seminar ve organic chemistry

Em là sinh viên năm 2, khoa hoa. Em muốn xin 1 đề tài để làm seminar.

Hi temple, Mình có 1 số đề tài cho bạn như sau: Phương pháp cảm quan phân biệt đồ nhựa gia dụng có nguồn gốc tinh khiết hay tái sinh. Nhận biết hàn the trong thực phẩm. Phương pháp đơn giản loại bỏ aceton ra khỏi xăng pha aceton. Tìm hiểu về cách thức dập tắt dịch tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm. Hóa chất độc hại trong công nghiệp và phòng thí nghiệm, dự phòng và bảo vệ. Qui trình sản xuất sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Xử lý rác, qui trình và công nghệ. Một số phương pháp sản xuất mỹ phẩm gia dụng. Hóa chất gia dụng, những điều cần biết. Tìm hiểu về những tổ chức hóa học quốc tế. Cơ chế và điều kiện một số phản ứng hữu cơ thông dụng. … HIện bạn đang học năm 2 nên mình gợi ý cho bạn một số đề tài như trên, nếu muốn làm một đề tài “hàn lâm” hơn, mình sẽ cugn cấp thêm. Thân.

cho minh 1 so de tai ve huu co di? minh dang hoc nam 3 !

Hi, Bạn có th6e3 nói rõ bạn cần đề tài gỉ Lý thuyết hay thực nghiệm, làm chuyên sâu hay chỉ general tìm hiểu, muốn làm hàn lâm hay ứng dụng đời sống… Bạn hỏi chung chung quá nên rất khó cho người trả lời. Thân.

ban co the cho minh ca de tai ly thuyet lan thuc nghiem di!

Mình có 1 số đề tài thực nghiệm như sau:

Tìm hiểu về sản xuất cồn khô Tìm hiểu về sản xuất cafe Khảo sát hiện tượng bông gòn tự cháy khi tiếp xúc với super glue (keo dán sắt) …

Đề tài lý thuyết

Tìm hiểu phản ứng diels-alder và các phản ứng đóng vòng khác Tìm hiểu về hợp chất dị vòng …

Thân

Mình xin giải thích thêm về nội dung những đề tài mà mình nêu ra:

Phương pháp cảm quan phân biệt đồ nhựa gia dụng có nguồn gốc tinh khiết hay tái sinh. Nhựa tái sinh có nguồn gốc từ các loại nhựa khác nhau hoặc qui trình sản xuất không đồng bộ (do nhựa đã qua sử dụng ít nhiều cũng bị oxi hoá một phần, liên kết không còn chặt chẽ, giòn và dễ gãy). Tóm lại nhựa tái sinh có tính chất vật lý khác hẳn nhựa được làm từ hạt nhựa tinh khiết. Ví dụ nhựa tái sinh sẫm màu hơn, dễ giòn và dễ gãy hơn, màu đục, không trong suốt, mỏng, nhám, mùi khó chịu… Dễ so sánh nhất là so sánh bao nilong đựng xôi, bánh mì bán trước cổng trường với bao nilong ở siêu thị. Hoặc tinh vi hơn, sau khi uống xong trà sữa, lấy bao nilong và ly nhựa đựng trà rửa sạch, đợi hết mùi trà (cũng là hoá chất từ phẩm màu và hương liệu từ ester!), ta sẽ nghe mùi rõ ràng của nhựa tái sinh. Mình đã thử nghiệm một số cửa hàng bán trà sữa và thấy ít nhất 50% dùng nhựa tái sinh (có nguồn gốc từ rác thải y tế không thì mình không biết). Từ đó bỏ hẳn uống món đồ vừa mắc, độc hại của hoá chất và kém vệ sinh này. Đi sâu hơn nữa chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại nhựa PE, PVC, PP, nhựa hỗn hợp, nhựa polycarbonat… và sẽ thấy 1 câu chuyện rất dài. Cuối cùng ta sẽ biết ngày nay người ta đã biết đến 1 loại nhựa thân thiện với môi trường, tự động tiêu huỷ sau khi chôn dưới đất từ 1-3 ngày và sau phân huỷ có thể cung cấp dưỡng chất cho đất. Loại bao bì này đã được ứng dụng rộng rãi ở châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, từ ngàn xưa ông bà ta vẫn dùng lá chuối, lá dong, và các loại lá khác trong các buổi họp chợ vẫn tốt như thường chứ không cần tràn ngập bao nilong như ngày nay. Trong thời gian tìm hiểu về đề tài này, mình cũng có bất ngờ nho nhỏ rằng ngày xưa, thậm chí nước mắm cũng “gói” được bằng lá chuối, con cá miếng thịt bảo quản trong lá chuối và lu vại theo cách xưa giữ được độ tươi và chất dinh dưỡng gấp nhiều lần phương pháp làm lạnh ngày nay. Nhưng thôi, đó là vấn đề lan man để bàn lúc “trà dư tửu hậu”. Phân biệt nhựa tái sinh và nhựa tinh khiết đã có rất nhiều chuyện để bàn rồi.

