Phân tích điện hóa

Các em sinh viên hóa phân tích thân mến, các em có thể tham khảo tài liệu về điện cực màng chọn lọc ion trong website A Beginners Guide to Ion-Selective Electrodes. All you need to know about theory and practice of ISE measurements, with comprehensive Electro-chemical Glossary Web này tương đối tốt về tất cả các lĩnh vực mà điện cực màng chọn lọc ion đang được áp dụng, từ đó có các em có thêm những hiểu biết trong công việc và nghiên cứu của mình Thân chào các em :danhnguoi

Có một website nói về các ứng dụng của kĩ thuật phân tích điện hóa hiện đại. Các bạn vào đây xem nhé.

cứu mình với mọi người ơi, mình đang làm đề tài về đầu dò điện hóa nhưng không có sách về phần này, thầy cô hay bạn nào có sách về đầu dò điện hóa thì share cho mình nhé, thật làm cảm ơn trước ha.

Bạn có thể vui lòng cung cấp thêm một số thông tin như: Loại đầu dò điện hóa nào bạn đang sử dụng? Vì thực tế thì có rất nhiều loại đầu dò điện hóa. Bạn cần tìm hiểu thêm cái gì ở cái đầu dò đó?. Vì về cơ bản thì trong các giờ dạy thầy cô đã cung cấp khá đủ thông tin về các nguyên tắc hoạt động của tế bào điện hóa. Khi bạn làm việc thực tế trên nó bạn sẽ khám phá và hiểu hơn các lý thuyết mà thầy đã giảng. Vui lòng cụ thể hóa câu hỏi. Vì sách điện hóa trên diễn đàn này cũng đã post nhiều lắm. Chúc vui.

em đang cần tìm hiểu về những đầu dò dùng cho phân tích, xin thầy share cho em một vài bài về loại đầu dò này, chẳng hạn như xác định nồng độ O2 trong không khí

Nói thật mong cbier01 đừng giận, vậy là cbier01 vẫn đang rất mơ hồ về đầu dò điện hóa?Không biết sao nữa, mình cảm thấy thế. Cbier01 đã học xong môn phân tích điện hóa chưa vậy? Mình rất muốn giúp nhưng mình không rõ là nền tảng kiến thức của cbier01 đang ở mức độ nào. Nếu cbier01 thực sự muốn tìm hiểu về đầu dò điện hóa xác định O2 trong không khí, cbier01 có thể liên hệ cô Trần Thị Ngọc Lan, bộ môn hóa lý, tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật về vấn đề ô nhiễm không khí. Mình tạm thời gửi 3 bài báo sau, cbier01 nếu rảnh có thể xem qua vì nó liên quan tới việc trả lời câu hỏi cho cbier01. Xem bài báo không nhất thiết là hiểu hết, nó chỉ đem lại ý tưởng để trả lời câu hỏi. Mình có thể bàn luận thêm quanh vấn đề này. Nó thú vị lắm đó! Chúc vui.

em cần gấp một số tài liệu về phương pháp điện mao quản (capillary zone electrophoresis method). Có thể giúp em được không ạ. Càng sớm càng tốt. Em xin chân thành cảm ơn

Tài liệu cơ bản về điện di mao quản thì bạn hãy tới gặp trực tiếp thầy cô ở Bộ Môn Hóa Phân Tích để hỏi mượn. Đặc biệt cuốn The Essence of Chromatography, của Colin F. Poole. Đây là cuốn sách khá hoàn chỉnh về các kỹ thuật sắc ký. Tài liệu ở dạng pdf tôi gửi cho bạn là những bài báo tổng hợp đánh giá (review) về kỹ thuật này ỏ khía cạnh thực tiễn áp dụng. Khả năng đáp ứng và ghép cặp của kỹ thuật này đã mang lại cho nó tầm ứng dụng rất lớn trong thực tiễn. Hy vọng giúp cho bạn có một cách nhìn mở về kỹ thuật này. Chúc vui.

