Sơn- hư hỏng/sự cố

Các hiện tượng hóa lý thường liên quan trực tiếp đến vấn đề kỹ thuật trong ứng dụng. Xin mở chủ đề hư hỏng và sự cố sơn trong quá trinh sử dụng để cùng tìm hiểu qua các lý giải dựạ theo tính chất hóa lý.

Sơn alkyd mua về , để kín khí hơi lâu nên khi sử dụng đặc hơn và khó quét cọ so với ban đầu. Ai đó chỉ rằng dùng dầu hôi pha loãng ra để quét với tỷ lệ 1/3 dầu hôi pha loãng 2/3 sơn theo thể tích. Tôi bèn đổ dầu hôi vào lon đã đựng sơn theo đùng tỷ lệ. Kết quả là sơn có hiện tượng vón lại và tủa, không quét được. Thế nhưng ,hôm sau , tôi làm lại lần nữa với một lon sơn khác, tôi cho dầu hôi vào 1/6 phần thể tích rồi tiếp 1/6 phần thể tích vào sau đó thì không thấy bị hiện tượng trên, sơn dùng cọ quét được.

Theo các bạn hiện tượng trên có thể được giải thích như thế nào? Trong sử dụng sơn alkyd nói riêng và sơn dùng dung môi khác nói chung, để khắc phục hiện tượng trên, ta có thể có những giải pháp nào?

Bài trên anh Teppi nói về sơn dầu, còn mình muốn hỏi là về sơn nứoc đó là khi mình mua thùng sơn nước về nhà sơn và còn dư khi mình để góc nhà có đậy nắp vậy mà ít lâu sau mang ra định dùng thì thấy sơn có mùi hôi không thể sơn đựoc vậy trong sơn có chất gì mà làm sơn thối. Nhưng khi mình mua 1 thùng sơn tốt hơn mình cũng để góc nhà nhưng khi dùng lại ko có hiện tượng trên có phải người ta cho chất chống thối vào không tại vì loại sơn này mình thấy nó phủ trên là lớp keo. Thêm 1 câu hỏi nũa là việc khi mình mở thùng sơn ra thấy cay mắt vậy chất đó là gì trong sơn và có độc cho mình ko?

để trả lời câu hỏi này ta tìm hiểu về sơn trước nha! Thành phần sơn chủ yếu gồm các chất sau:

  • chất tạo mang: dùng để tạo màng cho sơn, chất này chủ yếu để tao cho sơn có một màng tốt, phụ thuộc vào loại sơn mà chất tạo màng được tạo ra,có rất nhiều chất tạo mạng ở thị trường hiện nay nhưng thường là chất tạo màn được chiết suất từ thiên nhiên.
  • Dung môi: dung môi có tác dụng hòa tan các chất với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. tùy vào các dạng của sơn mà ta dùng dung môi. dung môi có thể là benzen hay tulozen … vì đặc điểm của sơn là dùng dung môi để pha loãng và hòa tan các chất vào nhau tạo thành hệ đồng nhẩt do đó khi ta để sơn lâu thì có thể hàm lượng dung môi bị bay đi làm cho sơn có thể đặc hơn và khó bắm vào bề mặt hơn. vì thế khi để sơn lâu hay khi ta mơ nắp sơn ra thì ta ngưởi thấy mùi hắc khó chịu thì đó là mùi của dung môi. Các dung môi dùng trong sơn cũng rất độc, nên chúng ta phải nên tránh không nên ngủi nó là tốt nhất.
  • Chất tạo màu: màu ở đây có thể là màu hữu cơ, có thể là màu vô cơ. màu hữu cơ thì tông màu thì ít nhưng ưu điểm thì màu rất đẹp và tươi sáng. Còn về Màu vô cơ thì có nhiều tông màu, màu đa dạng nhưng về màu thì không đẹp bằng màu hữu cơ.

Hiện tượng trên liên quan đến hệ dung môi -nhựa. Trong nghề, người ta thường gọi là “sơn bị sốc”. Trong sơn, có 3 loại dung môi : dung môi thực, chất trợ dung môi, chất pha loãng. Dung môi thực là dung môi mà chất tạo màng (nhựa) tan tốt. Chất trợ dung môi là dung môi kết hợp với dung môi khác với tỷ lệ nào đó để tạo thành hệ dung môi có khả năng hòa tan chất tạo màng tốt như dung môi thực và kiêm thêm vai trò ổn định màng sơn trong quá trình khô. Chất pha loãng là dung môi chỉ giúp hệ sơn có một mức độ lỏng nhớt nhất định nhưng không có vai trò hòa tan chất tạo màng. Khi sơn đã để lâu, có một sự gia tăng nhất định về độ nhớt trong hệ do chất tạo màng đang bị trùng hợp tương ứng với sự giảm tính tan, phân tán trong hệ. Dầu hôi là chất pha loãng của sơn alkyd. Do đó, khi cho vào một lượng lớn đột ngột dầu hôi, hệ sơn alkyd mất cân bằng pha do tỷ lệ dung môi thực/ chất pha loãng tại bề mặt lớp sơn sẽ giảm, nhựa alkyd sẽ bị tủa. Sự tủa này kéo theo sự vón cục các hạt màu vốn đang được áo một lớp nhựa alkyd này. Các khối hạt màu vón cục lại làm khó khăn trong việc tái phân tán khi chúng bị cách ly bởi môi trường chủ yếu là dung môi chất pha loãng. Điều này dẫn đến khó quét cọ để trải đều màng sơn ướt mang nhiều hạt màu kết tụ thành hạt lớn.

