Sinh viên nêu cảm nghĩ – Tại sao không chứ?

Nhân bài nói về trường ĐHKHTN và thomun có so sánh một vài điều về trường SP, sau đó nhận được reply này:

Thomun chợt nghĩ, vậy tại sao, bản thân các thầy cô ko lấy ý kiến từ chính SV của mình? Và SV ta còn ngần ngại gì mà ko nêu cảm nghĩ? Phải chăng đó là cách tốt nhất để chúng ta – GV và HS hoặc Giảng viên và SV cùng nhau tiến bộ? Nên chăng xã hội nên khuyến khích những mô hình như thế này?

Vì đây là một vấn đề khá nhạy cảm, nhất là phía thầy cô, nên trước tiên thomun nghĩ mình nên trình bày rõ ràng quan điểm của mình trước để khỏi hiểu lầm. Thomun cực lực phải đối cái gọi là “Chấm điểm thầy cô”. Với tư cách là một người GV, thomun thấy đó thật sự gần như là một điều sỉ nhục. Tại sao lại là “chấm điểm”? Cách dùng từ này hết sức quá quắt! Muốn đánh giá một người GV, người đánh giá chính xác nhất chính là học trò. Tuy nhiên, thầy ra thầy, trò ra trò, đã là học trò thì ko có quyền “chấm điểm”, mà chỉ là “góp ý” hoặc “nêu cảm nhận”, đó mới là từ nên dùng, vẫn đảm bảo tôn trọng tôn ti trật tự trong nhà trường, trong xã hội, mà đồng thời người SV – HS vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình. Bản thân thomun luôn luôn thực hiện điều này với học sinh của mình. Sau một năm học, thomun luôn khuyến khích và yêu cầu học sinh viết cảm nhận của mình về năm học, về môn học, về cách dạy, về chương trình, và lúc nào thomun cũng đọc hết tất cả những nhận xét đó. Phải nói rằng, ko phải nhận xét nào cũng có giá trị như nhau, có những bài viết không hề cung cấp được thông tin gì cả, rất chung chung và đại khái, nhưng có những bài viết rất chi tiết, và từ những bài viết này, mỗi năm, thomun lại tự rút kinh nghiệm cho mình. Hơn thế nữa, thomun thấy rằng, khi HS biết mình được nêu ý kiến, ý kiến của mình được lắng nghe và được tiếp thu, thì mấy đứa nhỏ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thomun rất thích làm việc này, vì thomun thích lắng nghe học sinh và đem lại cho chúng cảm giác gần gũi, dễ chịu. Sau một năm học, HS thích viết gì, có gì muốn góp ý, thì cứ viết, cứ nói. Vả lại, thomun ko buộc HS phải ghi tên, chỉ là khuyến khích ghi tên mà thôi. Cuối năm, ko sợ bị trù dập, hơn nữa lại ko cần phải ghi tên, nên HS rất thoải mái. Còn niềm hạnh phúc của thomun là khi, cứ sau một năm, những lời nhận xét về khiếm khuyết bớt được một chút và những lời cảm ơn thêm được một chút. Đó chính là niềm hạnh phúc. Thomun đo sự tiến bộ của mình bằng chính nhận xét của HS. Và phần trên là nói về những điều lợi của người GV khi cho HS viết cảm nhận.

Về phía HS, viết cảm nhận sẽ được lợi gì?

  1. Nói ra được những “bức xúc”, nếu có
  2. Được nên lên ý kiến của mình, và năm sau nếu có gặp lại thầy cô đó, cảm nhận được những ý kiến của mình đã được tiếp nhận, đó thật sự là một cảm giác dễ chịu
  3. Có cơ hội để có được những tiết học lý thú hơn (hay ít ra là đỡ nhàm chán hơn)
  4. Tập dần cách nêu nhận xét, tập dần thói quen có trách nhiệm trong công việc học tập, cũng như trong lời nói của mình.

