sử dụng pipet trong PTN

Chào các bạn, Chúng ta cùng thảo luận về thao tác sử dụng pipet trong PTN nhé. Đây là 1 vấn đề rất quang trong đối với những người làm việc ở PTN. Một số vấn đề:(ở đây bàn đến pipet loai chính xác nhé)

  • 1 số ký hiệu trên pipet để phân biệt pipet loại A và loại B, sai số của pipet, ký hiệu của nhà sản xuất, trên mỗi loại pipet đều có 1 vạch màu khác nhau - ý nghĩa các vạch màu là gì
  • Giọt cuối của pipet. Đối với pipet 2 vạch thì ko có gì bàn cãi hết. Vấn đề là đối với pipet 1 vạch, khi nào phải thổi giọt cuối và khi nào ko thổi. Điều này rất quan trong, sẽ gây sai số trong thao tác. Hồi đi học mình được dạy trên pipet có ký hiệu “DC” hay “AC” gì đó mình k nhớ rõ thì thổi giọt cuối,thực tế hiện nay mình chẳng thấy cây pipet nao có ký hiệu chữ đó, trong catologue nà sản xuất cũng k nói gì. Mình mong nhận được sự góp ý thảo luận của các bạn.

Hi,

Chủ đề này được mở ra rất sát sườn với thực hành trong phòng thí nghiệm. Nó có thể thấy từ các PTN hóa ở trường phổ thông đến các viện nghiện cứu cấp cao.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết hết các chủng loại pipet. Nó rất đa dạng và mẫu mã thay đổi xoành xoạch. Để các bạn thành viên trong đây có thể đóng góp ý kiến tốt hơn và nhanh hơn trong vấn đề này, mình đề nghị bạn nên chụp hình và cho link vào đây một số hình liên quan làm minh họa cho các chủng loại pipet mà bạn đề cập tới.

Bạn có thể làm được chứ?

Thân,

Teppi

Mình vừa chụp được 1 số hình ảnh load lên để mấy bạn cùng thảo luận nè. lần đầu up hình ko bit có bị gì ko.

Các bạn tham khảo về cách sử dụng pipet trong file đính kèm. Mặc dù có hướng dẫn rõ ràng cách sử dụng pipet đúng cách, nhưng độ chính xác của thể tích lấy bằng pipet còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhất là hiểu biết và tay nghề của người sử dụng. Hy vọng các bạn đưa vào những thảo luận về kinh nghiệm của chính mình để độc giả học hỏi thêm. Thân ái

Cám ơn hình ảnh và những hướng dẫn trong bài của bạn nhưng hiện nay rất ít các loại pipet như bạn đã đề cập. Bài của bạn rất bổ ích với các bạn SV cũng như các bạn làm trong Phòng thí nghiệm. Các loại pipet mới hiện nay ko có ký hiệu “TD” “TC” như hồi mình cỏn học ở đại học. Mình được nghe nói lại những kinh nghiệm về sử dụng pipet mà có thổi giọt cuối cùng hay ko như sau:

  • Đối với việc định lượng mẫu thử và mẫu chuẩn đồng thời thì sử dụng cùng 1 loại pipet(1 vạch hoặc 2 vạch)
  • Khi sử dụng pipet 1 vạch cho 2 mẫu chuẩn thử đồng thời thì đồng thời thổi giọt cuối hoặc đồng thời không thổi giọt cuối ở 2 mẫu chuẩn, thử.

Đó là 1 số kinh nghiệm mà qua thực nghiệm mình thấy cũng hợp lý. rất mong sự thảo luận của các bạn trong diễn đàn.

Không nên thổi,. Mình được học và luôn làm theo như sau : Tới giọt cuối đọng lại trong pipett, ghiêng cốc hay bình, lọ và chấm đầu pipett vào thành, chấm hai lần hoặc 3 lần. Làm đều tay và cứ như vậy các bạn sẽ có được phép lấy mẫu đồng đều, sai số sẽ giảm. Mong được trao đổi thêm cùng các bạn.

Tiếp tục thảo luận:khi sử dụng pipet theo nguyên tắc

  • Dung dịch trong suốt nhìn mặt khum
  • Dung dịch mảu nhìn mặt ngang

Vậy dung dịch có màu và không màu được định nghĩa như thế nào?cho ví dụ Dung dịch có màu nhưng trong suốt có thể nhìn được mặt khum, có màu nhưng đục được phân vào dạng nào?các dạng cao lỏng thì lấy bằng pipet như thế nào?

mình không hiểu tại sao có màu và không có màu lại nhàn vạch khác nhau! Mình được học và vãn làm theo cách nhìn mặt khum vì còn tính tới sai sót giọt cuối!

mình không hiểu tại sao có màu và không có màu lại nhàn vạch khác nhau!

Ví dụ dug dịch 4% KMnO4 có mà nhìn thấy đường cong mình hậu tạ bạn liền;:24h_062: Mà dù có thấy đi nữa cũng là lờ mờ, không như vạch ngang chất lõng trên bu rét/pipet.

