Nối pi tiếp cách

Moi có 1 théc méc nhưng ko bít nó nên nằm trong box nào. Giờ liều post vô box hữu cơ mong các a e giúp đỡ. Cảm ơn các a e trước nhé! Hợp chất có nối pi tiếp cách thì thường có màu. Vậy nguyên nhân là do đâu? Các a e giải thik rõ ràng nhé! Thanks a e a lot!!!

Hợp chất hữu cơ có nối pi tiếp cách thì có sự cộng hưởng, đôi điện tử pi có khả năng dịch chuyển lên mức năng lượng cao hơn và khi trở về mức năng lượng cũ thì phát ra bức xạ nằm trong vùng khả kiến và do đó ta thấy được màu.

Nên lưu ý không phải hợp chất nào có hệ thống liên kết pi tiếp cách đều có màu! Ví dụ như benzene là chất lỏng không màu (colourless) mặc dù có hệ thống liên kết pi trong phân tử. Chỉ có những hợp chất hấp thu bước sóng trong vùng khả kiến để chuyển dịch điện tử từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích thì mới có màu. Màu thấy được chính là màu của các bước sóng còn lại.

Trong lý thuyết phổ UV-vis có trình bày về lý thyết này. Khi hợp chất hấp thu bước sóng nào (khoảng bao nhiêu nm), thì màu thấy được sẽ là màu gì, loại chuyển dịch nào sẽ xảy ra.

nhưng theo bi nghĩ thì ý của anh tamhoan là tại sao sự cộng hưởng lại làm cho bước sóng hấp thụ dài ra để rồi có khả năng rớt vào vùng vis :khoa (

Ở đây không hẳn mọi nối pi tiếp cách đều có màu, chỉ khi có một số lượng lớn nối pi tiếp cách mới có màu. Càng nhiều nối pi tiếp cách thì bước sóng hấp thụ càng chuyển dần về vùng Vis. Về lý do giải thích thì theo bản thân tớ có thể nói như sau: khi số lượng nối pi tiếp cách càng tăng thì giá trị các mức năng lượng cũng tăng lên. Điều này làm cho trị deltaE = E(LUMO) - E(HOMO) cũng tăng theo nên giá trị bước sóng hấp thụ cũng tăng. Mọi người cho ý kiến ^^

cái này mình xin có ý kiến như sau :Điều này làm cho trị deltaE = E(LUMO) - E(HOMO) cũng giảm theo nên giá trị bước sóng hấp thụ cũng tăng. vì E =hC/ lm:) ( khi lm:) tăng thì ----> E sẽ giảm ) :sangkhoai :ungho ( thân

Sorry các toi nhé. Các toi chưa giải thích cụ thể như moi mong muộn Nếu cứ giải thích chung chung sự dịch chuyển điện tử ứng với năng lượng của ás trong vùng VIS thì…e rằng bất cứ ai từng đọc qua ánh sáng liên hợp cũng giải thích theo kiểu này được nhưng cách này quá chung chung, ko rõ ràng. Còn vụ benzene thì ko có trong trường hợp moi nói ở đây. Benzene có HỆ THỐNG LIÊN HỢP PI, chính điều này làm cho benzene & họ benzene có những hóa tính rất khác so với các hợp chất có NỐI PI TIẾP CÁCH. Bicycle2007 đoán sai ý mình rùi. Zero nói gần đúng nhưng có chỗ chưa đúng là “Càng nhiều nối pi tiếp cách thì bước sóng hấp thụ càng chuyển dần về vùng Vis.”. Theo mình đọc được trong 1 quyển sách thì: “hợp chất hữu cơ có lk pi tiếp cách hấp thu tia tử ngoại”, “số nối đôi tiếp cách tăng làm giá trị lamđa max dịch chuyển về fía bước sóng dài hơn”, “tăng thêm 1 nối đôi thì lamđa max tăng 30nm”. Theo như các bước dịch chuyển mình đọc được trong sách là từ 200nm —> 800nm, isopren hấp thu ás 222nm thuộc vùng tử ngoại nên ko màu. Nhưng mình ko hỉu là các bước chuyển điện tử của nối pi tiếp cách thuộc vùng UV-VIS thì mần răng ta bít được khi nào hợp chất ấy có màu? Phải chăng là chỉ có thể dựa vào thực nghiệm?