Hi Night WInd! Sao ma cau tim duoc nhung tai lieu hay the, cam on ban rat nhieu, nho no ma minh hieu them nhieu dieu, minh dang su dung may dien di cung dang gap mot so kho khan, khong biet ban co dang chay mau tren may CE khong de minh trao doi cung ban mot so kinh nghiem hen! Mong nhan hoi am cua ban som! Chao!

Em vừa đăng ký vào Diễn đàn thế giới hoá học, em đã đọc rất nhiều bài thầy viết.

Đây quả là một trang hữu ích cho việc giao lưu, học hỏi. Hihi, em cảm ơn thày là thành viên tích cực của diễn đàn! Em hy vọng mình cũng sẽ làm được một điều gì tương tự như vây.

Em bày tỏ lòng cảm ơn và mong thày luôn tích cực tham gia diễn đàn hơn nữa!..

mình đang học phân tích điện hoá. cô mới dạy điện trọng lượng nên mình post bài lên cho anh em thảo luận sẵn mình học luôn :it (

1)tính điều kiện điện phân Cu có kể đến quá thế điện phân Cu(ClO4)2 = 2M H2SO4 = 1.5M bằng điện cực Pt (anod và catod) cho biết quá thế oxi trên điện cực Pt là =0.52 v mật độ dòng : Is=0.01 mol/cm2 2) giả sử trong suốt thời gian điện phân người ta thiết lập 1 điện áp là 2.5v. tính nồng độ Cu2+ trong dung dịch? CH+= 2M P =2atm chúng ta cùng học tập, có gì xin mấy huynh giúp đỡ

II) các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sản phẩm để kết quả định lượng chính xác, kết tủa thu được cần thỏa điều kiên:

  • hoàn toàn bám chặt trên bề mặt điện cực -điện phân chọn lọc để có sản phẩm tinh khiết
  1. các yếu tố ảnh hưởng a) điện cực b)quá thế c)mật độ dòng d)dung dịch điện phân -khuấy trộn dung dich -nhiệt độ -cân bằng hóa học
  • pH E0 Mn+/M <0 ---->MÔI TRƯỜNG PHẢI LÀ BAZE (*)

E0 Mn+/M >0 -----> acid (**)

có thể giải thích tại sao môi trường phải là baze đối với (*) và acid (**) ?

-khi nào thì ta biết điện phân kết thúc ví dụ: như Cu2+ điện phân hết mà ko cho H+ bị điện phân?

-tại sao khi đó ta ko được ngắt dòng điện khi điện phân?

-khi điện phân băng điện cực lưới Pt có 1 cái lớn và 1 cái nhỏ. vậy cái điện cực lớn ta mắc bên anod hay catod? tại sau?

:yeah (

tính toán điều kiện để tách băng điện phân Ecatod =? tách Ag trong dung dich gồm AgNO3 10-2 M và CuSO4 2M Eo cu2+/cu =0.34v Eo Ag+/Ag=0.779v

ko ai tham gia giả thế nhỉ vậy mình tự biên tự diễn vậy có gì chỉ giáo nhe ! Ag được xem như tách hoàn toàn khi nồng độ (Ag+) còn lại trong dung dịch bằng 0.001% nồng độ ban đầu. (Ag+) còn lại = 10-2*0.01%=10-6 M thế áp vào catod để chỉ tách hoàn toàn Ag từ hỗn hợp thì phải thỏa mãn điều kiện sau : Ecu2+/Cu<Ecatod<EAg+/Ag

ta có : EAg+/Ag =0.779+0.059lg10-6 =0.425 v Ecu2+/cu=0.34+0.059/2*lg2 =0.349v vậy ta kết luận là xong mấy huynh trả lời mấy câu hỏi của đệ ở trên dùm. với tham gia vạo mục này coi