Thân ái! :24h_031:

:2: Đa số pipet đều có kí hiệu TD (to deliver - dùng để chuyển) hoặc TC (to contain - dùng để chứa). TD là loại pipet và ống nhỏ giọt mà mình thường dùng để lấy hóa chất. Người ta đã chia vạch chính xác rùi nên mình không phải thổi hoặc vắt. Còn TC chính là buret. Do được gắn cố định vào chân đế nên sau khi cho dung dịch vào, điều chỉnh thể tích xong, ta nên thổi giọt cuối cùng còn đọng lại ở mũi nhọn để khi chuẩn độ được chính xác hơn. Nếu khả năng ngoại ngữ khá, bạn vào webside này đọc sẽ dễ hiểu hơn. Wikipedia, the free encyclopedia :chocwe (

Bạn ơi biết rằng là như thế nhưng hiện nay pipet chẳng thấy cái nào có ký hiệu đó cả, hình như đó chỉ là lý thuyết hoặc sử dụng cho các loại pipet cũ chứ mới thì mình chưa tìm được tài liệu.pipet có ký hiệu TC là buret a?cái này mình mới nghe???

Theo tôi thì có thể hiểu về cách lấy các dung dịch có màu và không màu thế này: những dung dịch mà ta không thể nhìn xuyên qua, không thể thấy đuợc mặt lõm thì ta nên đọc mặt ngang. Như vậy các dung dịch đục, có màu quá đậm thì dĩ nhiên không thể thấy mặt lõm. Các dung dịch có màu nhạt thì có thể đọc mặt lõm. Chúng ta hiểu và tùy cơ ứng biến chứ không nên cứng nhắc và “danh từ” nhé! Thân ái

Đúng là không nên cứng nhắc, cần phải biết rõ nguyên lý vì sao nên đọc mặt lõm mà không đọc mặt ngang. Để biết thêm vụ này, cần xem lại phần lý thuyết về dính ướt và không dính ướt nữa. Với dung dịch không dinh ướt với thủy tinh, lúc đó không phải đọc vạch võng nữa mà phải đọc theo vạch vồng (tức mặt lồi). Quan trọng là giá trị đọc của mình sẽ gần sát với giá trị đúng của dụng cụ cần đo nhất. Trong trường hợp dung dịch đục hoặc màu quá tối thì đành phải chấp nhận khoảng sai số khi đọc theo vạch ngang thôi.

Mình đang thực tập ở PTN, PTN của trường mình ống hút chia vạch cho type 1, 2, 3 và loại blow out (thổi giọt cuối). Cuối buổi thầy cô bảo về nhà tìm hiểu phân biệt ống hút 1 vạch, 2 vạch sử dụng khác nhau thế nào? Bạn nào có thể giúp mình với, thank thanks ^^

cung cấp cho anh em một vài clip liên quan tới micro pipette

công cụ công nghệ cao cho sự chính sác cao .

mới cập nhập, loại có chữ bây giờ không sản xuất nữa thay vào đó các loại đều như nhau, chỉ cần để chảy hết là ok!

Cái này dễ mà tôi thấy sử dụng pipet bầu mới khó nhất là loại 5ml vì cái miệng pipet nhỏ bỏ bóp cao su vào khó ! nó chủ yếu để lấy hóa chất thôi còn khi chuẩn độ thì dùng buret rồi !@ bạn b.b.n nói sai rồi ! TC ‘‘contain’’ là loại dụng cụ mà thể tích dung dịch chứa trong nó (kể từ vạch định mức) đúng bằng thể tích được ghi trên dụng cụ.loại này thường để pha chế dung dịch . VD: bình định mức còn TD “to diliver” là loại dụng cụ mà thể tích dung dịch chứa trong nó (kể từ vạch định mức) ứng với phần dung dịch chảy ra, không kể giọt cuối cùng còn đọng ở đầu dưới dụng cụ. loại dụng cụ này thường để đong dung dịch rồi chuyển sang một dụng cụ khác VD : burret nhìn chung thao tác trên pipet không khó bạn làm nhiều rồi sẽ quen thôi ! Điều quan trọng nhớ là ngón trỏ là để bịt đầu pipet , đừng có bịt bằng ngón cái ! và rửa nó cũng khó nữa . nhan_0616

Sách giáo khoa trường mình ghi cách hút pipet bằng miệng. Nhưng thấy ghê quá, giáo viên không khuyến khích làm. Thời pipet mới phát minh ra ,người ta làm sao hút pipet , bằng miệng hay bằng bóp cao su? Đầu pipet rất hay bị mẻ, khi đó còn chính xác không ?

Pipet có rất nhiêu loại. bầu, vạch, pipet tự động… tùy thuộc vào yêu cầu mức độ chính xác mà sử dụng.

Với những thí nghiệm cần độ chính xác cao như pha dung dịch chuẩn thì sử dụng pipet bầu (là loại pipet có thể kiểm định được). Lấy thể tích nhỏ lẻ và không cần chính xác cao thì dùng pipet vạch. Pipet tự động có lợi là làm nhanh lẹ, nhưng nhược điểm là không được chính xác bằng pipet thủy tinh.

Thời xưa khi bóp cao su chưa thịnh hành thì mới hút miệng chứ giờ ai hút miệng nữa. Chỉ có một số trung tâm đào tạo làm vi sinh vẫn yêu cầu hút mẫu bằng miệng.

Với hóa chất thì chớ có dại khi mà có bóp cao su vì khi hút không tập trung mà hút vào miệng thì hơi mệt đó nhất là các dung dịch như acid.

Sách của trường bạn quá cũ kỹ và không cập nhật chăng. Thời mới phát minh có lẽ người ta hút bằng miệng nhưng theo thời gian vì an toàn cho người làm thí nghiệm mà xuất hiện các yêu cầu mới như áo blouse hay qur bóp cao su để hút hóa chất bằng pipet.