance rate lên khoảng 60-70% có thể giúp họ nhận được nhiều sự quan tâm hơn và tạo cơ hội cho nhiều người. Sau một thời gian đủ mạnh, các conference dạng này sẽ giảm acceptance rate để tăng chất lượng và uy tín của mình.

Tuy nhiên đối với các conference lâu đời, có tiếng tăm (ví dụ như CVPR, ICCV, ECCV trong lĩnh vực CVPR) thì acceptance rất thấp chỉ dao động trong khoảng 20-30%. Hãy tưởng tượng trong 1.000 papers, họ chỉ chọn có 200-300 papers mà thôi. Chính vì vậy mà các paper publish ở các conference dạng này rất được mọi người tin cậy và trích dẫn nhiều trong các paper khác của mình. Các conference ở giữa thì có acceptance rate khoảng từ 40-50%. Các conference này cũng là các conference có chất lượng khá. Bạn có thể xem acceptance rate ở trong các trang Preface của các conference proceedings. Thống kê trong lĩnh vực CVPR thì có thể xem ở đây. Xếp hạng các conference có thể xem ở đây (lưu ý xếp hạng này chỉ có tính tham khảo vì không có tổ chức độc lập nào xác nhận và khá lâu không được cập nhật)

Tất nhiên một trong các thông số liên quan đến acceptance rate đó là số lượng submission. Với các conference nhận được sự quan tâm của nhiều người thì con số trung bình ước chừng là khoảng từ 200 trở lên. Với các conference cực lớn như ICIP, ICASSP, CVPR thì con số submission có thể lên đến 1.000, 2.000. Hãy tưởng tượng một bài được phải được review bởi 3 reviewer, thì 1.000 bài sẽ cần 3.000 lượt review, nếu PC members khoảng 150 người thì một người phải review khoảng hơn 20 bài (trong trường hợp này, ngoài PC members, người ta phải tuyển thêm external reviewer).

Số lượng submission sẽ quyết định thời gian review process. Với các conference có khoảng dưới 150 submission thì thời gian khoảng chừng 1 tháng nhưng với các conference khoảng từ 300 submission trở lên thì thời gian lâu hơn, khoảng từ 2 đến 3 tháng là chuyện thường. Đó là lí do tại sao từ lúc nộp bài cho đến lúc diễn ra, khỏang thời gian thường là 5-7 tháng là vậy…

Đối với các journal, thông thường thì họ cũng có acceptance rate, tuy nhiên chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào các submission và citation. Citation (sự trích dẫn) là một trong các tiêu chí rất quan trọng để đánh giá công trình của một nhà nghiên cứu và chất lượng của một journal. Nếu một bài viết được trích dẫn nhiều ở các công trình có giá trị khác, hoặc nếu một journal có nhiều bài viết được trích dẫn ở các công trình có giá trị khác, điều đó chứng tỏ bài viết đã có những ảnh hưởng nhất định đến các công trình khác (thông số Impact Factor).

Có thể tham khảo đánh giá về chất lượng các journal ở đây (cũng nhắc lại là danh sách này chỉ mang tính tham khảo vì không được bất cứ tổ chức độc lập nào xác nhận và đã khá lâu không cập nhật).

Hiện nay, thường các journal của ACM, IEEE dưới dạng các Transaction, ví dụ như IEEE Transactions on Pattern Analysis and Machine Intelligence, là các journal rất có giá trị. Hoặc các journal của Elsevier như Pattern Recognition.

So với các bài ở conference, các bài viết ở journal dài hơn và chi tiết hơn. Nếu bạn muốn hiểu ý tưởng thì nên tìm đọc bài ở conference, còn nếu bạn muốn hiểu chi tiết tường tận để mà, ví dụ như làm lại thí nghiệm đã được mô tả, thì bạn nên tìm đọc bài ở journal.

Một lưu ý nữa là thời gian review của một bài journal rất lâu, thường là gần 1 năm, cộng với thời gian từ lúc được accept cho đến lúc publish là thêm 1 năm nữa nên lúc bạn đọc được paper journal thì nó thường là ý tưởng của 2 năm về trước. Đối với conference paper thì thường là 6 tháng về trước.

Đến đây, hi vọng các bạn đã hiểu phần nào “chuyện bếp núc” của các paper. Tôi xin chia sẻ thêm một số kinh nghiệm của tôi trong việc tìm và đọc paper khi nghiên cứu:

  1. Cho người mới bắt đầu - Nguyên lí hội tụ Giả sử rằng bạn yêu thích một lĩnh vực nào đó và bây giờ muốn nghiên cứu sâu hơn về nó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tìm được các paper có chất lượng để đọc?

