Polyme->monome

Cho em hỏi polyme sau đây được tạo thành từ các monome nào và cho biết đó là polyme hóa bậc hay mạch ? [-C(CN)(COOC4H9)CH2-]n [-NH-(CH2)9-NH-CO-]n

Cái này theo BM thì chỉ đi từ những monomer đơn giản thôi, polymer thứ nhất thì đi từ alkene tương ứng, polymer thứ hai đi từ aminoacid tương ứng !!! Chúc Tigerchem được điểm cao trong kì thi !!! :liduc (

Bài 1:

Bài 2: hình như bạn ghi thiếu 1 chút, xin nêu ra 2 TH có khả năng xảy ra:

TH1 polymer là thiếu 1 nhóm CO bên trái, khi đó 2 monomer là [right][/right]

TH2 polymer là tuy 2 monomer rất giống nhau nhưng k thể giản lược dc (rút ngắn lại thì ra CT bạn viết), khi đó 2 monomer là: [right][/right]

Các phản ứng này đều là step-reaction polymerization

Anh ơi cho em hỏi về PVC khi pha với DOP có thể làm cho nhựa PVC dẻo, dai nhưng mà tại sao vậy

Một trong những đặc tính của PVC là cứng, đo đó để giảm tính cứng này thông thuong nguoi ta thêm vào chất hóa dẽo, có nhiều loại chất hóa dẽo nhưng chủ yếu là những dẫn xuất của phtalates (DOP) với hàm lượng theo khối lượng là từ 3-70. DOP trộn với PVC làm cho PVC dẻo , dai, là do khi trộn DOP vào PVC thỉ giữa lớp các phân tử PVC sẽ có những phân tử DOP, DOP giúp cho các phân tử PVC trượt lên nhau và dẽo hơn so với PVC nguyên thủy. Giữa PVC và DOP không có xảy ra phản ứng hóa học, tạo nối hóa học mà là sự hòa tan vvà có ít tuong tác vật lý.

Bổ sung một chút với Pluie: Polymer thứ nhất có được qua sự trùng hợp anion vì các nhóm thế trên mạch carbon rút điện tử mạnh Polymer thứ hai:

  • trường hợp 1: mặc dù nếu xét tổng quát thì công thức Pluie viết là không sai nhưng thông thường khi viết công thức của polymer đi từ hai hợp phần thì người ta thường viết ct trong đó có sự góp mặt của cả hai hợp phần này Tức là nhóm amid nằm ở giữa, một đầu là nhóm amino, đầu còn lại là nhóm carbonyl: -[NH-R-NH-CO-R’-CO]- Trong trường hợp của chúng ta thì không có R’
  • Trường hợp 2: Polymer này gọi là PU (poly urethane) Đây là polymer khá đặc biệt Phản ứng trùng ngưng tạo thành polymer không có sự loại ra các phân tử nhỏ Cho nên ngày nay người ta it dùng từ phản ứng trùng ngưng mà dùng tên gọi khác là polymer hoá bậc (step polymerization)

PVC cứng là do nhiệt độ thủy tinh hoá của nó cao hơn nhiệt độ phòng. Về mặt lý thuyết có thể giải thích tính cứng của PVC dựa trên cấu trúc của polymer Do có nhóm Cl gắn vào mạch cảbon, Clo có độ âm điện lớn làm cho liên kết C-Cl phân cực nên các mạch polymer tương tác với nhau theo kiểu tương tác lưỡng cực Tương tác này khiến cho các mạch polymer không thể quay tự do và đòi hỏi cung cấp năng lượng lớn thì mới có thể quay được Vì vậy nhiệt độ thủy tinh hoá cao và polymer cứng ở nhiệt độ phòng Trên quan điểm này người ta đưa vào polymer những chất có khả năng solvat hoá các nhóm Cl để giảm tương tác lưỡng cực giữa các mạch polymer và làm giảm nhiệt độ thủy tinh hoá Đó là các chất hoá dẻo Lượng chất hoá dẻo thêm vào tủy thuộc vào nhiệt độ thủy tinh hoá mong muốn của sản phẩm sau cùng thu được và có thể tính toán theo các công thức trong SGK. Tuy nhiên không thể cứ thêm chất hoá dẻo thì nhiệt độ thủy tinh hoá giảm theo vì lượng chất hoá dẻo thêm vào chỉ tương hợp với polymer ở hàm lượng giới hạn nhất định Ngoài ra khi thêm chất hoá dẻo thì nhiệt độ nóng chảy cũng giảm theo và nếu cứ tăng lượng chất hoá dẻo thì sẽ đến lúc nhiệt độ nóng chảy giảm nhanh hơn nhiệt độ thuỷ tinh hoá và kết quả là khoảng nhiệt độ sử dụng nhỏ lại Do đó việc sử dụng chất hoá dẻo nào và với lượng bao nhiêu cần phải tính toán chặt chẽ