sắc kí lớp mỏng

Hi, Các bạn cho mình hỏi màu của các hợp chất tự nhiên trên sắc kí lớp mỏng (TLC, thin laỷe chromatography), ví dụ saponin, flavonid … có màu như thế nào khi sắc kí lớp mỏng (xanh, vàng, tím, đen…). Các bạn có thể trao đổi thêm dựa trên kinh nghiệm làm việc của mình. PS câu hỏi cuối: sắc kí lớp mỏng khác sắc kí bản mỏng như thế nào? Thanks.

Thin layer chromatography : hic cho tớ hỏi như trên theo bạn dịch thì là sắc ký lớp mỏng . hehe vậy sắc ký bản mỏng theo bạn tiếng anh chuyên ngành của nó là thế nào ? :018:( theo mình thì nó vẫn là Thin layer chromatography ). vậy bạn hỏi phân biệt sắc ký bản mỏng và lớp mỏng thì làm sau phân biệt khi nó là 1 nhung tên gọi khác nhau đôi chút ( theo phiên âm tiếng việt).

Phân biệt sắc ký lớp mỏng và sắc ký bản mỏng là câu hỏi của hội đồng trình khóa luận tốt nghiệp, không giống nhau đâu. Thân!

Thật ra theo từ dùng tiếng Việt hai từ này không rõ ràng có thể hiểu chúng là như nhau! Thường Thin Layer Chromatography (TLC) được gọi là sắc ký bản mỏng) để phân biệt với Preparative thin-layer chromatography plate (PLC-sắc ký bản mỏng điều chế hay còn gọi chệch đi là sắc ký bản dày).

TLC hiện nay dễ dàng mua sẵn dưới dạng tráng trên nhựa hay nhôm của nhiều hãng khác nhau như Merck, Aldrich, SAI, … Loại nhựa thì không dùng máy sấy để hiện hình bằng thuốc thử được. Loại nhôm thì hiện hình thoải mái khi dùng heatgun để làm khô bản. Công suất của máy sấy nên khoảng 1200-2000 W để sấy cho nhanh. Khi mua TLC, các bạn đừng quan niệm phải mua lọai đắt tiên mới dùng tốt. Tui chỉ mua loại rẻ tiền nhất và có fluorescene là được rồi. Việc tách tốt hay không là do kỹ thuật chọn dung môi của bạn. Sau khi chạy nhiều cột sắc ký, kinh nghiệm chọn dung môi sẽ tăng lên đáng kể. Thường sau khi chạy khoảng trên 100 cây cột các bạn có thể chọn được đúng hệ dung ly sau khi thử 1-2 lần. Sau khi chạy trên 1000 cây cột gần như các bạn có thể tách được tất cả những gì cần tách.

Về sắc ký bản mỏng điều chế, các bạn có thể mua loại tráng sẵn hoặc tự làm. Trước đây tui thường tự làm vì loại mua sẵn không cho được nhiều mẫu để tách. Loại bán sẵn thường chỉ tách tốt dưới 50 mg mẫu. Tự làm có thể tách được 70-120 mg.

Sau này tui không dùng PLC nữa mà chỉ dùng cột để tách mà thôi. Vì dùng cột tách hiệu quả hơn và có thể tách lượng lớn mẫu. Thường dùng silica gel có kích thước hạt (particle size) 32−63 μm cho hiệu quả tách tốt hơn loại 60-200 μm. Tách bằng cột nhiều khi Delta Rf = 0 hay gần bằng không vẫn có thể tách được bằng cách cho dung ly chảy chậm và tăng dần độ phân cực của dung ly. Trước khi dồn từng phân đoạn nên kiểm tra lại bằng NMR nếu cần hoặc hiện hình bằng vài loại thuốc thử khác nhau vì nếu là hai chất khác nhau đôi khi chúng hiện màu khác nhau trong một số loại thuốc thử hoặc ở bước sóng UV khác nhau (254 nm hay 352 nm). Nếu dùng bản PLC, trường hợp này sẽ không tách được.