Trước hết bạn hãy lên mạng tìm các paper có từ khóa liên quan trực tiếp đến vấn đề của bạn. Ví dụ, nếu làm về face detection thì search với từ khóa face detection. Thông dụng nhất vẫn là Google và Google Scholar. Bạn cũng có thể tìm trong CiteSeer.

Hãy thử đọc lướt qua các paper mà bạn tìm được với mục tiêu chính là tìm xem các key references trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Sau bước này, bạn đã thu hẹp lại không gian tìm kiếm của mình từ rất rộng đến hẹp hơn. Sau khoảng một thời gian, bạn sẽ tự xác định được các papers nào là có chất lượng và đáng để đọc. Tôi nói hội tụ là vậy. Bạn bắt đầu từ không biết gì nhiều nhưng sau mỗi lần refine, bạn sẽ có kết quả hiện rõ dần hơn.

  1. Keep Reading - Luôn cập nhật thông tin Lập danh sách các key conferences, journals, people Song song với bước trước, bạn thu thập lại các key conferences, journals, boss trong lĩnh vực của bạn. Thường xuyên viếng thăm các trang web các conferences, journals và các trang homepages của các boss để tìm đọc các ý tưởng, các papers mới nhất của họ.

Thông thường, người ta sẽ publish các paper đầu tiên ở các conference, sau đó nếu có kết quả thuyết phục và đủ mạnh, họ sẽ revise lại để publish ở các journal. Nếu bạn quan tâm đến ý tưởng thì đọc bài của conference nhưng nến quan tâm đến chi tiết của ý tưởng đó, ví dụ như tại sao người ta lại có thể nghĩ ra ý tưởng đó, ý tưởng đó khác với các ý tưởng trước thế nào và vì sao nó đem lại kết quả tốt hơn, … , bạn nên tìm bài journal để đọc.

  1. Challenge Arguments - Biết nghi ngờ Đây là phần khó nhất và đòi hỏi kinh nghiệm. Khi đọc paper, bạn phải biết đánh giá contribution (đóng góp) của tác giả đến đâu. Đánh giá và so sánh các ý tưởng của tác giả so với các bài đã đọc, đánh giá xem ý tưởng đó có hữu ích để áp dụng cho các bài toán khác hay không.

Tôi xin lấy một ví dụ về bài toán hand gesture recognition mà tôi đang cùng thực hiện với các SV Khoa CNTT. Bài toán đặt ra ban đầu là làm thế nào để nhận dạng các kí tự thông qua các kí hiệu bàn tay. Trong khi làm thí nghiệm, chúng tôi phát hiện ra là hai chữ A và E có posture (tư thế) rất giống nhau và kết quả thường rất hay nhầm lẫn. SV của tôi mới đề nghị là dùng thêm NLP (natural language processing) vào để hỗ trợ cho việc nhận dạng có độ chính xác cao hơn. Hoặc có thể bổ sung heuristics theo kiểu chữ A thì có tính chất dạng xương phải có góc nghiêng, trong khi chữ E thì không.

Giả sử cách tiếp cận đó thành công và cho kết quả rất tốt đi. Nhưng đánh giá về nó thì sao? Theo tôi, việc dùng các heuristic kiểu đó không được đánh giá cao bởi vì nếu người ta đặt câu hỏi là bây giờ tôi muốn mở rộng bài toán thành không nhận dạng các chữ cái từ A đến Z nữa mà là các chữ số 0-9 thì sao? Nếu vậy thì cái NLP xem như dẹp. Hay là nếu giờ tôi phát hiện ra chữ A và chữ S rất giống nhau, tôi lại phải đi kiếm bằng tay đặc trưng phân biệt A và S ah? Hay giờ nếu tôi mở rộng ra khoảng 1.000 class khác nhau thì làm sao? Lưu ý rằng, trong nghiên cứu một paper chỉ được đánh giá cao khi đọc nó, người ta có thể tìm được ý tưởng để có thể áp dụng vào các bài toán khác. Các kết quả thể hiện trong paper đã đọc dạng như recognition rate 98% chỉ mang ý nghĩa là ý tưởng của bạn nó có hiệu quả thôi chứ để đạt 98% bằng cách như đã nói ở trên thì cũng không mang lại nhiều hứng thú lắm.

