Rắc rối trong thực tập hóa lí 1

Thực tập hóa lí thì hiện bây giờ không biết khi nào mới thi, nhưng chúng ta chuẩn bị trước từ bây giờ là vừa. Cũng bắt đầu từ bài 1, ai có kinh nghiệm gì không nhỉ!!! :tuoi ( :kinhbu (

chemkhtn cũng đã từng trải qua sự căng thẳng của bài thi Thực Tập Hóa Lý I. Khó khăn lúc đó là tại phải vừa học Lý Thuyết vừa học thực tập nên có nhiều vấn đề còn mơ hồ. May mà hồi đó học thầy Mẫn: mỗi lần thực tập thầy bị thầy “quay” lý thuyết tơi tả nên đứa nào cũng lo đọc , tìm hiểu bài trước nhờ vậy hiểu rõ bài hơn nên khi thi cũng không quá tệ. Nói chung là để làm tốt bài thi cần phải nắm vững các nguyên tắc , mục đích của bài thực tập.Hiểu rõ các thao tác cũng sẽ rất lợi.hehe…đề thi có vẽ đồ thị nên hình như cũng hơi mất thời gian.

Nên trang bị 1 cái kính lúp cực tốt chứ của phòng thí nghiệm không được rõ lắm

ở bài số 4, thì ở bình 5 các bạn không cần phải ngâm nước đá, nếu như thấy nhiệt độ phòng là khoảng 30-31. vì như các bạn đã biết nhiệt độ tại điểm cộng tinh là khoảng 32, như vậy sẽ không cần ngâm đá, chưa chắc ngâm đá đã tốt, vì nếu như không ổn định được nhiệt độ ở thau nước đá, nhiệt độ của ống sẽ giảm nhanh, không tốt. những ai làm buổi sáng thì rất tiện, vì thường buổi sáng rất mát. mà ở bình 5(nếu không ngâm đá), thì có thể một đoạn thời gian rất dài bạn ngồi chờ lúc gần cuối (nhiệt độ gần bằng nhiết độ phòng) bạn nên tiếp tục chờ, vì sẽ bất chợt nhiệt độ tăng rất nhanh thì đó là do hiện tượng chậm đông. không sao cả kiên nhẫn chờ thôi, sẽ không ảnh hưởng đến giản đồ pha, thêm nữa các điểm dùng để vẽ trên giản đồ pha của các hỗn hợp đều là điểm gãy, riêng ở bình 5 có điểm cộng tinh(điểm dừng và gãy trùng nhau) sẽ lấy điểm dừng.

ở bài 3, bạn nên làm nhiều lần mới có thể xác định chính xác nhiệt độ được, vì khi đun nóng như vậy, thì nhiệt độ của cả hỗn hợp đều tăng rất nhanh nhưng ở nhiệt kế thì lại tăng không kịp, cho nên khi bạn thấy hỗn hợp bị đục hay rồi đọc nhiệt độ, thì khó có thể đó là nhiệt độ chính xác, cho nên mình nghĩ các bạn nên làm nhiều lần để xác định chính xác.

ở bài 6 và 7, đặc biệt ở bài 7, mình không hiểu sao mà lúc chuẩn độ pha hữu cơ khó hơn rất nhiều so với chuẩn độ ở pha hữu cơ bên bài 6 (nhưng thôi ráng đi mấy bạn he…he), mình có một kinh nghiệm như thế này, khi bạn chuẩn độ bên pha hữu cơ ở cả 2 bài, thì khi cho KI vào rồi, các bạn cho DMHC chứa Iốt thì nên lắc vừa phải cho dd KI có màu vàng(không nên lắc wá lâu, chỉ cần thấy vàng là được) rồi chuẩn độ (lúc này DMHC còn màu hồng) sao cho mất màu vàng, rồi mới lắc erlen tiếp để KI tiếp tục có màu vàng lại. trong khi chuẩn độ bạn nên lắc erlen theo kiểu ly tâm ko nên lắc wá mạnh vì như vậy Iốt dễ bay hơi lắm, khi thấy lớp DMHC chỉ còn màu hồng rất nhạt thì lúc này bạn thả cửa lắc (lắc erlen sao cũng được nhưng hy vọng bạn không bị rớt bàn tay hehe) cho đến khi DMHC không còn màu hồng nữa, nếu dd KI vẫn còn vàng thì nên cho từng giọt Natri thyosulfat cho đến khi dd có màu vàng rất nhạt mới cho hồ tinh bột, cho một giọt thôi nha mấy bạn nếu cho nhìu hồ tinh bột sẽ hấp thu iốt đó, rồi chuẩn tiếp, cẩn thận với cái màu xanh nhạt của hồ tinh bột và màu xanh của thuỷ tinh nha. nếu ai không phân biệt được thì lúc bạn nghi ngờ không phân biệt được thì bạn ghi lại thể tích Natri thyosulfat đã dùng, rồi tiếp tục cho vài giọt Natri thyosulfat vào xem có khác biệt gì không. khi làm xong, thì bạn nên để sẵn erlen ở đó, rồi đổ những dd đã chuẩn độ xong vào đó, chứ cứ đi tới đi lui đến bồn nước vừa mất thời gian mà lại tốn calo. cuối cùng ở bài 7 sẽ phải pha rất nhiều dd hy vọng bạn sẽ không nhầm lẫn dd này với dd kia. dd natri thyosulfat chuẩn độ cho lớp DMHC các bạn nên pha 400ml để dùng, ai khéo tay thì 200ml thôi là đủ. dùng bình định mức cho đong 100ml nước cho vào erlen, rồi dùng bình định mức đó đong tiếp 100ml Natri thyosulfat cho vào erlen, như vậy đã được dd loãng đi 2 lần.

khó vậy à,tớ chưa học nhưng thấy sợ rùi nè.hix.

huhu. mai thuc tap bai 7 ne, kho wa di