Vấn đề này nhìn chung cũng khá đơn giản về mặt lập luận lý thuyết ! Trước hết check lại bài post của zero, cha này nhầm tai hại, càng nhiều nối tiếp cách thì deltaE phải giảm chứ !

Như ta đã biết các hợp chất hữu cơ đều cấu tạo cơ bản từ các liên kết cộng hóa trị, và khi hợp chất bão hòa (saturated compound), các liên kết trong hệ thống bấy giờ toàn sigma, và như ta đã biết sự xen phủ trục làm cho các liên kết tạo thành bền. Bền ở đây theo mặt năng lượng mà xét thì orbital bonding và antibonding có năng lượng chênh lệch nhau lớn, thường thì bonding hạ năng lượng xuống nhiều, antibonding tăng năng lượng lên nhiều, chính vì vậy bước chuyển electron khi nó được hấp thụ năng lượng sẽ khó khăn, đòi hỏi năng lượng lớn, do đó bước sóng lớn => nằm ngoài vùng khả kiến.

Khi hệ thống là liên hợp (pi tiếp cách), các orbital trong hệ thể hiện màu lúc này nằm ở hệ thống pi (pi system), và sự liên hợp làm cho HOMO pi tăng lên, và LUMO pi giảm xuống về mặt năng lựơng. Chính điều này làm “xác suất” các electron pi hấp thụ năng lượng khả kiến để di chuyển từ HOMO –> LUMO cao hơn, và do đó các hợp chất liên hợp thường có màu.

Chuyện còn lại (đáng lẽ phải nói trơớc) là nguyên nhân có màu, khi chùm sáng trắng (khả kiến) đi qua phân tử, phân tử hấp thụ một phần hay toàn phần chùm tia ấy (thực chất là electron hập thụ năng lượng), và các tia ko bị hấp thụ có thể tổ hợp lại hình thành màu sắc tới mắt chúng ta. Rất đơn giản phải ko !

Thân ! :nghimat ( :nhau (

Hic, chắc lúc đấy đang… buồn ngủ nên ngu ngu tí T_T Nói chung về vấn đề màu sắc này chung quy vẫn chỉ là sự hấp thụ năng lượng ánh sáng khi e chuyển từ HOMO lên LUMO mà thôi. Còn màu nào thì do phân tử hấp thụ chùm tia nào, để các tia còn lại tới mắt ta tạo thành màu sắc mà ta đang thấy (tức là màu phụ so với màu chính bị hấp thụ) Ok hết cả chứ ^^

Ngoài hợp chất hương phương (thơm) là chất lỏng không màu như benzene, toluene hoặc chất rắn màu trắng như naphthalene, antracene rất nhiều hợp chất mạch thẳng khác có hệ thống nối pi tiếp cách vẫn không có màu như: CH2=CH-COOH acid acrylic là chất lỏng không màu hay HOOC-CH=CH=COOH: acid fumaric và acid maleic đều là chất rắn màu trắng. Mình chỉ muốn chứng minh không phải lúc nào một hợp chất hữu cơ có hệ thống nối đôi tiếp cách hay liên hợp đều có màu. Mà chúng phải chứa một số nối đôi nhất định để có hệ thống điện tử rất linh động mới có thể thực hiên chuyển dịch điện tử ở mức năng lượng thấp của vùng ánh sáng khả kiến như các bạn khác đã đồng ý.

Ở đây nhân tiện mình muốn làm rõ thêm về thuật ngữ. Do hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm địa lý nên giữa các vùng, miền có từ dùng khác nhau để chỉ cùng một sự vật và sự việc. Ví dụ cái chén ăn cơm (tiếng miền Nam) được gọi là cái bát ở miền Bắc. Các bạn có thể tự tìm rất nhiều ví dụ khác.