Một ví dụ khác là bạn đọc một bài báo và tác giả đề xuất một phương pháp mới và chỉ làm một thí nghiệm đơn giản để minh họa và cho thấy kết quả 99.9%, không có bất kì so sánh nào. Nếu tác giả không có giải thích nguyên nhân làm sao phương pháp mới đề xuất cho kết quả cao như vậy thì cũng vô nghĩa. Hay nếu không có so sánh nào với các phương pháp khác trên cùng điều kiện thí nghiệm thì không thuyết phục. Reviewer có thể đặt câu hỏi là vì đkiện thí nghiệm của anh đơn giản như vậy thì tôi xài phương pháp XYZ trước đó cũng có thể đạt 99.9% vậy. Lúc đó, có thể thấy thông số 99.9% chẳng có ý nghĩa gì.

Một vài lời bàn thêm

Trong thời gian qua, có thể thấy là các hội nghị tổ chức trong nước ít nhận được sự quan tâm của mọi người. Có thể có nhiều nguyên nhân, ví dụ như kinh phí để tham dự hội nghị hạn chế, … Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nguyên nhân chính là nhiều người nghĩ rằng các hội nghị này không có giá trị.

Như tôi đã nói ở trên, mục đích của các hội nghị là tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu giới thiệu, trao đổi các công trình của mình. Chúng ta không thể đòi hỏi một hội nghị tổ chức lần đầu tiên mà chất lượng cao như các hội nghị lâu đời được. Hãy thử nghĩ xem nếu chúng ta không góp sức vào bằng cách gửi bài cho hội nghị, để rồi từ năm này sang năm khác, chất lượng của hội nghị sẽ tăng theo thời gian.

Tôi cũng đã quan sát không ít hội nghị (không thuộc loại danh tiếng) ở nước ngoài, các mặt tổ chức và bài vở cũng gặp vấn đề tương tự như ở trong nước chúng ta mà thôi. Có một kinh nghiệm ở Hàn Quốc rất hay. Một trong các tiêu chí để tốt nghiệp PhD ở Hàn Quốc là ngoài các paper publish ở các international conference, các PhD student buộc phải có các publication ở trong nước. Tôi nói hay bởi vì chỉ bằng cách đó, chất lượng của các conference và journal của Hàn Quốc mới dần dần có tầm vóc quốc tế được, chứ nếu ai cũng gửi hết cho international conference và journal thì làm sao mong mỏi các publication trong nước có tầm quốc tế được.

Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy các hội nghị thường niên ở VN như Hội thảo QG về CNTT, RIVF, HSPC, FAIR… đang có những bước tiến bộ đáng kể so với lần tổ chức trước và tất nhiên để nó có thể là sân chơi tốt hơn cho chúng ta thì chính chúng ta chứ không phải ai khác góp sức vào nó.

Rò rỉ “bầu sữa” khoa học: Bức xúc của người trong cuộc From Vietnamnet.vn Chuyện rò rỉ “bầu sữa” khoa học đã xảy ra từ lâu và gây bức xúc cho nhiều người. Một điều rất tệ hại là kết quả của nhiều đề tài không có giá trị thực tiễn để áp dụng trong sản xuất cũng như quản lý.

Là cơ quan quản lý chuyên ngành và cũng có chức năng nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ (nhiệm vụ thứ yếu), tôi thấy, mỗi khi cơ quan cấp trên phân công chủ trì một đề tài gì đó là mọi người, từ lãnh đạo tới nhân viên, cảm thấy sợ và không muốn nhận.

Họ không phải không muốn nhận vì không đủ trình độ để thực hiện hoặc ngại vất vả mà vì lo phải cân đối những khoản “lại quả” cho cơ quan này, cơ quan nọ, nếu không sẽ bị gây khó khăn khi phê duyệt đề cương cũng như khi nghiệm thu kết quả.

Tuy nhiên, việc thực hiện các đề tài khoa học lại là công việc để tạo ra nguồn sống của rất nhiều viện, trường. Thậm chí, ở một viện nọ có một vị tiến sĩ được phân công phụ trách một đội chuyên đi “săn” đề tài.

Điều đáng nói là chuyện này công khai và trở thành các câu chuyện cũng như lời giới thiệu với khách trong các dịp hội thảo, hội nghị khoa học,…

Năm ngoái, một người bạn của tôi cũng đã ứng trước hơn 10 triệu đồng để nhờ lo cho việc phê duyệt đề cương, kết quả là đã “trúng” một đề tài có khoản kinh phí 3 tỷ đồng.

Một người bạn khác của tôi trước đây làm ở một viện nghiên cứu khác và được giao nhiệm vụ quản lý mảng đề tài nhưng chỉ làm một thời gian là chán. Do không chịu nổi cái cảnh thường xuyên phải cầm phong bì đi quan hệ để có đề tài nên anh bạn tôi đã xin chuyển sang làm ở một cơ quan khác.