Tuy nhiên, khuyết điểm của thomun là vẫn chưa có được 1 cái form hợp lý, mà chủ yếu chỉ là viết cảm nhận theo hình thức “tự luận”, thomun đặt câu hỏi và HS trả lời, nên đối với mấy em ko biết cách diễn đạt hay ko có tư tưởng rõ rệt thì những bài viết hầu như ko có ý nghĩa. Sau này nếu có thời gian, thomun sẽ thiết kế 1 form “Phiếu cảm nhận” vừa tự luận vừa trắc nghiệm và có giá trị cao hơn, để từ đó có thể thu được những thông tin bổ ích.

Các bạn nghĩ, trong “Phiếu cảm nhận”, phần câu trắc nghiệm và câu hỏi viết, nên đặt ra những câu gì? Nếu bạn là người được hỏi, bạn muốn nói gì nhất với người GV của bạn?

Sở dĩ thomun viết bài này là vì bài reply trên kia nhắc thomun nhớ lại biết bao nhiêu “cảm xúc” về bao nhiều bài giảng, những thầy cô và những năm tháng trên giảng đường của thomun. “Cảm xúc” nếu nói ra thì giống như bôi bác thầy cô, còn góp ý trực tiếp với thầy cô thì ko có cách nào hết. “Cảm xúc” để lâu trong lòng, nhắc lại thì giống như được “hâm” lại vậy đó, hichic. Nếu nó “sôi” thì nguy hiểm lắm đây!

Mà tại sao SV ta lại ko thể góp ý trực tiếp, và ko có cách nào để truyền cảm nhận của mình đến với giảng viên được nhỉ? Phải chăng đại học là… học đại (xin lỗi, theo lẽ nên dùng từ “tự học” thì tốt hơn!) nên giảng viên ko cần quan tâm đến SV tiếp thu bài giảng của mình với 1 thái độ như thế nào hay sao? Ôi ôi ôi, “cảm xúc” về những năm đại học lại trào dâng rồi! @_@

Hi Thomun,

Vì là mình vửa ở vị trí của người Thầy mà cũng đang là Sinh viên nên tôi cũng có một số điều suy nghĩ.

Quả thật, chủ trương đưa ra về " Nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng chuyên môn hóa-hiện đại hóa" là đúng theo sự phát triển và đòi hỏi không ngừng của xã hội nước ta. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa lời nói thành các hành động, xem ra còn nhiều chuyện dài hơi …nói hoài không kết thúc vì chúng ta thiếu những người quản lý có tầm nhìn để xây dựng đồng bộ các thể chế, quy định cụ thể giúp triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương này. Đã có nhiều người la làng lên là phức tạp quá, “nhiệm vụ bất khả thi”. Cũng có nhiều người thì nông cạn, nghĩ đơn giản như bạn đã nói “chấm điểm giáo viên”- như thế là coi như giúp cải thiện chất lượng giáo viên! Bạn chắc cũng nghe nhiều về các hướng dẫn ,thông tư về nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc, cải cách giáo dục… vừa đưa ra để triển khai thực hiện thì đã lỗi thời vì bói cảnh trong thời điểm đó đã không còn như mức giả định của hướng dẫn. Do vậy, một lần nữa, cái nhìn vĩ mô hay tầm nhìn của người xây dựng các thông tư hướng dẫn cần phải rộng đủ để làm nên sự hiệu quả. Không thể cứ là đơn giản hóa hướng dẫn cho khỏe mình, còn chuyện gì đó thì tính sau… hay cứ có khái niệm là dùng từ bình dân là chắc họ dễ hiểu hơn là giải thích kỹ càng với ngôn từ trung tính.

Trở lại chuyện bạn phản đối. Tôi thấy cũng phải thôi, vì nếu ở cương vị người giảng dạy, cái từ này ít nhiều gây phả cảm vì nó quá bình dân. Đó là tâm lý chung của tất cả chúng ta khi phải chịu sự đánh giá. Đây cũng là hàm ý đến sự cẩu thả một văn phong trong các thông tư hướng dẫn, quy định của người làm quản lý.

