sử dụng GC-14B -Shimadzu

Úi trời đừng nên thử chạy mẫu nước! Không tốt cho cột sắc ký đâu trừ khi cột của bạn chịu được nước. Cồn thường ra khỏi cột từ rất sớm chỉa sau 30 giây đến vài phút, nếu lúc đó detector chưa active nhằm bảo vệ detector không phải tiếp xúc nhiều với dung môi thì sẽ không thấy được mũi của cồn. Bạn kiểm tra khi nào detector sẽ “on”, nêu detector ghi nhận tín hiệu ngay từ đầu thì mới thấy được mũi của cồn.

Vậy a, mình đã thấy được peak cồn rùi:P. Nhưng bạn ơi, nhwung cột thế nào thì chịu được nước, còn cột thế nào thì không?

Bạn chịu khó vào website của hãng Shimadzu coi code của cột của bạn chạy nước được không nhe. Nếu không bạn phải active lại cái cột theo điều kiện tờ giấy nằm trong hộp cột. Nếu không vài ba tuần nữa có thể cây cột đó bị chết toi đấy. :frowning:

Ráng tìm catalogue của Supelco, để đối chiếu. Nhanh nhất liên lạc Shimadzu VN hoặc Customer Serivce của Shimadzu Nhật, làm bộ hỏi mua cột, hỏi tính năng cột đang có họ sẽ trả lời cho. He He. Đừng nói mình xúi vậy nhe, lỡ gặp mấy người quen, họ chửi chạy không kịp.

Nhưng bạn ui cái cột mình đang chạy không phải là của máy này, vì cái cột của máy này đã hỏng rồi. Giờ mình đang thử cái cột mà khác không biết có phải của hãng Shimazu nữa không( cái cột hôm trước mình có ghi thông số hỏi bạn đấy). lần này mà hỏng cột nữa thì tèo.

Ah, mình đang có câtlogue cột sắc ký của Shimazu đây rùi nhưng không có mẫu cột mình đang dùng. Còn cai của Supelo tìm thế nào được hả bạn?

Ah, đây rùi. Cột của mình chịu được nước bạn ah. Nhẹ cả người… Cám ơn bạn nhiều lắm! Có gi giúp mình với nhé!

Để có catalgue về cột của Supelco bạn điền vào form trong link sau: http://www.sigmaaldrich.com/cgi-bin/hsrun/Suite7/Suite/Suite.hjx;start=Suite.HsEgrailForm.run?FormName=Supelco20072008catalogrequest_20363 Thường công ty sẽ gửi miễn phí. Để nhanh hơn bạn có thể gọi điện hỏi xin các công ty ở VN như Merck, Diethelm, Victory,… Thường họ đều có catalogue của Supelco. Hồi trước họ hay mang vào cho lab mình nhiều lắm.

Thanks nhiều nhé! Mình đang chạy mẫu nhưng peak (có vẻ như là peak) thì có vẻ bị rộng chiều ngang và chạy hơi dài. Để chỉnh được ra đúng peak thì Cần lưu ý điều gì hả bạn?

Scooby-Doo ui đâu rùi, Hộ tớ với!

Đang nằm mơ màng ngủ, nằm mơ bị đòi nợ. hóa ra là còn thiếu câu hỏi này. :frowning: Nếu chân của peak lớn quá, bạn có thể điều chỉnh bằng ba cách thông dụng sau, mỗi cách có đều có ưu nhược điểm của nó:

  • Cách một: Pha loãng mẫu hoặc giảm lượng mẫu cho vào máy bằng cách bơm ít hơn hoặc dùng chi dòng Split/Splitless. Lượng mẫu ít đi, mẫu sẽ ra khỏi cột nhanh hơn và vì vậy bề rộng chân mũi sẽ thu nhỏ lại. Tuy nhiên nếu ít mẫu quá nhiều khi sẽ không thấy những mũi phụ khác dễ lầm tưởng là mẫu rất tinh khiết. Quan trọng là bạn muốn kiểm tra peak nào thì cho lượng mẫu vào phù hợp.