Cần lưu ý khi chạy cột yếu tố quyết định spot nào ra khỏi cột trước không phải là giá trị Rf mà là độ tan của spot tuơng ứng của spot đó cới hệ dung ly đang sử dụng. Nhiều khi các bạn sẽ gặp spots 1,2 ra hết rồi đến spots 5,6 sau đó mới đến spot 3 và 4. Nến cứ kiên trì chạy tiếp sẽ lấy được cái mình cần, đừng ngạc nhiên. Và cũng do độ tan tuơng đối của các chất có trong mẫu với hệ dung ly đang sử dụng mà nhiều trường hợp Delta Rf có giá trị rất nhỏ lại được tách dễ dàng so với trường hợp có Delta Rf giá trị lớn hơn nhiều. Khi có nhiều kinh nghiệm, các bạn sẽ biết cách điều chỉnh lượng silica gel, kích thước cột, hệ dung ly thích hợp để tách.

Planar chromatography khác 1 chút với Thin Layer Chromatography

hoặc xem tại: Chromatography - Wikipedia “Planar Chromatography Planar chromatography is a separation technique in which the stationary phase is present as or on a plane. The plane can be a paper, serving as such or impregnated by a substance as the stationary bed (paper chromatography) or a layer of solid particles spread on a support such as a glass plate (thin layer chromatography).”

Thực chất thì sắc ký bản mỏng với sắc ký lớp mỏng được thiên hạ lâu nay dùng với sự phân biệt không khác nhau gì mấy (và vẫn coi 2 thứ là 1), cũng đúng thôi vì tên tiếng Anh của nó lại là như nhau. Theo tôi thì có thì ta có thể hiểu như sau:

  • Về bản chất thì chúng chính là một phương pháp sắc ký đơn giản nhất. Cái tên của bộ môn SẮC KÝ cũng chính bắt nguồn từ đây mà ra.
  • Sắc ký lớp mỏng được dùng với nghĩa bao hàm rộng hơn là sắc ký bản mỏng.
    • Vì đối với sắc ký bản mỏng người ta chỉ đơn thuần là dùng các bản mỏng tráng sẵn (được bán trên thị trường với đế nhôm, nhựa (1 hộp 25 bản 20cmx20cm của Đức), kính (thường của Tàu),… để làm các phép phân tích khảo sát độ phân cực của các chất, sơ bộ về độ tương quan hàm lượng của các chất đó với nhau.
    • Còn đối với sắc ký lớp mỏng thì bao gồm cả: Sắc ký bản mỏng và sắc ký bản mỏng điều chế. Loại bản mỏng điều chế cũng có loại được bán sẵn nhưng rất đắt vì chúng được tráng phủ rất đều và mịn (tăng hiệu suất tách). Nhưng ở các PTN thì để tiết kiệm (không riêng VN) người ta tự tráng lấy để làm điều chế.

Còn về kinh nghiệm chạy SKBM, SKBMDC thì thật khó nói. Mình nghĩ, bạn cứ làm đi, đến lúc vướng ở đâu, hỏi câu hỏi cụ thể thì mọi người sẽ giúp bạn được nhiều hơn và mình sẽ trao đổi tiếp.

Về câu hỏi màu của các hợp chất tự nhiên trên SKBM:

  • Các chất màu thể hiện được màu ngay khi bạn chấm trên bản mỏng đều là màu bản chất của chính nguyên liệu của nó trong thiên nhiên. Nghĩa là, không thể nhìn vào màu mà đoán già đoán non chất đó là gì.
    • Trừ những chất khi làm hợp chất thiên nhiên không mấy ai quan tâm là Chlorophin, nó chính là chất mà mấy ông nhà văn gọi là màu xanh của lá,hehe… nói người ta không quan tâm là vì những chất thuộc họ này rất không phân cực và thường không có tính chất hay cấu trúc gì hay ho để nghiên cứu nữa.
    • Màu của các chất trên SKBM có hoặc là do hỗn hợp màu các chất khác, hoặc là do sau khi phun thuốc thử rồi hơ nóng tạo ra. Nếu bạn dùng thuốc thử là Dragendoff thì chỉ nhạy với các flavonoid và nó cho màu vàng tới cam đậm. Còn dùng với thuốc thử là axit Sulfuric 5-10% thì chất gì có trên bản mỏng cũng hiện hết và đều có màu nâu đến đen thui vì sau khi hơ nóng, hơi nước và dung môi bay đi, H2SO4 sẽ thịt luôn các chất của bạn trên bản mỏng thành than.
  • Quan trọng là khi bạn khảo sát đối tượng gì thì bạn nên chọn loại thuốc thử phù hợp hoặc chuẩn bị tất cả các loại thuốc thử nếu muốn khảo sát nhiều lớp chất.