Tôi có nhiều bạn làm ở các viện nghiên cứu và một số trường đại học nên biết nhiều thông tin liên quan tới chuyện làm đề tài. Một ông bạn đảm bảo chắc chắn rằng, kinh phí thực sự để làm đề tài chỉ còn khoảng 30% tổng kinh phí được duyệt.

Như vậy, cũng dễ hiểu là tại sao kết quả các đề tài ít có tính ứng dụng và thường nằm lại ngăn kéo. Một điều tệ hại nữa là các cơ quan quản lý muốn có một cơ sở khoa học, thực tiễn để đưa ra các giải pháp quản lý thì thật là khó.

Việc đấu thầu đề tài nghe có vẻ công bằng nhưng thực ra có rất nhiều vấn đề trong đó. Cách đây 3 năm, tôi có dịp đi công tác nước ngoài với một thầy giáo, hiện làm trưởng khoa ở một trường đại học. Thầy giáo này tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật, được nhiều người trong giới khoa học cũng như quản lý kính nể.

Liên quan tới chuyện đấu thầu đề tài, thầy rất bức xúc. Lý do là vì có vài đơn vị cùng tham gia đấu thầu nhưng cơ quan quản lý đề tài đã chọn “mối” trước rồi. Để đơn vị “mối” báo cáo đề cương hay nhất thì cơ quan quản lý tập hợp tất cả những cái hay từ các đề cương của các đơn vị khác và cung cấp cho đơn vị “mối” bổ sung cũng như chỉnh sửa những cái chưa hay. Như vậy, khi ra hội đồng báo cáo đề cương thì đơn vị nào thắng, các bạn đã rõ rồi.

Chuyện rò rỉ “bầu sữa” khoa học công nghệ đã xảy ra từ lâu và gây bức xúc cho nhiều người. Một điều tệ hại là kết quả của nhiều đề tài không có giá trị thực tiễn để áp dụng trong sản xuất cũng như quản lý. Đã đến lúc các cơ quan quản lý phải xem xét lại cách quản lý đối với các cơ quan quản lý khoa học công nghệ. Comments: Goldddawn chỉ biết nói là Botay.com

Lẽ nào mình cũng chịu chết như loài ếch? Source: http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Blog/2008/07/3BA04F3F/

Người ta thí nghiệm ném con ếch vào nồi nước sôi, thì nó sẽ lập tức nhảy vọt ra, bị bỏng một chút nhưng sống sót. Nhưng nếu bỏ nó vào nồi nước lạnh rồi đun nóng dần, con ếch thấy mát, rồi ấm áp dễ chịu nên nằm yên rồi chết trong nồi.

Một cái chết êm dịu chăng?

Chợt nghĩ con người cũng có một thuộc tính như vậy, đó là: Thói quen. Nếu cuộc sống của chúng ta là một nồi nước mát, thì nó cũng không ngừng nóng lên một cách tự nhiên, từ từ, đến nỗi nếu không để ý thì ta cũng chẳng nhận ra. Bởi chẳng nhận ra nên ta cũng chẳng thèm phản ứng hay hành động gì cả, ta chẳng làm gì…

Mỗi ngày đều lặp lại những gì của ngày hôm qua, rồi một ngày trôi qua và ngày hôm sau ta lại thực hiện quy trình cũ… Dù là ở nhà hay ở chỗ làm, ta có thể ngồi quán nước, lướt net, chơi game, đọc báo, xem TV, buôn dưa lê hay vô số những việc không tên khác. Cuộc sống “bình lặng” trôi đi. Rồi từ từ, dần dần, ta có những thói quen, những thói quen đến một độ nào đó cũng giúp ta “nằm yên” trong khi thiên hạ vẫn không ngừng tiến lên thần tốc, trong khi cuộc sống vẫn không ngừng “nóng” lên từng giây.

Ta hầu như chẳng còn muốn động não nữa. Trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày, ta chẳng nghĩ ra được cái gì mới mẻ cả! Và rất có thể ta cũng sẽ có một “kết cục dịu êm” như con ếch kia!

Thời gian trôi qua nhanh quá khiến ta không nhận ra, hay vì những thói quen kia khiến ta mất đi cảm giác rằng thời gian đang vút qua? Để đến một lúc nào đó, nhìn lại đoạn đời đã qua, bỗng giật mình: Cùng với thời gian đã mất là tuổi trẻ, bao cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhiều thứ vụt khỏi tầm tay, trong đó có những thứ quý giá mãi mãi không bao giờ còn tìm lại được. Cuộc sống liên tục vận động, không ngừng thách thức, cuộc sống tươi đẹp sẽ trở nên đầy những nguy cơ đang đến từ từ đối với tất cả những “chú ếch”.