  • Cách hai: Tăng tốc độ khí mang (N2 hoặc He). Mẫu sẽ bị lôi cuốn nhanh hơn ra khỏi cột (nôm na là ra dứt khoát hơn, không dùng dằng nửa đi nửa ở giống như con người vậy đó. he he) Khuyết điểm là hay đưa đến hiện tượng chập mũi vì khi này Rt (retention time) của các mũi sẽ gần nhau hơn, và tốn nhiều khí để chạy mẫu. Lưu ý là tốc khi tăng tốc độ khí mang phải bảo đảm vẫn nằm trong khoảng cho phép của cột và máy. Với máy đời mới khi tăng tốc độ khí hoặc giảm tốc độ khí quá giới hạn cho phép, máy sẽ bíp báo hiệu hoặc tự stop.

  • Cách ba: Tăng nhiệt độ ban đầu bơm mẫu lên khoảng 60-80 oC. Dựa trên sắc ký đồ và chương trình nhiệt, bạn sẽ tính được nhiệt độ tương ứng mà chất cần quan tâm xuất hiện ở nhiệt độ nào. Từ đó tăng tốc độ gia nhiệt nhanh hơn cho gần đến nhiệt độ này và mẫu ra nhanh hơn rất nhiều, dẫn đến chiều rộng chân mũi giảm hẳn. Khuyết điểm: dễ đưa đến hiện tượng chập mũi. Và nếu gia nhiệt nhanh quá, baseline thường bị dâng lên cao và nhiều lúc peak bị nghiêng về một bên.

Có khi phải phối hợp cả ba cách mới cho kết quả tốt và thay đổi tùy theo từng loại mẫu. Vì ái lực của chúng đối với cột và độ bay hơi khác nhau.

Nếu bạn cảm thấy chất bạn muốn chạy là chất khó bay hơi thì tuyệt đối không nên bơm vào máy GC. Vì sau đó nó sẽ nằm ở trong injector (phải tháo ra để rửa) và cột (lâu dần sẽ gây ra hiện tượng tắc cột). HPLC hay LC/MS có sử dụng dung môi nên tránh được hiện tượng này. Nhưng nếu gặp chất quá khó bay hơi hay ion hóa nó cũng sẽ đóng trong buồng ion hóa của đầu dò MS. Khi đó ta phải sử dụng MALDI_TOF để lấy phổ MS.

Chúc may mắn!

Hì, chờ rồi cũng thấy trả lời. Mình cũng đã thử tăng tốc độ khí mang nhưng không ăn thua lắm, lại có vẻ không thấy hình dang peak đâu nữa. Là vì sao nhỉ? Chán quá! Mình sẽ thử làm theo chỉ dẫn của bạn. Sẵn sàng Đợi câu hỏi tiếp theo nhé!

Hộ mình với. Không hiểu sao văn chẳng thấy peak đâu. Bạn ơi khi đặt chế độ nhiệt độ của cột, của đầu dò,injecter… thì khoảng cách chênh lệch giữa chúng tốt nhất là bao nhiêu là tốt nhất? hộ mình với!

Bạn chạy mẫu gì vậy? Sau này công dụng chính của máy GC này là để chạy mẫu loại nào? Bạn nên thử chạy trên những mẫu đó thì tốt hơn.

Các dung môi thường ra khỏi cột từ rất sớm như mình đã trả lời trước đây và nếu muốn thấy dung môi thì nên làm gì. Mà thấy dung môi để làm gì trừ phi sau này bạn chuyên chạy về dung môi. Vì nếu chạy mẫu khác dung môi, thường sẽ “cut off” peak dung môi để phổ đẹp cũng như kéo dài tuổi thọ của detector nếu là mass spectrometry detector (MS detector).