Tôi thấy hiện trạng chúng ta , những người làm công tác giảng dạy, hiện đang có nhiều vấn đề cần suy nghĩ và quan tâm. Đó là sự thiếu cân đối giữa kiến thức chuyên môn, kiến thức sư phạm và kiến thức thực hành. Lấy tôi làm ví dụ, nếu đứng trên lớp, tôi thấy sinh viên cứ ngáp vắn ngáp dài, vì sao vậy ? cách tôi giảng làm họ không thấy hứng khởi. Nhưng nếu tôi hướng dẫn thực hành, thì quả thật, sinh viên tham gia đến kín phòng. Vì sao vậy, cách tôi chỉ họ trong thực hành làm họ quan tâm. Tôi cũng hiểu là chúng ta không phải ai cũng được đào tạo bài bản về tâm lý giáo dục, cách quản lý nhóm, xây dựng nhóm làm việc-nghiên cứu, hoặc thực hành chuyên môn, phương pháp diển thuyết … Là sinh viên , tôi cũng cảm nhận là một số TS chuyên ngành rất giỏi nhưng đứng lớp rất nghe chán. Do vậy, tự bản thân " tiên trách kỷ, hậu trách nhân", mình có thể bắt mạch sinh viên ngay từ trong quá trình tiếp xúc mà tự cải thiện chính mình.

Còn đối với các nhà quản lý giáo dục, ở mức vi mô, tôi thấy cần những người làm việc nghiêm túc hơn trong việc xây dựng các biểu mẫu đánh giá bằng các câu hỏi có tính chuyên nghiệp hơn. Đồng thời họ cũng phải biết tham khảo ý kiến của các người giản dạy và kết hợp với các chủ trương và xu thế phát triển để định hướng câu hỏi đánh giá phù hợp hơn. Chứ không phải cẩu thả như tôi từng chứng kiến trong thời gian qua.

Thân,

Teppi

Hi Teppi, Bạn nhắc thì mình lại càng nhớ thêm về những điều cực kì bức xúc khi đi dạy. Và rõ ràng, ở cương vị người giáo viên, mình thấy là mấy cái phong trào gì đó, toàn chỉ là khẩu hiệu, tuyên ngôn, phong trào… ảo mà thôi, thực tế là chả ai thèm áp dụng, còn những người áp dụng thì đôi khi còn bị lãnh đạo đánh giá thế này thế nọ. Nói thật với bạn là tôi ko có quan tâm đến mấy cái thông tư này nọ, đọc vào tôi chỉ thấy cứng ngắc và nhức đầu (tôi cực ghét chính trị), tôi chỉ nói về những cái đập vào mắt tôi, trên báo, hoặc trên khẩu hiệu. Thời điểm hiện nay, vào các trường THPT, bạn sẽ thấy rất nhiều khẩu hiệu, như là “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về tự học”, vậy mà khi thầy cô đi học thì chả ai thèm khuyến khích giúp đỡ gì cả, thậm chí nhiều khi là “lén lút đi học” chứ để mọi người biết còn phiền hà hơn (mình còn được nghe kể về 1 ông hiệu trưởng cố tình sắp thời khóa biểu cho GV khỏi đi học ôn thi cao học (phân công ngày nào cũng dạy, dạy tiết 1 trống tiết 2, 3, rồi dạy tiết 4, 5), còn đến ngày thi thì ông ấy cố tình đăng kí cho GV đó thao giảng toàn cụm, mời tùm lum vị “tai ko nhỏ, mặt ko nhỏ” đến dự. Quá bức xúc, sau vụ đó, GV đó đã xin nghỉ dạy luôn!). Sau đó là đến phong trào “Trường học thân thiện”. Vậy mà khi giáo viên thân thiện với học trò thì bị đánh giá là ko mẫu mực, ko có uy, v.v… Thiệt tình… chịu không nổi!!! À xin lỗi, có thể là mình đã lạc đề so với cái tên của topic này. Chỉ là đọc bài của bạn thì tự dưng lại gợi cho mình nhớ về mấy điều này.