Con người ta đôi khi rất kỳ cục, cũng rất giống… con ếch. Khi nguy cơ không rõ rệt, khi mọi sự chung quanh đều “cảm giác” như không có gì xảy ra thì chẳng bao giờ chịu phản ứng cả. Thế nên, một người từng xuất sắc ở một vị trí nào đó, có thể một ngày sẽ hết xuất sắc và bị thay thế. Một doanh nghiệp “một thời vàng son” nhưng có thể “đột nhiên” (trên thực tế là từ từ nhưng không ai cảm thấy mà thôi) chìm nghỉm. Thế nên mới có chuyện ở đâu đó xảy ra hoả hoạn kinh hoàng rồi người ta mới chịu để ý đến công tác phòng cháy chữa cháy, tai nạn giao thông xảy ra liên tục cho người đi bộ rồi người ta mới nghĩ được đến chuyện xây cầu vượt qua đường…

Và ở đâu đây còn vô số những “nguy cơ” khác đang từ từ lớn lên mà ta không hay biết hay không thèm biết. Có những điều xảy ra vào một ngày không đẹp trời nào đó mà ta vẫn gọi là “bất thình lình”, thực ra lại đang được nuôi dưỡng qua từng ngày.

Sớm mai tỉnh giấc chợt tự hỏi mình: Lẽ nào ta cũng chỉ như một con ếch?

Thái Lộc An Khang’s blog Comments: May quá, golddawn la mot con nhái chứ không phai con ếch. Nếu là con ếch chắc giờ coi trời bằng vung rồi. Hehe

“Nước loạn mà kẻ sĩ giàu là kẻ sĩ nhục, nước trị mà kẻ sĩ nghèo là kẻ sĩ nhục”- đất nước loạn lạc mà kẻ sĩ giàu thì đó là kẻ ích kỷ chỉ biết lo thân, đất nước thái bình mà kẻ sĩ nghèo thì đó là kẻ bất tài không nuôi nổi mình. Trong thời buổi kinh tế thị trường mà cái lẽ hưng suy trị loạn như gió mây biến đổi vô thường thì quả cũng khó mà lấy sự thành đạt hay tài năng để phân định chuyện thị phi vinh nhục của kẻ sĩ, nên không lạ gì mà hiện tại dường như ngày lại càng có nhiều hơn những kẻ “trung ẩn” không cần có công, chỉ cần không có tội để “bảo toàn thân mình”, từ bỏ thiên chức kẻ sĩ để làm công chức. Nhưng thế nước chưa yên, lòng người chưa định, liệu trong những kẻ sĩ Việt Nam hiện tại có bao nhiêu kẻ dám nối bước cha ông dấn thân theo con đường khổ nhục, cam chịu thua thiệt, thậm chí ăn đói mặc rách, đọc sách hai mươi năm để nói một câu mà dấy được cơ đồ?

Cao Tự Thanh Source: Tia Sang (http://www.tiasang.com.vn/news?id=2897) Comment: Không biết mình có phải kẻ bất tài không. Nhưng xin nói thật, chí khí của tác giả lớn quá, cái này mà ở thời kỳ phong kiến đến được tai quan hay vua thì chắc tác giả bị gán cho cái tội có ý định làm loạn và được chém đầu là cái chắc. Golddawn trích dẫn lại thấy cũng hơi thảng thốt về ý tứ của đoạn trích này. Golddawn đăng là để đọc xong rồi thôi, gió thổi đi mất, đừng có bình luận gì thêm kẻo mà vấn vương. Nhưng nói di nói lại thì công nhận ông bà mình hồi thửa xa xưa thật đáng mặt nam nhi ví dụ như Cao Bá Quát thì viết thể hiện cốt cách nam nhi:

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Hay Nguyễn Công Trứ nói về chí khí làm trai

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

Và Huỳnh Thúc Kháng đã khóc Trần Quý Cáp bằng bài thơ sau:

Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn

Nhứt quan thác lạc vị thân tồn

Trực lương tân học khai nô lũy

Thùy tín dân quyền chủng họa côn.

Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng,

Nha Trang thu thảo khấp anh hồn

Khả liên nhứt biệt thành thiên cổ

Đà Nẵng phân trầm tửu thượng ôn.

Dịch:

Gươm xách xăm xăm tách dặm miền

Làm quan vì mẹ há vì tiền

Quyết đem học mới thay nô kiếp

Ai biết quyền dân nảy họa nguyên.

Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,

Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng,

Chia tay chén rượu còn đương nóng,

Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.

Các bài phía trên rất hữu ích, đọc thấy nhiều điều thú vị . Riêng bài cuối cùng không giúp ích được gì cho Nghiên cứu khoa học cả !!!

