phân tích sắc kí

mình muốn hỏi cơ sở khoa học của phương pháp phân tích sắc kí là gì? thứ hai, ai có thể giúp mình tìm hiểu về nhiệt độ sôi của H2SO4 trong dung môi là CH3COOH nguyên chất được không? Cảm ơn rất nhiều!

Theo mình thì phân tích sắc kí dựa trên cơ sở tính chất lưỡng tính sóng và hạt của ánh sáng và sự di chuyển của electron từ mức năng lượng này lên mức năng lượng cao hơn trong một khoảng thời gian cực ngắn (do nhận được năng lượng từ các hạt photon của ánh sáng) rồi nó lại quay về vị trí ở mức năng lượng cũ, khi e di chuyển từ mức năng lượng cao về năng lượng thấp hơn thì năng lượng sẽ được giải phóng ra dưới dạng sóng, tùy vào tần số của sóng khác nhau mà sóng đó có màu sắc khác nhau. Vì mỗi chất có e nằm ở các mức năng lượng khác nhau mà khi phân tích sắc kí thì sẽ có từng màu sắc khác nhau và màu sắc khi phân tích sắc kí thì không chỉ có 1 màu cho mỗi chất mà nó gồm một dãy màu nằm trong 7 màu cơ bản. Đó là ý kiến của mình, 50% là kiến thức 50% là suy luận không chắc đúng hi vọng được các bạn góp ý. Còn vấn đề thứ 2 thì mình không biết mình mới học lớp 11.

Hic bạn giải thích về sắc ký thế này thì không được rồi… hy vọng sau này bạn sẽ có những tìm hiểu đúng hơn về pp sắc ký

Này bạn ơi, bạn ko nắm rõ thì đừng viết như vậy. Bạn hiểu sai hoàn toàn về cơ sở khoa học của sắc ký khí rồi.

Theo mình mới học lớp 11 mà có nhận xét như vậy là tốt rồi. Cố gắng lên em nhé

• Phương pháp sắc kí dựa vào sự phân bố khác nhau của các chất giữa 2 pha động và tĩnh. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phân bố khác nhau của các chất, nhưng chính sự lặp đi lặp lại hiện tượng hấp phụ - phản hấp phụ của các chất khi dòng pha động chuyển động qua tĩnh là nguyên nhân chủ yếu của việc tách sắc kí. • Trong sắc kí chỉ có các phân tử pha động mới chuyển động dọc theo cột sắc kí. Các chất khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. Các chất có ái lực mạnh với pha tĩnh sẽ bị giữ lại mạnh hơn, và ngược lại các chất tương tác yếu với pha tĩnh sẽ bị giữ lại yếu hơn, chính nhờ điều này mà tốc độ chuyển động các chất qua cột sẽ khác nhau dẫn đến việc có chất ra truớc, có chất ra sau. • dựa vào trạng thái tập hợp của pha động, người ta chia sắc kí thành 2 nhóm lớn: sắc kí khí và sắc kí lỏng. dựa vào cơ chế trao đổi của các chất giữa pha động và pha tĩnh mà người ta lại chia các phương pháp sắc kí thành các phương pháp nhỏ hơn: sắc kí pha thuận, sắc kí pha đảo, sắc kí trao đổi ion. –> chào bạn!!!

thứ hai, ai có thể giúp mình tìm hiểu về nhiệt độ sôi của H2SO4 trong dung môi là CH3COOH nguyên chất được không? Cảm ơn rất nhiều!

Còn câu hỏi thứ 2 thì sao? Câu này phải thực nghiệm xác định, mình đâu có máy để đo

h2so4 la 337.25 do c.còn CH3COOH thì ko thấy có số chính xác

Bản chất của sắc ký là phương pháp tách các chất riêng rẽ ra khỏi nhau trong một hỗn hợp nhiều chất. Sau khi tách các chất ra khỏi nhau ta sẽ ứng dụng các phương pháp phổ để định tính cũng như định lượng chất có trong hỗn hợp đó.Người ta phát triển kỹ thuật tách này để tạo nên các máy sắc ký hiện đại với khả năng phát hiện các chất có hàm lượng rất nhỏ. bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này có thể search trên mạng, có rất nhiều tài liệu cho bạn tham khảo thân

chào bạn bạn có thể cho mình biết rõ hơm vềvấn đề [ha thuận pha đảo trao đổi ion? Mình dang gặp tài liệu nói về c-18 colunm

vui long giải thích cho em biết thế nào là rửa giải, giải hấp? em cám ơn

Hi! rửa giải là một khâu trong quá trình chuẩn bị mẫu trong phân tích, mẫu phân tích thường có nhiều loại chất khác nhau (nhất là trong mẫu thức phẩm) vì vậy để phân tích 1 chất cần quan tâm ta dùng phương pháp trích ly pha rắn (SPE) phương pháp này là cho dung dịch qua cột SPE (ví dụ C8) các chất hữu cơ có mạch C dài sẽ được giữ lại trong SPE, còn các chất vô cơ được rửa sạch, sau đó chất hữu cơ cần phân tích được rửa giải ra khỏi SPE, lúc này nồng độ mẫu đã được làm giàu và loại bớt tạp chất, như vậy quá trình phân tích bớt peak tạp hơn, kết quả chính xác hơn. thân chào!!