Còn về chuyện giáo viên. Một số thầy cô có chuyên môn rất giỏi nhưng ko biết cách truyền đạt, mình đồng ý. Nhưng đó là do các thầy cô cố gắng rồi vẫn ko có khiếu truyền đạt, điều đó thì ko nói làm gì đi. Bạn có biết, một số thầy cô dạy y chang như giáo trình? Giáo trình có bao nhiêu chữ, thì thầy cô nói đúng bấy nhiêu chữ? Đi học mà cứ y như là đi nghe đọc giáo trình vậy, vì ở nhà lười học thì lên giảng đường có người đọc cho nghe, vừa nghe vừa… ngủ. Đến khi reng chuông thì thầy cô xách cặp ra khỏi lớp, tiết học kết thúc.

Rồi nói về phong trào cải tiến phương pháp, cái này còn làm cho SV điêu đứng hơn! Khi hình thức seminar được phát động, một số thầy cô đã lạm dụng ko thương tiếc. Nguyên một học kì, thầy chỉ nói chuyện phiếm đúng bữa đầu, và sau đó là phân công cho SV làm seminar. Mà muốn SV làm tốt seminar, khuyến khích nghiên cứu, khuyến khích tư duy phát triển này nọ, thì trước tiên, mình nghĩ, GV nên giới thiệu danh sách các tài liệu tham khảo, hoặc chí ít là đặt ra chủ đề rõ ràng, những đòi hỏi rõ ràng một tí, cho từng buổi seminar để SV còn chuẩn bị, còn biết đường mà đi. Đằng này… Không! Không có một cái gì hết! Giáo trình, quăng cho 1 cuốn. Tài liệu tham khảo của giáo trình đó chủ yếu có từ khi mình… chưa chào đời. Đọc giáo trình, ko hiểu gì hết, cũng ko biết phải làm sao!!! Ở đây, vấn đề là vào cái thời của mình, internet chưa phát triển đến mức như bây giờ, kiến thức rất khó tìm nguồn. Hơn thế nữa, SV chỉ là học sinh vừa mới tốt nghiệp cấp III, lóp ngóp bò lên đại học, chưa bao giờ học phương pháp mới như thế, mà lại bị quăng ra “thí nghiệm” như thế. Ôi những buổi học khốn khổ, và cười (buồn). Bài học, có đứa nào hiểu cái gì đâu. Tài liệu tham khảo: trong bảo tàng tìm ko ra được, nên cũng đành chịu (chưa kể một số viết bằng tiếng… Nga @_@) Cuối cùng: mỗi buổi vài SV cầm cuốn giáo trình lên đọc. Người đọc ko hiểu mình đọc gì, người nghe cũng chả hiểu mình nghe gì. Và cuối cùng chả ai hiểu gì nên chả có người hỏi cũng ko có người trả lời. Cuối buổi thầy cũng ko thèm tóm tắt lại kiến thức một tí hay đặt thêm câu hỏi để kiểm tra sự hiểu của lớp. Sau khi ngồi chơi chán, thầy xách cặp đi ra. Tiết học kết thúc. Cứ thế và cứ thế :notagree

Ở đây, mình ko nói về năng khiếu giảng dạy hay gì đó, vì cái này ko phải ai cũng có được, mà cái mình nói là “tâm huyết”. SV - HS sẽ cảm nhận được một người thầy có đầu tư và một người thầy tùy tiện. Thực trạng GD, còn rất nhiều điều đáng buồn. Nhưng mình hy vọng mình ko phải là người duy nhất trăn trở với nó để cố gắng cải thiện nó, được chút nào hay chút đó, trong cái phần nhỏ bé của mình.