Trong hóa học cũng vậy, có nhiều thuật ngữ khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc để chỉ cùng một sự việc như ví dụ nhỏ dưới đây.

Hiệu ứng cộng hưởng thường được ký hiệu là R (miền Nam) hay C (miền Bắc) và đôi khi còn ky hiệu là M (xuất phát từ chữ mesomeric)

Chữ “conjugation” miền Nam hay dịch là “tiếp cách” còn miền Bắc dịch là “liên hợp”. Tương tự “hyperconjugation” được gọi là “siêu tiếp cách” (miền Nam) hay “siêu liên hợp” (miền Bắc).

Nên tránh hiểu nhầm hệ thống “hệ thống nối pi tiếp cách” khác với “hệ thống nối pi liên hợp”. Đây chính là hai thuật ngữ chỉ cùng một sự việc.

Riêng ở benzene và các arene tuân theo quy tắc Huckel: có hệ thống nối pi tiếp cách cùng phẳng, cộng hưởng khắp vòng và thỏa mãn số điện tử tham gia cộng hưởng 4n + 2 (với n là số nguyên dương) nên chúng được gọi là hợp chất hương phương (miền Nam) hay thơm (miền Bắc). Các thầy ở miền Bắc hay nói là: các arene có hệ thống điện tử pi liên hợp THƠM.

Mình cũng tham gia thảo luận anh em chút. Thực ra nhìn nhận , hay nhận xét sơ bộ 1 chất hữu cơ có màu hay không thì điều kiện cần là chúng có ít nhất là một hệ liên hợp trong cấu trúc. còn điều kiện đủ của nó là mức độ liên hợp ấy tới đâu thì sẽ có màu hay không, ,màu như thế nào… Còn nhìn theo hóa Hữu cơ hiện đại chút thì , màu của một chất chẳng qua tương ứng với sự hấp thụ năng của các điện tử để chuyển từ HOMO lên LUMO. NHư các bạn đã nói trên thì khi hệ thống liên hợp càng “dài” thì deltaE = E(LUMO) - E(HOMO) cũng giảm , nên bước sóng chuyển về bước sóng dài. Vậy thực nghiệm như thế nào. trả lời câu hỏi của

Hợp chất có nối pi tiếp cách thì thường có màu

NẾu nó là chất màu thuộc họ polyene (-CH=) thì mạch phải đến 11Carbon tạo thành hệ liên hợp thì chất mới có màu, tức mức năng lượng chuyện từ HOMO lên LUMO mới nằm trong vùng khả kiến ví dụ như chất màu họ carotene có trong cà rốt. như Beta-carotene ( pi:)(HOMO)-> pi:)*(LUMO) Tức ở đây chất màu chỉ có hệ thống pi liên hợp , theo bản thân mình hiểu đơn giản chỉ toàn liên kết đôi liên hợp.đấy là trường hợp mạch chỉ gồm nguyên tử carbon mà hoàn toàn không có dị tố.

tuy nhiên với trường hợp có những dị tố như Nito hay Oxy thì khả năng donor (acceptor) của các dị tố , cũng như cặp điện tử tự do trên chúng làm thay đổi khá nhiều đến mức năng lượng các HOMO(n) và LUMO( pi:)*

Đối với các hợp chất vòng thơm (hương phương) thì tính màu của chúng cũng nằm trong quy luận chung trên chứ ko có gì đặc biệt ở đây, ví như anh Sooby-Doo có đưa ra anthracene vẫn ko màu nhưng nếu thêm 1 vòng liên hợp nữa là Chrysene C18H12 hay các vòng ngưng tự cao hơn (4 vòng benzene trở lên) ( pi:)(HOMO)-> pi:)*(LUMO)

Vì vậy phần này các bạn quan tâm nên đọc thêm phần lý thuyết trong phổ UV-Vis sẽ rõ hơn/