Nhận biết hàn the trong thực phẩm. Về lý thuyết thì chúng ta dùng curcumin trong củ nghệ để phản ứng với borax trong hàn the làm đổi màu từ vàng sang đỏ. Nhưng thực tế thì làm sao làm ra được 1 bộ kit test nhanh chóng để các bà các cô tiện việc đi chợ, chấm lên miếng chả thấy đổi màu là biết có hàn the. Đây mới là vấn đề. Ý tưởng ban đầu là dùng cồn 90o ly trích curcumin ra khỏi củ nghệ, tẩm dung dịch đó lên giấy lọc để khô. Vấn đề sau đó là nồng độ, hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo phản ứng tạo màu xảy ra nhanh, rõ. Cái này thuộc về phân tích. Nói chung đề tài này cần kiến thức thực tập Hữu Cơ và Phân tích đại cương. Lý thuyết thì không khó nhưng bắt tay vào làm mới lắm chuyện để nói. Mình có chỉ cách làm cho 1 HS trường LHP, anh chàng này mò sang tận KHTN để hỏi đề tài làm báo cáo thay cho cột điểm kiểm tra 15’ của thầy (anh ta cũng là dân chuyên Hoá), mình chỉ và hướng dẫn anh ta gặp thêm 1 số thầy cô khác để bổ sung kiến thức và hoàn thiện cách làm, khoảng 1 tháng sau không gặp lại nhưng tình cờ thấy anh ta trên báo Tuổi trẻ, có hẳn 1 bài viết ngon lành giới thiệu về những HS tự tìm tòi khám phá ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống… Nói chung là những lời có cánh và mặc dù không có chữ nào nhắc tới KHTN, nhưng dù sao cũng mừng cho anh ta. Chỉ thắc mắc là không biết cuối cùng đề tài có hoàn thành không, mọi chuyện tới đâu rồi, có ra sản phẩm chưa, nhưng tới nay nó vẫn chỉ là ý tưởng của mình và TA. Mong mọi người tiếp tục! Mình chỉ mong đến 1 ngày được tấy mẹ và chị cầm cái cân mini 10kg đi chợ để kiểm tra cân thiếu, cầm bộ kit test thực phẩm coi có an toàn không, cầm tháp dinh dưỡng để biết hôm nay mua gì cho cả nhà có bữa ăn đủ chất. Nói chung là muốn phụ nữ VN đi chợ pro hơn :stuck_out_tongue:

Phương pháp đơn giản loại bỏ aceton ra khỏi xăng pha aceton. Về lý thuyết hữu cơ thì aceton tan trong nước lạnh nhiều hơn xăng, nhưng aceton lẫn 1 ít trong xăng thì còn giúp máy chạy tốt hơn, cho nên nếu thấy nở pongtu thì lấy xăng ra pha với nước lạnh, lắc mạnh để aceton tách pha tan vào nước, sau đó để yên rồi đổ xăng ngược lại. Ý tưởng là vậy nhưng hôm thi HHVT anh BM phản biện rằng không khả thi, làm như vậy xăng bay hơi là 1, cách thực hiện phức tạp là 2, làm xăng lẫn nước là 3 và cái pongtu thì không mắc bằng phải thay cái bugi chết cho xăng nhiễm nước. Bó tay, chưa sửa xe gắn máy nhiều, không có kinh nghiệm, ai thực tế được đề tài này chắc cũng kiếm được vài chục chai!

Tìm hiểu về cách thức dập tắt dịch tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm. Thực ra chỉ muốn các bạn tìm hiểu 1 số loại thuốc thường dùng trong mùa lũ cho bà con, biết sơ qua cách dập tắt dịch bệnh… Nói chung có nhiều vấn đề và câu chuyện thú vị, chịu khó đọc báo và search trên mạng sẽ có. 1 đề tài nhẹ nhàng nhưng cũng chứa nhiều vấn đề đẩ bàn. Còn nói lan man thì sẽ thấy hậu trường của Hoá và Dược, đi từ Đông sang Tây sẽ thấy đồng tiền khủng khiếp thế nào. nhưng thôi, stop :smiley:

Hóa chất độc hại trong công nghiệp và phòng thí nghiệm, dự phòng và bảo vệ. Cái này thì có ý tưởng từ sau khi đọc khoảng 2,3 cuốn sách về độc chất, coi về fỉe diamond, R-phrase, S-phrase… An toàn là trên hết, safety first, tìm hiểu về vấn đề này gần như là điều bắt buộc trước khi bước vào lab. Xem xong để biết SV ta vẫn còn dũng cảm và liều lắm, nhưng hậu quả thì…

Qui trình sản xuất sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Đơn giản về lý thuyết nhưng nó là cả 1 ngành công nghiệp. Hồi đi MHX sản xuất nước rửa chén tặng cho bà con ở Vĩnh Long, chỉ khoảng 1000d / 1L, rất rẻ so với giá thị trường mà bảo đảm không hại da tay, sạch bong kin kít. Sau này thất nghiệp dám mình sẽ làm cái này lắm. Ah quên, nói sơ qua về lý thuyết thì dùng chất hoạt động bề mặt (tìm hiểu ở môn Hoá Keo) để lôi cuốn dầu mỡ, chất bẩn… Cái này diễn đàn mình đã có nhiều bài nói rồi, xin phép không nhắc lại.