Còn nếu cho chất pha loãng vào từ từ và có khoấy trộn mạnh, hiện tượng mất cân bằng pha sẽ không xảy ra. Nhựa alkyd không bị tủa. Sự kết tụ hạt màu thành khối lớn không xảy ra. Tuy vậy, cũng lưu ý là luôn có một mức giới hạn cho việc pha loãng thêm bằng dầu hôi. Đến một tỷ lệ nào đó, sự tách pha sẽ xảy ra trong hệ sơn.

Điều này cũng xảy ra tương tự trong các hệ sơn dung môi hữu cơ và có các chất tạo màng khác ( sơn màu PU, sơn màu NC,…)

Sơn nước là một hệ sơn gồm có hệ nhũ tương chất tạo màng, bột màu và các phụ gia. Hệ nhũ tương chất tạo màng là hệ gốc nước chứa các hạt keo polimer ( có thể là polyvinylacetate hoặc polyacrylic, v.v…). Hiện tượng sơn bị thối do vi sinh gây lên men trong hệ nhũ tương này. Trong quá trình sản xuất sơn, người ta thường cho chất đệm pH để ổn định hệ không bị giảm pH. Chất đệm này thường là formaldehyde/ urotropin/ amoniac. Tuy nhiên, khi để lâu này, amoniac và formaldehyde bị bay hơi, urotropin bị phân giải thành formaldehyde và amoniac cũng bị hết nên hệ không được bảo vệ và vi sinh tấn công.

Khi mở nắp thùng sơn, mùi gây cay mắt là do formaldehyde/ acid formic đó bạn. Ngoài ra, nếu hệ là polyacrylic thì còn có mùi chua gây cay mắt nữa. Nó là acid acrylic.

Sơn màu xanh dương nhạt alkyd khi pha loãng ra để phun hay quét thì ngay lập tức có hiện tượng tách màu. Màu trắng nổi lên và tạo vùng loang đốm vớ màu xanh dương đậm. Khuấy mạnh thì hiệng tượng trên biến mất nhưng để yên hấyu khi phun quét thì sơn/ màng sơn ướt lại thấy xuất hiện hiện tượng này.

Theo các bạn, nguyên nhân là do đâu?

  • Độ chênh lệch lớn về tỷ trọng các bột màu trong hệ
  • Hệ giả nhớt của sơn (hạt màu- nhựa & dung môi áo quanh) bị phá vỡ do tác dụng của chất pha loãng

Theo các bạn, khi bị như vậy, thì nên khắc phục như thế nào?

em không biết cách người ta dùng ở đây trong sơn là như thế nào? nhưng cũng xin nói bậy một ý kiến mong nhận được ý kiến của anh . đó là , trong công nghệ khi đó người ta thường dùng chất hoạt động bề mặt

Sơn màu xanh dương nhạt alkyd khi pha loãng ra để phun hay quét thì ngay lập tức có hiện tượng tách màu. Màu trắng nổi lên và tạo vùng loang đốm với màu xanh dương đậm. Khuấy mạnh thì hiện tượng trên biến mất nhưng để yên hay sau khi phun quét thì sơn/ màng sơn ướt lại thấy xuất hiện hiện tượng này.

Theo các bạn, khi bị như vậy, thì nên khắc phục như thế nào?

Chất hoạt động bề mặt thường dùng trong sơn với nhiều mục đích khác nhau. Trong hiện tượng nêu trên, cân bằng keo giữ nhựa- hạt màu - chất làm đặc -dung môi bị phá hủy do chất pha loãng gây nên.Nếu có cho chất làm đặc vào nữa thì :

  • tốn rất nhiều tiên vì chất này đắt
  • Giảm tính bền màng sơn
  • không làm đều màu mà vẫn có hiệng tượng màu bị loang lổ trên/trong màng sơn khô sau khi phủ

Tuy nhiên, ở một mức độ khẩn cấp thì có thể dùng như một giải pháp tạm thời.

Vẫn còn các giải pháp khác, bạn có thể tìm hiểu tiếp.