À thôi mình ko nói nữa, còn dành thời gian đi làm luận văn thôi! Vừa là SV, vừa là GV nên mình chỉ biết cố gắng hết mình để HS của mình ko gặp phải những điều mà mình ko muốn gặp. Suy nghĩ của mình đơn giản chỉ thế thôi! Còn về GD thì có quá nhiều vấn đề, từ nội dung, khối lượng chương trình, đến cách thi cử (“cải cách” = cải đi rồi cải lại), rồi về phía quản lý, về phía GV, về phía HS - SV, v.v…

Thật ra mình nói ko nên cho HS cái gọi là “quyền chấm điểm GV” cũng là có lý do, vì “tiên học lễ, hậu học văn”, SV đại học thì cái đầu còn lớn được một chút chứ HS vẫn còn trẻ con lắm. Trao cho tụi nhỏ một cái quyền như thế, có thể sẽ làm hỏng hết tụi nhỏ, vì chúng ko còn tôn trọng thầy cô của chúng nữa, vì chúng tự nghĩ, chúng là người sẽ “phán xét chất lượng thầy cô” của chúng kia mà. Điều này thật sự ko nên. Theo mình nghĩ, chả có ai có quyền “chấm điểm” GV cả, vì muốn nhận xét đánh giá thì phải dựa vào rất nhiều yếu tố, nếu ko theo dõi sát sao và tường tận thì không thể nào đánh giá được cái chi hết!

Về điều cuối cùng: “ngáp”. Thật ra, ai cũng sẽ có lúc ngáp. Ngay bản thân tôi, một số tiết học vì quá mệt tôi cũng ngáp, dù là tôi vẫn rất thích giờ học đó. Theo tôi, một giờ học hay là một giờ học đáp ứng được: 1. Cách dạy sinh động, không khí thoải mái để người học tiếp thu được dễ dàng hơn (cái này ko phải là điều quan trọng, vì cái này tùy thuộc rất nhiều vào “năng khiếu” của người GV, mà đã là năng khiếu thì ko phải ai cũng có) 2. Có nhiều thông tin bổ ích. Kiến thức trong bài được hệ thống lại rõ ràng và người học hiểu rõ mình cần phải đạt được những yêu cầu nào thì mới gọi là “học tốt bài học” (mình nghĩ đây là điều quan trọng nhất) 3. Học xong thì trong đầu người học vẫn còn đọng lại được 1 cái gì đó (chứ học xong mà trong đầu ko đọng lại được gì cả, ko hiểu tiết học vừa rồi vừa học cái gì thì đó là một tiết học thất bại!) 4. Sau khi học xong, người học biết rằng mình cần tiếp tục tự nghiên cứu những gì (cái này đối với cấp THPT thì quá đơn giản, đó là… làm BT về nhà :24h_120:)

À, tôi cũng ko biết là nhiêu đó đủ chưa nữa? Thật sự những điều như thế này, mỗi người có quan niệm 1 khác và 1 người thì ko thể nào nói đủ. Chính vì vậy tôi mới mở cái topic này để lấy ý kiến nhưng hình như vì cách viết hơi nghiêm khắc quá nên cuối cùng mấy bạn nhỏ ko dám nhảy vô? :24h_098:

À, còn 1 điều rất tích cực mà bữa giờ quên nói, sau khi nhớ lại mấy tiết học tiêu cực thì mới nhớ ra điều này. Các thầy cô bên khoa Tâm lý giáo dục của trường SP thường là giảng rất hay, và cách thầy cô hướng dẫn, cho làm seminar cũng rất hay. Nếu nói có cái gì mình thích nhất và ấn tượng nhất trong 4 năm học thì đó là những tiết học các môn mà thầy cô bên khoa Tâm lý - Giáo dục qua dạy. Cái này cũng có thể là nhận xét chủ quan thôi, nhưng mà thật sự mình rất thích những giờ học đó. Bởi vậy, cái chứng chỉ SP chắc là học nó sẽ thấy hay lắm? Tuy nhiên, môn Giáo học pháp thì lại chả có gì đặc biệt cả, nói chung là “Ko có gì để chê” nhưng cũng chả phải là nổi bật. Đáng buồn là vậy. Nhớ hồi đó mình đã mong chờ được học GHP, nhưng rồi… @_@