so sánh tính bazo

cho em hoi: so sánh tính bazo của các amin sau: (C2H5)2NH,C2H5NH2,(C2H5)3N,NH3 .có số liệu chính xác ?

(C2H5)3N>(C2H5)2NH>C2H5NH2>NH3 Còn số liệu thì lần sau mình ghi cho nha.

NH3: Kb=1,79.10mu(-5) (C2H5)3N Kb=6,4.10mu(-4) C2H5NH2 Kb=5,6.10mu(-4) (C2H5)2NH Kb=9,6.10mu(-4)

so sánh tính bazo của cái này còn liên quan đến dung môi nữa trong dung môi không phân cực (C2H5)3N>(C2H5)2NH>C2H5NH2>NH3 trong dung môi phân cực như H2O thì (C2H5)2NH>(C2H5)3N>C2H5NH2>NH3 điều này là do tính bazo ko chỉ phụ thuộc vào gốc hidrocacbon mà còn phụ thuộc vào quá trình solvat hóa

vậy nếu dung môi là nước thì ta giải thích như thế nào?

giải thích: Bậc II> Bậc I dựa vào nhóm đẩy e II>III do amin bậc 3 không có H , hiệu ứng không gian lớn hơn II nên khả năng solvat hóa với nước giảm ,mặc dù nhóm đẩy e nhiều hơn, nhưng xét một cách tổng quan thì yếu hơn II

phần này trong một số sách nâng cao THPT cũng có mà. bạn cho_con_yeu_hoa nên tìm một số sách cũ thì có thể sẽ tốt hơn, sách đại học thì rộng quá,khó chắt lọc(mình chỉ học được một số phần thôi) còn mấy sách NC bây giờ thường chủ yếu bám sát vào chương trình thi đại học nên ít nói tới phần này. ngoài ra bạn có thể tìm thêm quyển đề thi hoặc tìm trên mạng đề thi HSG và olimpic 30-4 rồi xem lời giải của nó, dạng bài này khá nhiều. bạn có thể mượn vở học đội tuyển của mấy anh chị lớp trên, mình đảm bảo có phần này!!!

chúc bạn thành công!

so sánh tính acid của 2 chất sau acid o-Hydroxylbenzoic và acid p-Hydroxylbenzoic giải hích giúp em

O- mạnh hơn p-. Giải thích nhờ hiệu ứng ortho

p- có tính ax mạnh hơn o- do có hiệu ứng ko gian ở đp o- (tạo lkH nội phân tử)

Lúc nào axit đồng phân o- cũng mạnh nhất yếu tố liên kết H không thắng được hiệu ứng ortho

uk ở liên kết o thì tính axit sẽ khác axit liên kết p tính axit tăng dần theo gốc liên kết

vậy với các nhóm thế 0- và p- trên nền anilin thì sao?

Nhận xét này không chuẩn lắm, trường hợp ortho chỉ đúng với axit benzoic và dẫn xuất thôi.

p- có tính ax mạnh hơn o- do có hiệu ứng ko gian ở đp o- (tạo lkH nội phân tử)

cũng chính do liên kết H nội phân tử tại vị trí ortho trên acid bezoic làm tăng tính linh động của H (COOH) nên tại vị trí này dối với acid benzoic luôn luôn mạnh hơn acid benzoic thường (đối với mọi nhóm rút hay đẩy điện tử) => Nhận xét này không chuẩn lắm, trường hợp ortho chỉ đúng với axit benzoic và dẫn xuất thôi. Mặc khác, xét acid o-OH Benzoic, tính acid của nhóm COOH mạnh hơn acid benzoic thông thuờng còn tính acid của OH yếu hơn acid của phênol (cũng chính do liên kết H gây ra)

0- axit luôn mạnh nhất

0- axit luôn mạnh nhất

Những câu phán xanh rờn thế này thường không đúng :))

pKa lần lượt từ trong ra ngoài là o; m; p.

H2N- 4.98 4.79 4.92 (CH3)2N- 8.42 5.10 5.03 CH3NH- 5.30 5.10 5.04

Oh, thế thì mình đính chính lại. Hầu hết o- có tính axit mạnh nhất. Sorry!

2-aminobenzoic acid: 2.09 (nấc 1) 4.79 (nấc 2) 3-aminobenzoic acid: 3.07 (nấc 1) 4.79 (nấc 2) 4-aminobenzoic acid: 2.41 (nấc 1) 4.85 (nấc 2) benzoic acid: 4.204 Số liệu bạn cho hơi khác???

hì vậy tính axit ở aninlin thì sao ha mấy anh em vẫn chưa hỉu lắm