Hi chocolatenoir. Your comment is definitely true. I have no objection. But…does it not help you thinking at all? I post it because I want you, all guys, to have a good orientation in your future career as a scientific worker. Does that make you feel any sense? Thank you for your comment. Golddawn

Dont think at all. Just do good job. Live with a little more latitude and finally you will see that everything is OK. Science, at the end, belongs to humanity, not you or them. We are doing research and our results contribute to the development of science in general. If you always think about Vietnam, application of your researches under Vietnam conditions, that 's fine but you constrict yourself also. Be a civil of the world.

Hi Ngoc Tu, I think you have misunderstood what I mean when I have opened this thread. It was not about application of anyone’s research under Vietnam condition (although I don’t really understand what you mean by saying that). I suggest here not about that kind of thinking but about the way (or basic human characters) of conducting scientific works. I don’t mean being a civil of a world could make you better if in your mind you could not get what is a basic things (right things) or not. Furthermore, What I mean have no matter relevant to Vietnam or the world. It exist inside you not your outer. Sometimes you could not know you do a good job or bad job. Let’s think other way: do your best and be wise to decide. Don’t be pessimistic and too optimistic. Even a smallest thing like atom is itself not simple so why mankind simple. General science belongs to humanity, I totally agree but not science. We pay a so expensive cost for finding new thing so what is the reason it can not belong to me or you. This thing give rise to Intellectual Property and the widely accepted rights for its protection. Don’t be silly and day-dream. A last thing. If you don’t think at all about what you do, you will catch fire in your future. Here I mean, Do you really not think at all in your life?. Golddawn

Hi Golddawn,

First of all, I am sorry if I misunderstood what you wrote.

The topic is great but roughly in my feeling , you are aspiring too much and some reality is not as good as you expect. What I commented is not about your topic but some of your opinions. For example, you wrote about:“Chuyện rò rỉ “bầu sữa” khoa học công nghệ”. We all know this but in fact there is no way out. Therefore, I suggested you just forget it and dont think about it anymore. Think about science and only science, you will feel better. Vietnam is our hometown but it is not an ideal place for doing research. Concentrate on science (chemistry), that is what I want to talk to you.

I am not day-dreaming or too much pessimistic. We are all doing research and you know that there are no easy things for us to do. I have never worked less than 12 hours a day and I think so you do.

Hi các bạn,

Nói chung là ai cũng có cái lý và suy nghĩa sắc sảo trong vấn đề này. Ở đây chúng ta đều thấy rõ hai chuyện là : làm nghiên cứu khoa học và quản lý nghiên cứu khoa học. Cả hai đều có một điểm chung : xác định mục tiêu theo đuổi. Nếu anh là người làm nghiên cứu khoa học thì rất rõ ràng mình sẽ phải tự hỏi mình nghiên cứu cái gì, để làm gì, nghiên cứu cho ai với ai, thời điểm nào và cách thức tiến hành như thế nào. Người làm quản lý nghiên cứu khoa học thì sẽ phải tự hỏi rằng chúng ta sẽ và đang quản lý dự án nào, chúng ta cần ai, kỹ năng kiến thức nào, các rủi ro nào cần phòng ngừa, hổ trợ tài chính và hành lang pháp lý ra sao,… Nhưng theo thiển nghĩ , có sự chệch hướng trong vai trò của 2 việc này. Người làm công tác nghiên cứu nhiều khi phải kiêm luôn vai trò quản lý và ngược lại. Hậu quả tất nhiên dễ thấy và dễ hiểu…tại sao có nhiều chuyện làm bức xúc bà con.

Với mục này, tôi cần nhấn mạnh, trong mọi phương pháp luận nghiên cứu, chúng ta đều thấy điểm nhấn là " team work" - làm việc theo đội nhóm. Không có công trình khoa học này trên thế giới hiện nay có kết quả nhanh, chính xác, đột phá chỉ do một cá nhân. Cho nên, từ cổ chí kim, luôn có một công thức khép kín cho phương pháp luận trong nghiên cứu là: " thu thập -trao đổi- đúc kết - chia sẻ" - Nhóm làm việc

Chúc các bạn có thể nghĩ ra thêm về điều này.