huynh BM trả lời gấp dùm đệ cái ĐỀ : điện phân dung dịch NiSO4 0.1M có PH=2 dùng điện cực Pt. 1)tính thế catod cần thiết để có Ni kết tủa ở catod 2) Tính điện áp cần tác dụng để có quá trình điện phân đầu tiên 3)Tinh điện áp phải tác dụng để [Ni]2+ còn lại bằng 1*10-4 M. E0 Ni2+/Ni = -0.23 v E0 02/H2O =1.23 v quá thế nuy02 =0.8 v điện trở bình điện phân R =3.15 (om) I =1.1 A

huynh xem đệ giải sai chỗ nào dùm mai đệ kiểm tra rồi

GIẢI

anod : H20 -2e —>1/2O2 + 2H+ 2 SO42- -2e ----> S2O8(2-)

catod

Ni2+ +2e ----> Ni
2H+ +2e ----> H2

  1. để cho thế catod có Ni kết tủa ở catod, thì Ec < Ec’ E Ni 2+/Ni = Eo + 0.059/2 lg[Ni2+] = -0.26 v[SIZE=3]vậy Ec = -0.26+ IR =-0.26+ 1.1*3.15 = 3.2 (v) cái này quá thế diện trở trừ hay cộng, hay là ko cộng vào?[/SIZE]

E02/H20 = E0 +0.059 lg [H+]=1.25 (v) Eo S2O8(2-)/SO42 =2 (v)

vậy ở anod H20 điện phân trước

catod ta có 2H+ +2e ----> H2 xảy ra trước

EC = Eo +0.059lg [H+] = -0.118 v

anod : H20 điện phân trước

E02/H20 =1.25 (v)

E2/H20 =1.25 +0.8 ( quá thế oxi ) = 2.05

E =Ea -Ec = 2.05 - (-0.118)+ IR = 5.633 (v) E=

trùi tự biên tự diễn luôn vậy tự hỏi tự trả lời luôn anod : H20 -2e —>1/2O2 + 2H+ 2 SO42- -2e ----> S2O8(2-)

catod

Ni2+ +2e ----> Ni 2H+ +2e ----> H2

  1. để cho thế catod có Ni kết tủa ở catod, thì Ec < Ec’ E Ni 2+/Ni = Eo + 0.059/2 lg[Ni2+] = -0.26 (v) không có + quá thế điện trở vì nó ko ảnh hưởng đến catod E= Ea +Pa -(Ec+Pc)+ IR vậy thế trên catod E’c =Ec +Pc (với Pc =là quá thế trên catod mang dấu âm, do xảy ra trên cực âm)

mấy câu còn lại cũng ko khó có gì mấy huynh , đệ giả thử cho vui. mình mới ngộ ra có gì thông cảm nhé

Trong chuẩn độ oxi hóa - khử dd Fe2+ bằng KMnO4 dùng phương pháp điện thế kế với cầu muối Aga, điện cực so sánh là calomel, điện cực chỉ thị là Pt. Vậy bi giờ ta thay Pt bằng Pd, Pb có được ko? Tại sao? Các a e giúp moi với nhé! Chân thành cảm ơn các a e!

được ko có vấn điện gì đâu vì thực ra nó chỉ là điện cực trơ thôi ko tham gia vào quá trình :chautroi đâu

Vậy khi ta thay Pt = Pd thì giá trị thế đo được có khác so với khi dùng Pt? Nếu có thì giá trị thế đo được bằng điện cực Pd lớn hơn hay nhỏ hơn khi dùng điện cực Pt? Tại sao? Các a e giúp moi với nhe. Thanks các a e nhìu!

Tieulytamhoan neu dang o DHKHT TpHCM thi lien he voi thay HOANG, thay HAI, co LAN, co THOA o Bo mon Hoa ly -KHoa HOa hay thay Hoai ANh, thay Minh Truc o Bo mon Hoa Phan tich la nhanh nhạt