Thường injector tùy máy sẽ chịu được nhiệt độ khác nhau. Thường set up khoảng 150-250 oC để bảo đảm hóa hơi được hết mẫu bơm vào. Nhiệt độ của đầu dò không ảnh hưởng lắm đối với kết quả phân tích và thường set up ở nhiệt độ độ tối đa.

Để tách mũi tốt và có mũi có dạng đối xứng chuẩn, cần nhất là chỉnh nhiệt độ của cột thông qua nhiệt độ của oven và tốc độ khí mang. Cái này phải thử nhiều lần mới biết điều kiện nào là tốt nhất cho từng loại mẫu. Nhiệt độ của cột thường bắt đầu từ 40-80 oC tùy mẫu. Nếu chạy mẫu khí có khi bắt đầu ở 25 oC. Nhiệt độ cuối là nhiệt độ cột vẫn chịu được (thường 200-280 oC, thông dụng nhất là 250 oC) và bảo đảm tống hết mẫu ra khỏi cột. Nhiệt độ khúc giữa là quan trọng nhất, bạn phải tập thay đổi xem ảnh hưởng của nó thế nào trên phổ thu được, mình không làm giúp điều này cho bạn được vì mình đâu có ngồi trên máy GC đó đâu!

Cần kiểm tra cẩn thận nhiệt độ chịu được của cột thủ tính (chiral column) nếu bạn sẽ sử dụng chiral column, nhiều cột chỉ chịu tối đa 150 oC và cũng có nhiều người đã vô tình phá hỏng cột chiral vì nung nóng đến 280 oC.

Khi set up các nhiệt độ injector, oven phải bảo đảm rằng mẫu của bạn không bị phân hủy ở nhiệt độ set up.

Bạn phải chạy rất nhiều lần mới có kinh nghiệm và thu đượ phổ đồ đẹp, cái này không gấp được đâu. Trước đây khi chạy mẫu tinh dầu, dầu thô, xăng… cho khách hàng nhiều khi phải mất 1-3 ngày. mình mới chạy được có một mẫu. Vì phải tách mũi ứng với hàng chục hợp chất ở trong đó.

Good Luck and Happy New Year!

Thanks bạn rất nhiều. Hai hôm nay mình cũng đã thử chay j suốt. Mình đang thử cái mẫu đơn giản là cồn và nước thôi mà chưa thấy peak, chắc tại mình cũng kém quá về mảng săc ký này. Nhờ có bạn mà mình hiểu được nhiều điều. Cột của mình sau này se phân tách chất cenllulose. Mình cũng chưa định hình được cụ thể là thế nào, nhưng pải thử sức với cái cột này đã để xem nó có phân biệt được cồn và nước không. Ah, mà chiral column la loai cột như thế nao nhỉ. Thanks và Happy new year!

Bạn đã có quy trình (protocol) để phân tích cellulose bằng gas chromatography chưa? Hay đã nghe ai nói dùng GC để phân tích mẫu cellulose chưa hay bạn tự nghĩ ra cách này? Mẫu celllose bạn sẽ phân tích có phân tử lượng khoảng bao nhiêu? có thể bay hơi trong máy GC được không?

Mình nhớ không chắc lắm nhưng cellulose rất khó bay hơi nên để phân tích bằng GC thường phải chuyển hóa thành dẫn xuất ether hay ester. Những dẫn xuất này dễ bay hơi hơn cellulose ban đầu nên mới có thể phân tích được bằng GC.

Nếu không chắc bạn nên tìm hiểu thêm hoặc gấp quá chỉ nên bơm một lượng mẫu cực kỳ nhỏ vào máy. Lỡ mẫu không bay hơi cũng không đến nỗi làm nghẹt injector hay cột sắc ký.

Mình nghĩ công việc của bạn chẳng dùng đến chiral column đâu (cột thủ tính) vì loại cột này dùng cho tổng hợp phi đối xứng.