Chắc golddawn viết tiếng Việt đi cho bà con dễ hiễu (Tại Tiếng Anh còn kém, viết hoài sợ người ta cười, hehe). Chắc Teppi làm trong khoa Hóa, DHKHTN quá, mà chắc đang làm quản lý khoa học và nghiên cứu khoa học nữa hay sao mà nói ra thấy giống như người trong cuộc quá. Giỡn thôi chứ Golddawn đâu biết Teppi là ai, Golddawn đoán mà không dám chắc hehe, chắc nhờ Teppi xác nhận. Thực ra, golddawn post mấy bài nầy để là đọc chơi, ai suy nghĩ thì suy nghĩ, ai không thì thôi, nói theo tiếng Việt là chẳng chết ai. Golddawn chả phải rảnh hơi để mà bức xúc mấy chuyện này, mệt mỏi lắm để hơi sức đi làm việc khác (hehe, kiếm tiền chẳng hạn). Nhưng phải nói một điều là phải có ai đó đứng ra lên tiếng về các nhức nhối trong, nói rộng ra là xã hội, nói hẹp ra là trong nghiên cứu khoa học. Bức xúc để làm gì, phản ánh cho cái gì, đòi hỏi cho ai, thì golddawn chỉ làm có một việc là tập hợp các bài viết (hầu hết là của các giáo sư đầu ngành, mà kỳ lạ ai cũng thấy rõ hết mà không làm được, lúc nói được thì cũng sắp về hưu, hehe chắc Golddawn cũng sẽ về hưu rồi sẽ lớn tiếng bức xúc, hehe). Thỉnh thoảng golddawn cũng lấy các bài viết về các suy nghĩ khác trong cuộc sống, không chỉ riêng trong khoa học để cho các bạn, nếu thực sự là các bạn thấy mình có những nét giống vậy, đọc để mà nghiệm lại mình. Cái dở nhất ở đây là bài viết đó không phải golddawn viết, mà lấy của người khác (hehe so mình một tí với Lý Bạch,trong câu chuyện này, Lý Bạch một hôm tới Hoàng Hạc Lâu tham quan, định làm một bài thơ, nhưng chợt phát hiện ra bài thơ trên vách trụ của Hoàng Hạc Lâu do Thôi Hiệu sáng tác thì mới không sáng tác nữa, có sáng tác thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, phục là phục Lý Bạch chỗ đó, cái gì mà mình không bằng người ta thì thừa nhận không bằng, chứ không cưỡng ép rằng ta đây giỏi hơn hay đố kỵ tài năng).

From wikipedia: Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:

[b]Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu...


Dịch nghĩa:
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu [/b]

Cái lấy này golddawn không xin phép, (có biết người ta ở đâu mà xin phép trời) nhưng cũng không thể gọi là ăn cắp (hehe) tại vì golddawn có nghi xuất xứ và link tới bài viết gốc. Ngoài ra còn một lỗi nữa mà chưa thấy ai nói là golddawn đã vi phạm nội quy diễn đàn, nhưng nếu không copy and paste thì cái bài viết nó cụt lủn, hơn nữa người đọc phải mở trang mới, mệt lắm, thôi golddawn làm luôn một thể. Golddawn hoàn toàn hiểu những ý kiến trong thread này, nếu không muốn nói là cám ơn các bạn đã thank cho cái thread này, các bạn thank chứng tỏ các bạn có quan tâm , các bạn không muốn nó xảy ra như vậy, các bạn muốn mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Hehe, chỉ có vậy thôi. Nói tóm lại, như golddawn đã nói, đọc để biết, biết rồi thì phải làm cho đúng, biết rồi mà vẫn làm trật lất thì thôi đừng đọc, đừng học, nếu biết nó đúng thì cũng phải nói cho người khác đừng có làm trật, (hehe, đòi hỏi nhiều quá). Bye,

hi anh golddawn và mọi người Tiếc là anh không tham gia được buổi offline đầu tiên của chemvn, đây chính là nội dung chính của buổi thảo luận. EM chỉ có ý kiến thế này, tìm ra vấn đề chỉ trích thiệt sự không quá khó, tìm ra giải pháp mới là khó, và đó là hướng mà e muốn mọi người đồng lòng vắt chất xám để nghiên cứu hướng đi tiếp tục to ngoctukhtn: Em càng đi càng học rộng, em sẽ hiểu sự quan trọng của cái gọi là văn hóa và tinh thần dân tộc, em có thể hết mình vì khoa học với suy nghĩ cống hiến cho nhân loại, nhưng vấn đề nhân loại rất to lớn, rất nhiều vấn đề cần bàn tay của em và em nên biết chọ lọc. Đến 1 lúc nào đó, em sẽ lại đem câu hỏi “tôi là ai” ra và suy nghĩ. Anh vẫn suy nghĩ mọi vấn đề của VN hoàn toàn có trách nhiệm của mình và mình hoàn toàn có thể thay đổi được, tất cả do quyết tâm và nhiệt huyết thôi của chính bản thân mình. Anh không biết em đang làm gì, hình như là PhD ở Mỹ thì phải, đến khi vào đề tài thực sự, em có thể phải đối mặt với sự thật là công trình nghiên cứu của mình chỉ mang nhiều về giá trị kinh tế chứ không hẳn là đóng góp kiến thức vào ngôi nhà khoa học, đó là điều mà e cũng nên chuẩn bị tâm lý trước chúc sức khỏe mọi người