Xử lý rác, qui trình và công nghệ. Rác là một vấn đề nan giải và nhức đầu, đơn giản vì nó tập hợp rất nhiều chuyện, từ hoá chất đến vật liệu và sinh học. Đề tài này từ việc hôm trước đọc 1 bià boá về qui trnìh xử lý rác ở bãi rác Đông Thạnh. Nói chung đề tài này mình không có kiến thức nhiều. Mong các bạn góp ý và tìm hiểu thêm!

Một số phương pháp sản xuất mỹ phẩm gia dụng. Tương tự như chất tẩy rửa, nhưng mỹ phẩm được nâng lên hàng top với giá đắt gấp 3-5 thậm chí 10 lần. Tại sao như vậy? Ban đầu mình không quan tâm nhưng đến 1 hôm đi siêu thị thấy bán chai nước rửa rau, nước làm sạch tay, cũng chỉ là thuốc tím pha mùi hương, và sau này biết cây son môi, chai dầu gội đầu, tất cả đều cùng 1 cách làm, cùng nguyên tắc. Ra chợ thấy cùng chai nước xả vải Downy mà có nơi bán 5k / 1L có nơi bán 25 k / 1L…Và nghe nói hương thơm nước xả vải có thể gây ung thư. Những thắc mắc hằng ngày tích tụ lại thành đề tài này. Hi vọng biết cách sản xuất để lựa chọn được sản phẩm thích hợp, vừa túi tiền và mục đích của mình.

Hóa chất gia dụng, những điều cần biết. Uống sữa đậu nành nhiều không tốt cho nam, ăn củ cải trắng không tốt cho nữ, không nên ăn đậu hủ với mật ong, uống sữa với chanh, uống nước chanh với thuốc… Những kiến thức hoá học cơ bản ứng dụng vào đời sống.

Tìm hiểu về những tổ chức hóa học quốc tế. IUPAC, các tổ chức hoá học ở Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… Mỗi nơi 1 vẻ, đặc điểm và “tính cách” riêng. Đi “ngao du sơn thuỷ” để cuối cùng về xem lại nhà mình, biết được hay dở thế nào. Cái này chẳng dám gọi là đề tài khoa học gì, nhưng lỡ post :stuck_out_tongue:

Cơ chế và điều kiện một số phản ứng hữu cơ thông dụng. Nhìn chung thì những phản ứng õi hoá đều cần xúc tác kim loại chuyển tiếp, ngày nay acid và baz đặc được thay thế bằng hợp chất của kim loại nhóm lantanid… Tìm hiểu về một mảng lịch sử hoá học xưa và nay đẩ rút ra nhiều kết luận bổ ích. Đề tài này mình cũng chưa có thông tin nhiều.

5 đề tài này Tìm hiểu về sản xuất cồn khô Tìm hiểu về sản xuất cafe Khảo sát hiện tượng bông gòn tự cháy khi tiếp xúc với super glue (keo dán sắt) Tìm hiểu phản ứng diels-alder và các phản ứng đóng vòng khác Tìm hiểu về hợp chất dị vòng

Sách báo và các tạp chí khoa học có nói nhiều, bản thân mình kiến thức cũng không nhiều, nếu bạn nào có thời gian tìm hiểu thì post lên share cho anh em hen. Cồn khô thì đơn giản là lấy cồn pha với xà bông, mình làm thử thì thấy giống (cái này do thầy mình giảng), còn xem video ở nước ngoài thì thấ làm phức tạp hơn và điều kiện lâu hơn, thôi thì made in Vietnam tốt thì cứ dùng vậy. Sản xuất cafe thì lấy ý tưởng từ lễ hội cafe, có nhiều cách làm quá, cách nào cũng hay và độc đáo, không kém gì pha trà, tìm hiểu để bổ sung kiến thức, mai mốt có dịp lên Tây Nguyên mua cafe thì biết cách chọn và khỏi bị lừa :slight_smile: Bông gòn và keo dán sắt thì các bạn có thể làm thử và giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng, lưu ý khí sinh ra trước khi cháy là khí độc !!! Phản ứng đóng vòng có Diels Alder và nhiều cải tiến, một số phản ứng khác, cũng là [4+2] hoặc khác… Oops tô long post Thank anyone who reads until here! Thân.