Hì hì… Mình cũng chưa biết thế nào, chỉ biết là phải biết vận hành máy thui và chạy thử mẫu cồn nước này thui. Cám ơn bạn nhe! Mình đã làm theo như bạn bảo và đã trông thấy peak nhưng đường xuống và đỉnh của nó có vẻ không ổn lắm (mặc dù đường đi lên rất đẹp). Mình đã điều chỉnh một số thông số về thời gian, nhiệt đọ nhưng vẫn thế. Vậy trong trường hợp này nên làm gì hả bạn? Hộ mình với! Mình biết là công việc của mình không cần đến cột chiral nhưng vì mình đọc nhiều tài liệu tháy nói đến loại này nên muốn tìm hiểu thêm. Nếu có thời gian bạn giải thích cho mình biết với nhe! Thanks rất nhiều!

Ban Scooby- Doo ui, tai sao nhiệt độ của đoạn giữa lại rất quan trọng với sự xuất hiên peak, chỉ hộ mình với!

Bạn Scooby- Doo ui, tai sao nhiệt độ của đoạn giữa lại rất quan trọng với sự xuất hiện peak, chỉ hộ mình với! nếu trong trường hợp mình để nhiệt độ đầu và cuối của cột như nhau thì có ưu và nhược điểm gi không ah?

Chào Ngoc Trang va Scooby-Doo Thấy topic này chỉ có Ngoc Trang và Scooby-Doo độc diễn từ đầu tới giờ, và nghe Ngoc Trang kêu cứu thảm quá. Cấu hình Ngoc Trang đưa cột paked silica, đầu dò TCD (đầu dò dẫn nhiệt) là cấu hình chuyên dùng cho phân tích các chất khí như H2, CO2, NO2, H2S… Mặc dù về nguyên tắc đầu dò TCD cho tín hiệu với bất kỳ chất nào nhưng với điều kiện chất đó phải bay hơi và có độ dẫn nhiệt khác với khí mang. Ngoc Trang kiểm tra lại xem nhiệt độ dầu dò đã đủ làm cho etanol và nước bay hơi chưa (ít nhất phải trên 120oC) Chưa nói tới chuyện làm sao dùng hệ thống này phân tích celluloz được. Phân tích glucoz (đơn vị nhỏ nhất của celluloz) bằng sắc kí khí đã là cả một vấn đề vì chất này không bay hơi, người ta phải tạo các dẫn xuất acetyl hoặc trimetilsilyl mới phân tích được mà ở đây Ngoc Trang định phân tích celluloz… Chương trình nhiệt độ trong sắc kí khí đóng vai trò quan trọn nhất trong quá trình tách các chất ra khỏi nhau. Về lý thuyết thì chương trình nhiệt độ thay đổi chậm (tốc độ tăng nhiệt chậm < 10oC/phút) thì các chất sẽ ra chậm làm cho khả năng tách cao hơn. Tuy nhiên sắc ký là một lĩnh vực thực nghiệm, lý thuyết chỉ đúng được khoảng 80%, do đó thay đổi chương trình nhiệt thế nào là tùy thuộc vào mẫu phân tích. Vấn đề của Ngoc Trang (chạy hoài không ra pic) xem ra đã giải quyết được rồi mình không còn bình luận gì thêm.

Cám ơn Minh Truc rất nhiều! Chắc Scooby-Doo thấy mình hỏi ngán quá rồi! Mình đã miệt mài cả tuần nay và đã thấy được peak rùi. Hiện tại mình đang thay đổi một số điều kiện và mẫu để làm tiếp, hihi… và đúng như vậy, để phân tách được các mẫu của mình đúng là phải kiên nhẫn và cần nhiều thời gian. Từ một người không biết gì nhiều về GC, qua diễn đàn mình đã hiểu biết được rất nhiều kiến thức về GC. Và trong thời gian tới, nếu mình có rắc rối về GC, xin được sự giúp đỡ của các bạn! Chân thành cám ơn moi người!