Mình rất vui khi thấy có thêm một ý kiến về vấn đề này. Ở chổ mình làm, mình luôn có một khẩu hiệu là: " Bing me solutions, don’t call problems" hoặc " We are a team. One team - One voice" From Huy ngoc

em thực không đủ trình độ để nói nhiều, cũng càng không có đủ trình độ để tham gia vào những bàn luận mang tính vĩ mô như thế này .như em nghĩ xàng đi xa càng hiểu xâu thì căn bản càng quan tròng cũng tương tự như vậy càng đi xa ta càng có nhiều hiểu biết về bên ngoài để biết ta cần gì cho cái có tên là thực tại của xã hội tốt hơn thôi chứ chỉ chỉ chích nó và chê bai nó thì đâu có ích gì nếu không có làm được gì cho nod thì ít nhất cũng xin đừng làm nó tệ hơn, bên cạnh đó cũng chia xẻ cùng các anh là phải nhận định đúng về hiện tại mới mong có một tương lai tốt đẹp hơn, tuy nhiên không thể vì cái kém của những cá nhân hiện tại mà bạn gặp hay hien tại mà nói cả một xã hội đó không có những người luôn cố gắng và lỗ lực vươn lên được đúng không ạ! em không cố chỉ trích ai mà chỉ mong bầy tỏ quan điểm của một người còn rất kém hiểu biết nhưng luôn mong muốn làm được gì đó xho cái xã hội đã cho mình được sống được học tập và biết thế nào là một con người có ích trong xã hội. nếu em quá lời thì xin nỗi các anh !

Hi anh Nguyên,

Em còn ít tuổi, cũng chưa đi nhiều như mấy anh nên còn ít kinh nghiệm. Thật ra em không phải vô cảm nhưng có đi nhiều mới thấy nước mình còn lạc hậu quá. Bên cạnh việc học em còn có một công ty nho nhỏ ở Việt Nam chuyên làm nghiên cứu khoa học và công nghệ, cũng có hai công nghệ nhỏ được ứng dụng trong sản xuất. Phải nói thật sự là không ở đâu có trình độ quản lý khoa học kém như ở Việt Nam. Mình làm ra được sản phẩm đã khó, thế mà đăng ký tiêu chuẩn cho sản phẩm còn khó hơn. Tất nhiên là người sản xuất đâu ai tiết lộ bí mật công nghệ được. Lằng nhằng với các vị ấy mãi mới xong được. Mà khổ nỗi trình độ khoa học của các vị ấy có là bao, giỏi lắm là tốt nghiệp đại học thế mà cứ hoạnh họe thế này thế khác. Sản phẩm của mình giá rẻ chỉ bằng một nửa của sản phẩm nước ngoài, như vậy là làm lợi cho người tiêu dùng thôi. Mà khổ hơn nữa là sản phẩm của nước ngoài bán đầy trên thị trường thì các vị ấy lại chẳng quản lý được, thậm chí chẳng biết đến một thông số nào của nó còn của mình thì cứ đè ra mà hỏi. Chưa hết, mình bán hàng nhưng mà làm việc hầu như là với bộ phân vật tư của công ty khác. Co nơi thậm chí còn chẳng để ý đến chất lượng, chỉ cần mình tăng giá gấp đôi để ăn vào số tiền ấy. Mình thì chỉ được lấy tiền như cũ nhưng lại phải chịu thuế nhiều hơn.

Đôi lúc nghĩ đến mấy chuyện này, thật sự cám cảnh cho Việt Nam. Không biết đến bao giờ nước mình mới phát triển được.

Chia sẻ với ngọc tú một tí: Read: http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/07/791325/ Comment: Botay.com, hết PMU 18, giờ ló ra cái khác, có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa vừa thôi, ăn quá béo lên rồi đi sao mà nổi, hehe. Golddawn không dám lấy tin trực tiếp đưa (Golddawn sợ vạ lây đó mà, hehe). Ai muốn tìm hiểu thêm thì lên trang web của báo Nhật đọc (http://www.yomiuri.co.jp/dy/national/20080808TDY02301.htm and http://www.yomiuri.co.jp/dy/national/20080806TDY02309.htm)

Golddawn kết liễu Topic này tại đây. Thanks